Cựu chủ tịch Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) trình bày trước Hạ viện Hoa Kỳ rằng Libra là chứng khoán.
Gary Gensler, Chủ tịch CFTC từ năm 2009 đến 2014 và từng giữ vai trò lãnh đạo tại Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết dự án tiền điện tử mới của Facebook trông giống như một phương tiện đầu tư và Libra thậm chí có thể giống với một số cấu trúc ngân hàng.
Là một thành viên của nhóm chuyên gia, Gensler sẽ trình bày trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện vào thứ 4 về những tác động có thể xảy ra của Libra. Ông sẽ tham gia cùng với chủ tịch của Nhóm lợi ích công cộng Robert Weissman, giáo sư ngành luật của Đại học Columbia, Katharina Pistor và giáo sư ngành luật của Đại học Georgetown, Chris Brummer.
Tại sao nói Libra là chứng khoán?
Trong bài nhận xét của Gensler, lý do tại sao phân loại Libra là chứng khoán cũng được đề cập đến.
Gensler chủ yếu bàn về cấu trúc Libra trong lập luận của mình. Bản thân Libra có ý định hoạt động như một loại stablecoin có giá trị dựa vào nhiều loại tiền tệ có chủ quyền và trái phiếu chính phủ. Các thành viên của Hiệp hội Libra, là hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát sự phát triển liên tục của tiền điện tử sau khi ra mắt, sẽ nhận được token đầu tư Libra – là token chứng khoán.
Theo tài liệu Facebook công bố về dự án vào tháng trước, tài sản thế chấp kiếm được từ các loại tiền tệ hỗ trợ Libra (gọi tắt là Dự trữ Libra) sẽ được chuyển đến những người nắm giữ token đầu tư.
Như vậy, bản thân Libra là chứng khoán. Gensler lập luận:
“Theo như đề xuất hiện tại, về cơ bản, Dự trữ Libra là một công cụ đầu tư góp vốn tối thiểu, do Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) điều chỉnh và Hiệp hội Libra đăng ký làm cố vấn đầu tư.”
‘Công cụ đầu tư góp vốn’
Theo Gensler, Libra là chứng khoán vì những lý do token đầu tư của Libra là chứng khoán.
Có thể nổ ra những cuộc tranh luận về việc Libra có đủ điều kiện chứng khoán theo Đạo luật Công ty Đầu tư năm 1940, Thử nghiệm Howey hay “Reves Family Resemblance Test,”” hay không, nhưng sẽ không có ai nghiêm túc xem xét phân tích này. Ông giải thích:
“Rõ ràng [token đầu tư của Libra] là chứng khoán vì nó sẽ nhận được lợi nhuận ròng dựa trên lãi suất của Dự trữ Libra.”
Theo quan điểm của Gensler, token Libra thực tế là “một phần của công cụ đầu tư góp vốn, do đó phải đối mặt với rủi ro thị trường tương tự như token đầu tư”.
Theo báo cáo của Wall Street Journal, SEC đã xem xét liệu Libra có thể được coi là chứng khoán hay không. Do đó, crypo của Facebook sẽ rơi vào ‘tầm ngắm’ của tổ chức này.
“Ngoài ra, việc bảo vệ nhà đầu tư sẽ rất quan trọng đối với token Libra vì nó dành cho các nhà đầu tư vào các quỹ trái phiếu quốc tế hoặc trong các quỹ ETF hàng hóa như vàng, bạc hoặc dầu ETF. Tôi cũng tin rằng mỗi Đại lý ủy quyền của token Libra phải là một đại lý môi giới đã đăng ký”, Genslert cho biết thêm.
Ông mô tả những hodler Libra là “nhà đầu tư hạng 2” trong Dự trữ Libra.
Ngân hàng cũng vậy?
Bỏ qua các vấn đề về chứng khoán, các khía cạnh khác xoay quanh việc thiết lập Libra cũng có thể được điều chỉnh bởi các quy định của ngân hàng.
Dự trữ Libra đang đề xuất một giải pháp hiệu quả là “một hình thức tiền riêng tư” có thể được sử dụng để thanh toán, lưu trữ giá trị, “cho ngân hàng (như tiền gửi) và chính phủ (như chứng khoán nợ) vay”.
Các công dụng này tương tự như các dịch vụ do ngân hàng cung cấp.
“Vì vậy, có một số cơ sở để coi Dự trữ Libra là một ngân hàng hoặc áp dụng quy định giống như ngân hàng cho nó. Tối thiểu nên có những hạn chế đối với các khoản đầu tư và cấm Dự trữ Libra cho vay hoặc hoạt động như một ngân hàng phân đoạn”, Gensler nói.
(Lưu ý, trước đây từng có một công ty phát hành stablecoin hoạt động như một ngân hàng phân đoạn: Tether)
- Bộ trưởng Ngân khố Vương quốc Anh: Sẵn sàng tham gia với Libra ‘biến đổi tiềm năng’
- Libra là “đồng tiền điện tử ra mắt tệ nhất thế giới”
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin | Cointelegraph