Đức, đầu tàu kinh tế của Châu Âu đang bước vào giai đoạn cực kì khó khăn. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến “Lục địa già” mà nay đã lan đến cả thế giới. Các nhà chức trách vẫn đang nổ lực soạn thảo một loạt lệnh cấm, đặt biệt nhắm đến lĩnh vực tiền điện tử. Việc suy thoái tài chính và kinh tế của Đức chắc chắn sẽ xảy ra và ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới, chỉ là sớm hoặc muộn.
Ngành công nghiệp sụt giảm nghiêm trọng
Các cường quốc công nghiệp của Eurozone và khối liên minh EU đang chứng kiến sự tuột dốc đáng kể trong hoạt động sản xuất. Tuy tăng trưởng vào tháng 1 là 2,7% so với cùng kì và 1,8% vào tháng 4 so với tháng trước. Vào tháng 5, tỷ lệ đơn hàng giảm 2,2% so với tháng trước cùng với mức đăng kí hằng năm giảm 8.8%, lớn nhất trong thập kỷ này. Đức cũng chứng kiến sự ảm đảm trong thị trường bia hơi khi doanh số bán ra trong 6 tháng đầu năm giảm 2,7%, theo Destatics, Văn phòng Thống kê Liên Bang.
Những cuộc thương chiến, kèm theo bất ổn chính trị trong khu vực đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nước Đức, nơi phụ thuộc phần nhiều vào việc xuất khẩu. Được biết, Đức là nước xuất khẩu hàng hóa hàng đầu Châu Âu, đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu (sau Mỹ và Trung Quốc). Chúng chiếm 50% sản lượng kinh tế hàng năm của đất nước này.
Có rất nhiều yếu tố tác động không tốt đến việc xuất khẩu, chẳng hạn như số lượng đăng ký hằng năm giảm 0,5%, nhu cầu của tiêu dùng Trung Quốc giảm sút do tăng trưởng chậm. Thuế quan Mỹ về mặt hàng nhôm thép cũng đang được quan tâm và chính quyền của Trump đang xem xét có nên áp thuế với mặt hàng xe hơi của Châu Âu hay không.
Phát biểu tại Bundestag vào tháng trước, thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo về hậu quả tiềm ẩn về cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bà nhấn mạnh rằng việc áp thuế đối với mặt hàng xe hơi sẽ nghiệm trọng hơn rất nhiều so với thép. Ngành công nghiệp 4 bánh sẽ chịu hậu quả kinh tế nặng nề. Và sắp tới là thương thảo về Brexit phải đối diện.
Phiên làm việc ngắn đã trở lại
Trước khó khăn đó, ngày càng nhiều công ty Đức giới thiệu lại loại chương trình làm việc ngắn hạn, nhằm phù hợp với tình cảnh của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và lao động của đất nước này, như đã đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính trước đó. Theo cuộc khảo sát được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Kinh tế Ifo có trụ sở tại Đức, khoảng 8,5% các công ty trong lĩnh vực sản xuất sẽ áp dụng hình thức làm việc ngắn hạn trong vòng 3 tháng tới.
Đây là tỷ lệ cao nhất tính từ năm 2013 cho đến nay, theo Deutsche Welle báo cáo, khi tỷ lệ năm trước ở các công ty áp dụng phiên làm việc ngắn hạn cho nhân viên chỉ là 2,6%. Đức hiện vẫn đang là đất nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong khu vực, chỉ chiếm 3,4% với đối tượng công dân từ 15 đến 74 tuổi vào năm ngoái. Trong khi đó, tỷ lệ trung bình ở các nước sử dụng đồng Euro lại ở mức 7,9% vào tháng 12 năm ngoái. Việc phân giờ làm ngắn hạn sẽ giúp giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp hết mức có thể.
Xu hướng có phần tiêu cực này buộc các ngân hàng trung ương quốc gia phải điều chỉnh lại dự báo kinh tế, khiến triển vọng toàn cầu hóa bị ảnh hưởng mạnh bởi tranh chấp kinh tế của các công ty lớn. Ngân hàng Bundebank cho rằng sự tăng trưởng của Đức sẽ vào khoảng 0,6%, thay vì 1,6% so với dự báo trước đó.
Tài chính châu Âu ảm đảm
EU nói chung và khu vực Eurozone nói riêng có sự đa dạng về nền kinh tế của các quốc gia. Một số quốc gia ở sườn Nam Châu Âu vẫn đang có tỷ lệ đăng ký thất nghiệp lên đến hai chữ số, chẳng hạn như Hy Lạp là 18%. Tây Ban Nha cho thấy sự vùng dậy về kinh tếm thì Ý lại đang ở thái cực khác. Họ chưa bao giờ thoát khỏi vũng bùn kinh tế từ sau sự kiện suy thoái năm 2008.
Vào tháng 5, một cố vấn cấp cao của chính phủ Đức chia sẽ với BBC, ông lo ngại rằng tình trạng suy thoái kinh tế có thể xảy ra một lần nữa. Tiến sĩ Lars Feld, thuộc hội đồng chuyên gia kinh tế Đức, đề cập đến nước Ý. Ông cho rằng đất nước có nền kinh tế đứng thứ 3 trong khu vực đang đối phó với cuộc khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng. Điều này kéo theo việc ảnh hưởng đến đồng Euro và nợ chính phủ, đã đạt đến mức cao kỷ lục 132,2% GDP vào năm 2018.
Trong viễn cảnh Ý suy thoái, đứng thứ 8 về bình quân GDP, sẽ không tồi tề bằng sự chững loại của kinh tế nước Đức. Nếu xảy ra, nền kinh tế của thế giới sẽ khủng hoảng. Tiến sĩ Feld là người đầu tiên đưa ra cảnh báo về sự chậm tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu, nhưng có lẽ các nhà chức trách ở Berlin vẫn đang phủ nhận vấn đề này.
Bộ trưởng Tài chính Đức: “Chúng ta không rơi vào khủng hoảng”
Trong một cuộc phỏng vấn mới nhất với Bloomberg, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz đã trấn an những hoài nghi về suy thoái kinh tế ở đất nước này và tiết lộ rằng sẽ không có động thái thức đẩy tăng trường nào trong tương lại. Ông lạc quan cho rằng các sự kiện như thương chiến hay Brexit ngược lại sẽ làm phục hồi nền kinh tế thế giới vào năm 2020. Schloz cũng nhấn mạnh rằng chúng sẽ dẫn đến lạm phát hơn là tăng trưởng. Ông cho biết:
“Chúng ta không cần phải hành động như thể suy thoái kinh tế sắp diễn ra, vì nó thực sự không tồn tại.”
Bình luận này được đưa ra khi ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) đưa ra ý định hỗ trợ tiền tệ cho nền kinh tế Eurozone vào những tháng tiếp theo. Phát biểu với truyền thông tại Frankfurt, chủ tịch ECB Mario Draghi cho rằng việc sản xuất tại Đức và các nước Châu Âu cần chính phủ phải “móc hầu bao” nhiều hơn.
Vào tháng 6, mức lãi suất cực thấp của ngân hàng Trung Ương sẽ được duy trì cho đến giữa năm 2020, kéo dài hơn 6 tháng so với dự kiến. Ban quản lý của ECB cũng đang dự định hạ mức lãi suất đối với các nước có nền kinh tế bất ổn. Trong khu vực Eurozone, việc hạ lãi đã diễn ra trong 7 năm vừa qua và chạm mốc 0% trong năm 2016. Động thái nới lỏng này có thể dẫn đến vấn đề in thêm tiền.
Chính sách trên có thể sẽ không nhận được sự đồng thuận từ Chính phủ do bà Angela Merkel dẫn đầu. Người đại diện bà, ông Olaf Scholz khẳng định việc cắt giảm thuế đang làm tốt vai trò của mình, vấn đề chi tiêu cho hạ tầng vẫn đang ổn định và ý tưởng trên không phải là một bước đi khôn ngoan. Về cơ bản, Frankfurt muốn thức đẩy tăng trưởng bằng QE và lãi suất âm, trong khi Berlin lại muốn mọi thứ đi theo hướng ngược lại.
Không có khả năng sụp đổ
Vấn đề duy nhất mà chính quyền Đức có thể đang lo sợ hiện nay, đó là tình trạng lạm phát. Là một nhà sản xuất hàng đầu với chất lượng tuyệt vời, việc lạm phát sẽ khiến đồng Euro bị mất giá. Ở chiều ngược lại, các nước như Ý lại mong muốn lạm phát diễn ra để cạnh tranh về giá xuất khẩu với Đức.
Berlin và các nước Châu Âu đang rơi vào tình cảnh éo le. Eurozone vốn được hình thành để tạo lợi thế lớn nhất cho nền kinh tế của mình. Nhưng điều này lại dẫn đến việc họ dùng dòng tiền ở Đức để các nước yếu thế trong khối duy trì được nền kinh tế của mình. Và tình cảnh này còn có thể giúp các nước trên xóa đi món nợ gốc, chẳng hạn như Hy Lạp.
Đức đang đóng vai trò chủ nợ, một nhà cung cấp và tiêu dùng khó có thể lật đổ. Nếu Đức suy thoái, chắc chắn sẽ kéo theo cả thế giới đổ sụp. Do vậy, Châu Âu vẫn đang hỗ trợ cho đất nước này bằng việc hạ lãi suất thấp và subzero. Các nhà đầu tư cũng có động thái tích cực trả và cho vay với Đức, nhận xét biên tập viên của Wellt Holger Zschaepitz trong tweet gần đây. Phía Berlin đã chỉ trả phần nợ 10 năm 2,345 tỷ Euro với lãi suất -0,41%.
Totally absurd: Investors are paying #Germany more and more to lend the country money. Berlin sold €2.345bn of 10y debt at fresh record low yield of -0.41% vs -0.26% at Jul auction. Bid-to-cover rose to 2 from 1.2 at July 10 auction. pic.twitter.com/PHF2tiU5f0
— Holger Zschaepitz (@Schuldensuehner) July 31, 2019
Sự trấn an của chính Bộ trưởng Tài chính dường như vẫn khó ngăn được những xác thực về khủng hoảng kinh tế sắp diễn ra. Sự bất ổn của tài chính trong nước như rắc rối của tổ chức tài chính hàng đầu Deutsche Bank là một ví dụ. Ngoài ra, nổ lực đa dạng hóa tiền tệ qua việc các ngân hàng trung ương mua lại số lượng vàng có giá trị 15,7 tỷ đô la cũng là bằng chứng nghi ngờ.
“Liên minh Tiền tệ Châu Âu thật sự rất rối ren,”cố vấn về chiến lược tài chính, Marc Friedrich trả lời trang news.Bitcoin.com.
“Miền Nam đang phải chịu áp lực nặng nề và khó giải quyết với đồng tiền Euro”.
Friedrich cho biết cuộc suy thoái đang chuẩn bị diễn ra và một hệ thống tiền tệ mới, có thể là dòng tiền kỹ thuật số, ra đời.
Tuy nhiên, phía chính quyền Đức lại siết chặt hàng rào với ngành doanh nghiệp tiền điện tử tại Bundesrepublik. Các công ty trao đổi, cung cấp dịch vụ thanh toán hay giám sát phải xin giấy phép đặt biệt từ Cơ quan Giám sát Tài chính Liên Bang, Bafin. Hành động này là bắt buột vào cuối năm nay dựa trên bộ luật quy định chống rửa tiền (AML) mới dựa trên Chỉ thị lần thứ 5 tại EU, được chuyển giao cho đức vào tháng 2/2020 sắp tới.
Theo thông tin được chia sẽ trên các diễn đàn điện tử, các quy định mới này phần nào ảnh hưởng đến việc quản lý dòng tiền ảo. Chẳng hạn, Đức không còn là quốc gia được hỗ trợ bởi Bitpay, bộ xử lý thanh toán hàng đầu cho phép doanh nghiệp ngoài ngành chấp nhận chuyển đổi tiền sang fiat.
- Bộ trưởng Tài Chính Đức: Không cho phép Lirba của Facebook cạnh tranh với đồng Euro
- Theo chân Nga: Chính phủ Đức vạch ra chiến lược tiền điện tử giữa năm 2019
Đặng Nghiêm
Tạp chí Bitcoin | News.Bitcoin.com