Trang chủ Tạp chí Triều Tiên muốn có tiền điện tử quốc gia, cơn sốt CBDS...

Triều Tiên muốn có tiền điện tử quốc gia, cơn sốt CBDS lan rộng khắp châu Á

Có vẻ như xu hướng tạo ra tiền điện tử quốc gia đang ‘hot’ ở châu Á. Theo sau Trung Quốc, chính quyền Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng phát hành tiền kỹ thuật số và thậm chí chỉ ra sự sẵn có của tất cả các nguồn lực cần thiết – cả về kỹ thuật và con người – để thực hiện nhiệm vụ này.

Chính phủ quốc gia cô lập nhất thế giới sẽ tiến xa hơn các nước láng giềng ở châu Á hay đây chỉ là một nỗ lực khác để khiến Hoa Kỳ sợ hãi? Trong số các lý do để phát hành đồng coin kỹ thuật số của Triều Tiên, chuyên gia chỉ ra ý đồ tránh né luật pháp phương Tây về rửa tiền, đầu cơ và thậm chí là sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Tất cả vì tiền điện tử?

Đại biểu đặc biệt Alejandro Cao de Benos của Ủy ban Quan hệ Văn hóa với nước ngoài tại Dân chủ Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên (DBRK) cho biết trong những năm gần đây Triều Tiên đã trở nên rất quan tâm đến việc tạo ra tiền điện tử của riêng mình và có đủ năng lực để thực hiện kế hoạch này.

Theo Cao de Benos, các chuyên gia tại Triều Tiên hiện đang nghiên cứu các loại tài sản kỹ thuật số khác nhau để xác định giá trị của tiền điện tử tương lai nên được gắn với loại tài sản nào. Ông cũng nói rằng không có kế hoạch chốt bằng đồng won của Triều Tiên và có lẽ sẽ “giống như Bitcoin hoặc các loại tiền điện tử khác”.

Nhưng đó không phải là tất cả. Vào ngày 10/9, Cao de Benos đã tweet rằng chính quyền Triều Tiên đã cho phép công dân sở hữu tiền điện tử và các nhà phát triển địa phương “đang thiết kế ví tiền điện tử và các ứng dụng liên quan khác ngay bây giờ”.

Ngoài ra, các quốc gia khác đã giúp Triều Tiên về mảng kỹ thuật của sáng kiến ​​này. Cụ thể, Cao de Benos đề cập đến một số công ty nước ngoài đã ký hợp đồng với chính quyền DPRK để phát triển hệ thống blockchain cho các lĩnh vực giáo dục, y tế và tài chính.

Mặc dù ông không cung cấp bất kỳ cái tên nào nhưng Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) đã chỉ ra công ty IT Joseon Expo 1 năm trước đó. Công ty bị cáo buộc đã tạo ra một nền tảng để giao dịch tiền điện tử giữa các bên quan tâm theo lệnh của chính quyền Triều Tiên.

Bất chấp những tuyên bố chính thức táo bạo của Cao de Benos, DPRK cho đến nay vẫn từ chối công nhận hoặc bác bỏ thông tin về ý định của chính quyền nước này để phát hành tiền điện tử quốc gia.

Tại sao Triều Tiên cần tiền điện tử của riêng mình?

Theo nhà phân tích nghiên cứu Kayla Izenman tại Trung tâm tội phạm tài chính và an ninh, quốc gia này có kinh nghiệm và nguồn lực cần thiết để khởi động tiền điện tử của riêng mình. Đối với các lý do đằng sau sáng kiến này, các chuyên gia có xu hướng đưa ra các giả thuyết tiêu cực – từ tránh né các lệnh trừng phạt quốc tế và rửa tiền đến đầu cơ và tài trợ cho vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Tránh né các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ?

Theo nhiều cơ quan truyền thông và bản thân Cao de Benos, Triều Tiên cần tài sản kỹ thuật số để tránh các lệnh trừng phạt quốc tế. Với tiền điện tử của riêng mình, DPRK sẽ không bị phụ thuộc vào hệ thống tài chính quốc tế. Trong một cuộc phỏng vấn, Cao de Benos đã lưu ý 2 lợi thế khác của tiền điện tử – tốc độ giao dịch và sự thuận tiện – như là một lập luận bổ sung có lợi cho sáng kiến này.

Các nhà phân tích tin rằng đối với Bình Nhưỡng, tiền kỹ thuật số là cách mới để lách lệnh trừng phạt vì “khó theo dõi hơn, có thể được rửa nhiều lần và không phụ thuộc vào quy định của chính phủ”. Điều này có nghĩa là DPRK có cơ hội giao dịch với nhiều quốc gia trên thế giới.

Phó chủ tịch Sean King của công ty tư vấn Park Strategies ở New York đã chỉ ra bản chất của các loại tiền điện tử bị trừng phạt, trong khi nhà nghiên cứu Steven Kim tại Viện Hòa bình Jeju ở Hàn Quốc cho biết:

“Tiền điện tử là hình thức tiền lý tưởng cho Triều Tiên vì nó có thể được chuyển nhanh chóng và ẩn danh qua biên giới. Đồng thời, nó có thể được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến hoặc chuyển đổi thành tiền mặt”.

Trong khi trốn tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ là nguyên nhân chính đằng sau sáng kiến ​​về tiền điện tử của Triều Tiên, người sáng lập Jason Tucker-Feltham của công ty blockchain chứng khoán London Crypto Services cho rằng các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ “đã khiến nước này theo đuổi các phương tiện chuyển giá trị khác”, đây có thể không phải là lợi ích duy nhất của các tài sản kỹ thuật số được Triều Tiên chú ý. Anh tiếp tục:

“Các nền kinh tế và các ngân hàng trung ương không chịu điều chỉnh bởi biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ (ví dụ IMF) đã bày tỏ sự quan tâm đến việc phát triển tài sản tiền điện tử của riêng họ, có nghĩa là lợi ích trong việc sử dụng DLT vượt xa các cơ chế thanh toán truyền thống”.

Hơn nữa, như nhiều nhà phân tích tuyên bố, Triều Tiên có thể được các quốc gia đang khai thác tài sản kỹ thuật số như Iran, Nga hoặc Venezuela hỗ trợ để vượt qua lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Tiền điện tử cho phép độc lập, điều này khiến cơ quan quản lý tài chính của Hoa Kỳ gần như không thể theo dõi hoặc kiểm soát các hình thức tiền như vậy. Do đó, có thể giao dịch tiền điện tử trên các sàn giao dịch không bị kiểm soát mà người dùng không cần phải đảm bảo các thủ tục chống rửa tiền (AML). Điều này giúp hacker dễ dàng trao đổi tự do và ẩn danh tài sản kỹ thuật số của họ.

trieu-tien-muon-co-tien-dien-tu-quoc-gia-con-sot-cbds-lan-rong-o-chau-a

Hơn nữa, chính quyền Mỹ đã dồn Triều Tiên vào thế phải sử dụng tiền điện tử. Theo đề xuất của phóng viên điều tra Jose Pagliery của CNN, “Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế đã ngăn họ sử dụng ngân hàng vì họ từng đột nhập vào hệ thống SWIFT trong ngân hàng”.

Một số chuyên gia khẳng định hacker của Triều Tiên bị cáo buộc đã sử dụng tiền điện tử ít minh bạch hơn Bitcoin để bỏ qua các lệnh trừng phạt. Izenman nêu đích danh Monero và ZCash:

“Các loại coin riêng tư như Monero hoặc Zcash không có tính minh bạch như Bitcoin có thể được sử dụng và giao dịch. Và họ không cần phải đi qua hệ thống tiền fiat, không cần đến đồng đô la Mỹ và không cần dựa vào một ngân hàng nào cả”.

Đầu cơ

Là một quốc gia có GDP khá thấp (28 tỷ đô la so với 1.54 nghìn tỷ đô la của Hàn Quốc), Triều Tiên từ lâu đã tìm kiếm và áp dụng nhiều cách khác nhau để huy động vốn nước ngoài. Và tiền điện tử cũng không ngoại lệ.

Chúng ta đều biết DPRK sử dụng một số phương pháp để có được coin kỹ thuật số, chẳng hạn như farm khai thác, masternode, cryptojacking và tham gia vào các dự án mới đầy triển vọng. Cụ thể, Triều Tiên bắt đầu khai thác Bitcoin vào tháng 5/2017, trùng khớp với sự gia tăng của Bitcoin. Nhà nghiên cứu Steven Kim tại Viện Hòa bình Jeju ở Hàn Quốc nói: “Nếu có cách khai thác tiền điện tử để kiếm lợi nhuận, DPRK sẽ tìm ra và nỗ lực hết sức để làm như vậy”.

Nhiều nhà phân tích lưu ý thanh khoản tiền điện tử là một yếu tố quyết định mối quan tâm của Triều Tiên trong việc tích lũy và tạo ra các tài sản kỹ thuật số, bao gồm cả Richard Quest của CNN:

“Cũng có lý do để họ hack cơ sở khai thác và đánh cắp Bitcoin vì giá đã tăng vọt. […] Điều này khá thanh khoản. Họ có thể bán những Bitcoin đó ra thị trường và đổi lấy đô la Mỹ”.

Gần đây, các chuyên gia tội phạm tài chính và AML như Lourdes Miranda và Ross Delston đã giải thích chi tiết về cách DPRK có thể sử dụng tiền điện tử để rửa tiền, tuy nhiên, sau đó đã gỡ khỏi trang web. Để trả lời cho câu hỏi liệu Triều Tiên có thể tạo ra blockchain của riêng mình để thao túng các giao dịch tiền điện tử trong nước hay không, cả hai đều trả lời là có.

Tài chính vũ khí hạt nhân?

Triều Tiên bắt đầu tìm cách tài trợ cho các chương trình quân sự từ những năm 1970, khi đất nước này đang trên bờ vực vỡ nợ. Do đó, một cấu trúc mới đã được thành lập, nhằm mục đích lấy ngoại tệ cho chính quyền DPRK. Theo một báo cáo được chuẩn bị vào năm 2007 cho Quốc hội Hoa Kỳ, các hoạt động như vậy đã giúp Triều Tiên huy động được 5 tỷ đô la.

Vào ngày 13/8, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã công bố một báo cáo mở rộng, theo đó, số tiền Triều Tiên đánh cắp lên tới 2 tỷ đô la. Các tác giả cho rằng chính phủ Kim Jong Un đã hack tài khoản của các ngân hàng và sàn giao dịch ở 17 quốc gia để tài trợ vũ khí cho các chương trình hủy diệt hàng loạt mặc dù quyền Triều Tiên phủ nhận mạnh mẽ. Đồng thời, các cuộc tấn công mạng đã được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Tổng cục Tình báo của đất nước.

Hoa Kỳ và Hàn Quốc tin rằng quân đội trực tuyến của DPRK bao gồm 20 đến 30 kẻ phá hoại mạng tinh nhuệ chuyên về tiền điện tử. Theo ước tính chung, tổng số chuyên gia mạng có thể thay đổi từ 1,800 đến 6,000 hacker.

Chính phủ Triều Tiên bác bỏ những cáo buộc này. Cao de Benos gọi những tuyên bố như vậy là “vô lý”. Ông nói thêm:

“DPRK đã là một cường quốc hạt nhân và chúng tôi có đủ khả năng để đảm bảo an toàn cho đất nước. Đây là lý do tại sao chúng tôi đang đàm phán với Hoa Kỳ”.

Trong khi đó, các phương tiện truyền thông địa phương nói rằng nước này không liên quan gì đến các cuộc tấn công vào các sàn giao dịch tiền điện tử và hơn nữa không hỗ trợ bất kỳ hacker nào. Cụ thể, một đại diện của Ủy ban điều phối quốc gia DPRK về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố cho biết:

“Những câu chuyện bịa đặt như vậy của các thế lực thù địch không gì khác hơn là một trò chơi khó chịu nhằm làm lu mờ hình ảnh Cộng hòa của chúng tôi và tìm ra sự biện minh cho các lệnh trừng phạt và áp lực chống lại CHDCND Triều Tiên”.

Rửa tiền?

Trong báo cáo của mình, Miranda và Delston nói rằng họ chắc chắn Triều Tiên đang phát triển tiền điện tử của riêng mình để rút tiền mặt:

“DPRK có thể tạo tiền điện tử của riêng họ hoặc sử dụng tiền điện tử đã được thiết lập như Bitcoin. Có tiền điện tử ‘chính chủ’ cũng sẽ tạo điều kiện để mở tài khoản trực tuyến dưới vỏ bọc của một quốc gia không đối nghịch bằng cách sử dụng giao tiếp ẩn danh để che giấu các địa điểm và việc sử dụng của người dùng trên internet”.

Theo các chuyên gia, phần khó nhất trong một quy trình như vậy là chuyển đổi tiền điện tử thành các quỹ tiền fiat truyền thống ẩn danh. Và hệ thống tiền điện tử của riêng Triều Tiên rất có thể sẽ giải quyết được vấn đề này. Cụ thể:

“Ví dụ, DPRK có thể mở ví trực tuyến bằng dịch vụ có trụ sở ở Nga, chuyển tiền điện tử của mình sang dịch vụ ví có trụ sở tại Bulgaria và sau đó chuyển lại vào dịch vụ ví có trụ sở ở Hy Lạp, tất cả thông qua giao tiếp ẩn danh và sử dụng blockchain của riêng họ”.

Trong một cuộc trò chuyện, Tucker-Feltham đã giải thích lý do tại sao Triều Tiên có thể sẽ xây dựng một blockchain riêng tư không tương tự như Bitcoin:

“Là một blockchain hoàn toàn công khai, mạng Bitcoin không phù hợp để tạo điều kiện cho hoạt động rửa tiền, vì khi xác định chủ sở hữu của một khóa công khai, tất cả các giao dịch liên quan sau đó có thể bị truy tìm. Hơn nữa, có một ngành công nghiệp đang nở rộ trong phân tích chuỗi để theo dõi hành vi trên các blockchain công khai. Những đặc điểm như vậy làm nền tảng cho blockchain Bitcoin có thể đã ảnh hưởng đến quyết định phát triển blockchain hoàn toàn mới khác. Triều Tiên đang phát triển một loại tài sản tiền điện tử với ý định không thể truy tìm được, đó lý do tại sao blockchain của họ sẽ không được công khai”.

Khi được yêu cầu bình luận về tin đồn này, Cao de Benos nói:

“Đối với rửa tiền, đó là một nhận định ngu ngốc khác. Chúng tôi không cần phải rửa bất cứ điều gì vì DPRK là quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới và chúng tôi không thể giao dịch, sử dụng hệ thống tài chính truyền thống”.

Họ làm gì tại các hội nghị blockchain?

Cùng với việc khai thác tích cực các loại tiền điện tử, chính quyền DPRK đang tiến hành các hội nghị và khóa đào tạo kín về blockchain. Cụ thể, vào năm 2017, Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng đã tổ chức khóa học về tiền điện tử cấp tốc dành cho sinh viên ưu tú, do nhà phát triển người Ý Federico Tenga giảng dạy. Bản thân Tenga từ chối bình luận về tin tức tiền điện tử của Triều Tiên, giải thích rằng trước đây ông đã gặp rắc rối sau khi liên lạc với các nhà báo của DPRK.

Vào tháng 4 năm nay, Triều Tiên đã tổ chức hội nghị quốc tế đầu tiên về công nghệ blockchain và tiền điện tử, quy tụ các chuyên gia nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới. Những người tham gia đã trả 3,300 Euro cho chương trình, trong đó bao gồm một tour du lịch đến khu phi quân sự phân chia Hàn Quốc và Triều Tiên. Tuy nhiên, không có nguồn tin độc lập nào có thể xác nhận mức độ thành công của hội nghị – vì không một ai ngoài cuộc có thể xâm nhập vào bên trong.

Bản thân ban tổ chức cho biết, hội nghị đầu tiên đã thành công đến mức họ quyết định tổ chức hội nghị thứ hai vào tháng 2/2020. Hội nghị dự kiến ​​kéo dài 8 ngày và có phạm vi rộng hơn sự kiện trước đó. Cao de Benos nhấn mạnh sự kiện này sẽ chứng kiến ​​một số lượng lớn các quan chức chính phủ Hàn Quốc:

“Hội nghị như một cơ hội gặp gỡ nhưng từ đó chúng tôi sẽ phát triển sự hợp tác và kinh doanh lâu dài với các chuyên gia và các công ty. Những người tham gia ở phía Hàn Quốc đều làm việc cho chính phủ trong các tổ chức quan trọng về tài chính, hậu cần, thương mại, …”

Trong khi đó, công dân Hàn Quốc, Nhật Bản và Israel không được phép tham gia hội nghị, trong khi cư dân Hoa Kỳ được chấp nhận. Những người muốn tham dự sẽ cần gửi CV, quét hộ chiếu và địa chỉ nhà, mặc dù không rõ tất cả những thứ này được gửi đến đâu, vì không có địa chỉ email hoặc trang web chính thức.

Các nhà phân tích độc lập và ẩn danh ở Hàn Quốc tin rằng mục tiêu chính của Hội nghị Blockchain và tiền điện tử của Triều Tiên là cho thế giới thấy họ sẽ phát triển và thúc đẩy tiền điện tử nếu Mỹ không bắt đầu tiến lên trong các cuộc đàm phán song phương.

Một số phương tiện truyền thông đã nói rằng rất có khả năng các chuyên gia Nga sẽ xuất hiện tại hội nghị, điều này sẽ xác thực việc DPRK nghiêm túc thực hiện các hoạt động tiền điện tử nói chung.

Vì vậy, tiền điện tử ‘chính chủ’ sẽ được phát hành?

Các chuyên gia độc lập cho rằng Triều Tiên có cả nguồn lực cần thiết và kinh nghiệm công nghệ để phát triển thành công một loại tiền điện tử nhà nước. Sáng lập Martin D. Weiss của Weiss Ratings cho biết trong một cuộc trò chuyện rằng mọi cơ hội đều có thể xảy ra:

“Câu hỏi đặt ra là liệu các quốc gia bất lợi hay bất hảo có thể sử dụng tiền kỹ thuật số do nhà nước hậu thuẫn để giúp thiết lập một hệ thống giao dịch quốc tế thay thế và làm suy yếu khả năng của phương Tây trong việc sử dụng các biện pháp trừng phạt chống lại họ? Câu trả lời là có, miễn là họ có thể xử lý khối lượng lớn”.

Weiss cũng lưu ý rằng trong tương lai, một số quốc gia có thể hợp nhất và tạo ra một hệ thống thanh toán duy nhất dựa trên tiền điện tử. Trong khi đó, đại diện của Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc đã bày tỏ quan điểm hoàn toàn khác trong báo cáo, đề cập đến sự thiếu hụt các chuyên gia chất lượng, máy tính và điện.

Ngoài ra, theo nhà quản lý quỹ cấp cao tại một ngân hàng đầu tư có trụ sở tại Hoa Kỳ và Seoul, mạng internet kín của DPRK có thể cản trở việc thực hiện kế hoạch của chính phủ, “bởi vì chỉ có quyền truy cập web hạn chế ở miền Bắc, Triều Tiên không thể thực hiện được lợi thế của tiền điện tử về các giao dịch không bị hạn chế và ẩn danh”.

Liệu một loại tiền điện tử quốc gia có giúp Triều Tiên thoát khỏi những rắc rối kinh tế hiện tại hay không vẫn còn là vấn đề. Xem xét kinh nghiệm của các quốc gia khác theo hướng này, chẳng hạn những nỗ lực của Venezuela để cứu nền kinh tế bằng tiền điện tử Petro thuộc sở hữu nhà nước không mang lại bất kỳ thành công rõ ràng nào.

Bình Nhưỡng cũng có thể phải thuyết phục các nước đối tác sử dụng tiền điện tử mới để phá vỡ các lệnh trừng phạt của phương Tây. Và điều này không dễ thực hiện khi các công ty trên thế giới sử dụng đồng đô la Mỹ. Theo chuyên gia tài chính và trừng phạt bất hợp pháp Annie Fixler tại tổ chức Foundation for Defense of Democracies có trụ sở tại Washington, D.C. cho biết:

“Giờ đây, việc sử dụng các biện pháp trừng phạt của Washington phụ thuộc vào vai trò của đồng đô la trong hệ thống tài chính toàn cầu. Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ có tác dụng thứ yếu đáng kể vì các ngân hàng ngoài Hoa Kỳ không thể chấp nhận rủi ro mất quyền truy cập vào các giao dịch bằng đồng đô la khi kinh doanh với những quốc gia bị trừng phạt”.

Minh Anh

    Tạp chí Bitcoin | Cointelegraph

MỚI CẬP NHẬT

[QC] Dogecoin, THORChain và Rebel Satoshi ($RECQ) – Những tài sản tiền điện tử...

  Sự phổ biến ngày càng tăng của Dogecoin (DOGE) có thể thúc đẩy sự phục hồi giá của nó. Sự chấp nhận của người dùng...

Pool Bitcoin khai thác 7 block liên tiếp, làm dấy lên lo ngại về...

Antpool, pool khai thác Bitcoin lớn thứ hai, đã khai thác 7 block liên tiếp vào ngày 17/5, làm dấy lên lo ngại về...
HongKong

Sau Bitcoin và Ethereum, ETF giao ngay của Altcoin này có thể được ra...

Chi nhánh tại Hồng Kông của OKX, OKLINK, đã thông báo rằng nhiều loại token Tier 1 (L1) như Solana có khả năng cao...
shib-di-ngang

Shiba Inu (SHIB) gặp khó khăn trong việc phục hồi, lý do là gì?

Shiba Inu (SHIB) đang gặp khó khăn trong việc tăng cao hơn mặc dù giá Bitcoin (BTC) đã quay trở lại mức $67.000 sau...
dogecoin doge

7 lý do Dogecoin (DOGE) có thể lật đổ XRP của Ripple vào năm...

Trong khi Ripple Labs có thể đang ở giai đoạn cuối cùng trong vụ kiện với Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa...

Phân tích đợt phục hồi của Polkadot (DOT): Điều chỉnh động lực tăng giá

Việc thâm nhập vào Ichimoku Cloud (đám mây Ichimoku) hàng ngày có thể cho thấy giá Polkadot (DOT) tiếp tục tăng lên mức 8...

Một công dân Úc thừa nhận quảng bá dịch vụ tiền điện tử BitConnect...

Một người đàn ông Úc đã nhận tội vì liên quan đến việc quảng bá dịch vụ cho vay tiền điện tử cho sàn...

Tin vắn Crypto 18/05: Nhà đầu tư tin tưởng vào đà tăng hiện tại...

Từ nhận định nhà đầu tư tin tưởng vào đợt tăng giá hiện tại của Bitcoin đến Genesis Global nhận được sự chấp thuận...
avax-tang

Giá Avalanche (AVAX) tăng 15% trong 3 ngày, điều gì tiếp theo?

Giá Avalanche (AVAX) dự kiến ​​sẽ tiếp tục được củng cố do altcoin này không có mức tăng trưởng đáng kể như mong đợi. Những...

Bitcoin đang trong chu kỳ tăng giá và đây là thời điểm kết thúc:...

Hiện tại, các chu kỳ giá của Bitcoin trong khoảng mười năm qua đã bị chi phối bởi các chu kỳ tăng và giảm...
bitcoin

Nhà phân tích Jason Pizzino: Chu kỳ bò Bitcoin chưa kết thúc theo bất...

Nhà phân tích và trader Jason Pizzino tin rằng Bitcoin đang chuẩn bị cho một động thái tăng giá lớn và trên đường đạt...

Mối tương quan giữa Bitcoin và cổ phiếu công nghệ ngày càng mật thiết

Bitcoin, tiền điện tử hàng đầu, đang giao dịch đồng bộ với cổ phiếu công nghệ một lần nữa, theo một báo cáo hôm...

Solana (SOL) có thể đạt 200 USD vào cuối tháng

Tiền điện tử lớn thứ 5 đang hưởng lợi từ nhiều yếu tố thúc đẩy, bao gồm hoạt động sôi động của các memecoin...

ChatGPT phân tích đồng tiền AI nào sẽ hoạt động tốt nhất vào năm...

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã tiếp tục phát triển nhanh chóng trong vài tháng qua. Đầu tháng này, OpenAI – một công ty...

Biden có thể suy nghĩ lại về quyền phủ quyết phiếu bầu SAB 121...

Vào ngày 16/05/2024, đa số các nhà lập pháp tại Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Đánh giá của Quốc hội...
Những memecoin tốt nhất có triển vọng vượt qua Shiba Inu

[QC] Những memecoin tốt nhất có triển vọng vượt qua Shiba Inu

  Shiba Inu (SHIB) đang thu hút được sự chú ý trong các giao dịch hàng ngày thông qua sự hỗ trợ của CoinGate trên...