Muốn sở hữu thứ gì đó mà giá trị tăng 13 lần trong năm ngoái là một điều vô cùng hoàn hảo, nhưng liệu có phải một phần giá trị của Bitcoin đem lại địa vị xã hội cho một ai đó?
Một nghiên cứu do Bernstein Research tiến hành gần đây đã chỉ ra điều đó. Các nhà phân tích đồng ý rằng nguồn cung hạn chế đóng một vai trò lớn trong sự gia tăng giá, nhưng vị thế xã hội đi kèm với việc sở hữu Bitcoin cũng có thể khiến các nhà đầu tư tham gia vào chiến dịch quảng cáo rầm rộ:
“Bitcoins không cung cấp cho các nhà đầu tư dòng tiền hoặc các lợi ích khác, nhưng cung cấp Bitcoins tối đa là cố định và do đó giá cả bị thúc đẩy bởi sự đầu cơ về nhu cầu tiềm tàng đối với Bitcoin”.
Giống như rượu cao cấp, xe ô tô ưa thích và thương hiệu thời trang, Bitcoin hoạt động giống như một sản phẩm của Veblen. Giá cao hơn đối với một số mặt hàng nhất định có thể là do sự củng cố vị thế xã hội gắn liền với sản phẩm, cái mà Bernstein gọi là “Snob value” (tạm dịch: sự hấp dẫn thời thượng). Phân tích cho biết thêm:
“Vào giữa năm 2017, chúng tôi đã tiến hành điều tra với 1.070 người tiêu dùng hàng hóa cao cấp tại Trung Quốc cho thấy Veblen Demand là động lực quan trọng thứ ba trong việc lựa chọn thương hiệu trong thương hiệu”.
Bitcoin được coi là rất khó hiểu đối với những người không phải là “hiểu biết”. Do đó, việc sở hữu Bitcoin ngay lập tức mang lại “snob value”, hàm ý trí thông minh hoặc hiểu biết sâu sắc hơn.
Bernstein đã so sánh Bitcoin với E.Jiao – dược liệu cổ truyền Trung Quốc có nguồn gốc từ da lừa. Năm 2016, Trung Quốc sản xuất 5.000 tấn E.Jiao, đòi hỏi 2,5 triệu da lừa. Điều này đã dẫn đến sự khan hiếm da lừa và tạo cơ hội cho đồ giả giá rẻ đến với thị trường.
Nhà sản xuất hàng đầu của sản phẩm gốc ban đầu là Dong E-E.Jiao đã có thể tăng giá sản phẩm của mình lên 18 lần trong thập kỷ qua vì chất lượng Veblen đã trở nên gắn bó với nó nhờ vào sự khan hiếm.
Mặc dù không nhất định là lợi ích, nhưng vào đầu những năm 90, với sự bùng nổ của dot-com, có một vị thế xã hội nhất định đi kèm với việc tham gia vào một công ty công nghệ. Mọi người đã bị cuốn vào sự cường điệu không hoàn chỉnh bởi vì họ muốn trở thành một phần của tầng lớp ưu tú hàng đầu đang tạo ra làn sóng công nghệ.
Nhận thấy rằng các công ty mà chỉ cần thêm Blockchain vào tên của họ thì sẽ nhận được làn sóng chú ý vô hạn mà không thể lý giải được. Một lần nữa, điều này có thể được so sánh với địa vị xã hội đi kèm là một phần của công ty đó là trong lĩnh vực Cryptocurrency.
Chú thích: Hàng hóa Veblen là những hàng hóa mà lượng cầu về chúng tăng lên khi giá của chúng tăng và lượng cầu về chúng sẽ giảm nếu giá của chúng giảm. Đối với hàng hóa thông thường, thì lượng cầu sẽ giảm nếu giá hàng tăng. Veblen là đặt theo tên của nhà kinh tế Thorstein Veblen (1857-1929), người đã nêu ra thuyết tiêu dùng phô trương. Những hàng hóa thường được liệt vào nhóm hàng hóa Veblen là xe ô tô sang trọng, đồ trang sức đắt tiền, tác phẩm nghệ thuật của các tác giả nổi tiếng, rượu vang đắt tiền, v.v… Những người có hành vi tiêu dùng phô trương sẽ xem giá hàng là một tín hiệu của địa vị và động cơ tìm kiếm địa vị của họ khiến họ thích những mặt hàng đắt tiền. Mặt hàng càng đắt tiền thì mức độ thích thú của họ đối với mặt hàng càng lớn, thỏa dụng mà tiêu dùng mặt hàng đem lại càng lớn, và vì thế lượng cầu đối với mặt hàng càng cao.
Sn_Nour
Tạp chí Bitcoin