Tin tức gần đây về sự sụp đổ của một thỏa thuận giữa OPEC và Nga để hỗ trợ giá dầu đã làm rung chuyển thị trường. Nhiều nhà quan sát thị trường tin rằng sự sụt giảm đột ngột sẽ buộc các ngân hàng trung ương trên thế giới phải in thêm tiền. Tất nhiên, vấn đề với in tiền là nó làm mất giá tất cả các loại tiền khác hiện đang lưu hành trong một nền kinh tế.
Các ngân hàng trung ương sẽ cố gắng in thêm tiền
Tạo ra tiền mới, cho dù đó là thông qua nới lỏng định lượng, khoản vay repo, hoặc bất kỳ chính sách ngân hàng trung ương gây tranh cãi nào khác, là một giải pháp cho sự sụt giảm mà mọi tổ chức tài chính trong lịch sử đã cố gắng. Ý tưởng là tiền được tạo ra có thể được đưa vào hoạt động trong một nền kinh tế và sẽ giữ cho các bánh xe của ngành công nghiệp quay đều, thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa.
Mặc dù việc tạo ra tiền thực sự có thể kích thích tăng trưởng nhiều hơn, nhưng vãn phải trả phí và chi phí đó do người sử dụng tiền tệ phải gánh chịu.
Những người thực sự sử dụng tiền tệ phải chịu đựng vì giá trị của tất cả các khoản tiết kiệm của họ ngay lập tức giảm xuống để phản ánh sự cân bằng mới giữa cung và cầu tiền tệ trong nền kinh tế.
Sau cuộc tàn sát trên thị trường ngày hôm qua, nhiều người tuyên bố rằng các ngân hàng trung ương sắp in thêm tiền:
FIAT money printing about to go into overdrive.
Bitcoin printing about to be halved.
Act accordingly. This is not rocket science. Outcome is inevitable.
— hodlonaut🌮⚡🔑 (@hodlonaut) March 9, 2020
Các ngân hàng in tiền để cố gắng thúc đẩy nền kinh tế không có gì mới. Vấn đề là kích thích kinh tế có thể nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát.
Việc cố gắng in vừa đủ để bôi trơn các bánh xe công nghiệp nhưng không đến nỗi khủng hoảng trở thành rủi ro. Tuy nhiên, có một số quốc gia đã bơm tiền quá mức dẫn đến siêu lạm phát điển hình như Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ và Zimbabwe.
Trước đây, công dân quốc gia chỉ khoanh tay đứng nhìn và hy vọng rằng các ngân hàng trung ương sẽ thành công kiểm soát tình hình. Nếu họ thất bại và làm giảm tiền tiết kiệm của mọi người, mọi thứ sẽ trở thành vô nghĩa.
Tuy nhiên, ngày nay, có một kiểm tra hiệu quả, đó là nhờ Bitcoin. Với mức vốn hóa thị trường tương đối nhỏ, Bitcoin vẫn còn quá biến động để đóng vai trò là một opt-out cho một số nền kinh tế ổn định hơn trên hành tinh. Tuy nhiên, sự khan hiếm của Bitcoin ngày càng phù hợp hơn, sự suy giảm kinh tế càng nghiêm trọng.
Fed bơm thêm $168B fiat vào nền kinh tế
Các thị trường truyền thống đã phải đối mặt với hành động giảm giá đáng kể trong thời gian gần đây khi nỗi lo về coronavirus và các cuộc chiến giá cả xung quanh dầu thô tiếp tục hoành hành.
Sau nhiều ngày thị trường lao dốc, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Fed đã bơm 168 tỷ đô la vào nền kinh tế, nhiều hơn vốn hóa thị trường của Bitcoin, hiện chỉ khoảng 143 tỷ đô la. Có thể lập luận rằng Bitcoin vẫn là một người chơi nhỏ bé trong trò chơi tài chính.
Một đợt chào bán qua đêm đã chứng kiến bàn giao dịch của Fed New York lấp đầy 123,625 tỷ đô la trong hồ sơ dự thầu. Đầu tuần này, Fed đã tăng quy mô của các dịch vụ từ 100 tỷ đô la lên ít nhất 150 tỷ đô la cho repo qua đêm và từ 20 tỷ đô la lên ít nhất 45 tỷ đô la. Các cuộc đấu giá repo liên quan đến các tổ chức tài chính cung cấp tài sản thế chấp chất lượng cao cho các ngân hàng tài trợ ngắn hạn sử dụng cho hoạt động của họ. Fed đã bắt đầu tiến hành các hoạt động repo này sau khi thị trường hỗn loạn vào tháng 9 trong một thời gian ngắn đã mang lại lợi suất ngắn hạn tăng vọt.
Ngân hàng trung ương Anh bất ngờ cắt giảm lãi suất
Ngân hàng trung ương Vương quốc Anh đã theo bước Fed khi đột ngột cắt giảm lãi suất – mạnh nhất kể từ năm 2009.
Ngân hàng Anh (BoE) cho biết vào ngày 11/3 rằng động thái này là để đáp ứng trực tiếp với áp lực kinh tế do sự bùng phát của coronavirus đang diễn ra.
“Việc giảm tỷ lệ lãi suất sẽ giúp hỗ trợ niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp vào thời điểm khó khăn, thúc đẩy dòng tiền của các doanh nghiệp và hộ gia đình, đồng thời giảm chi phí, cũng như cải thiện khả năng tài chính”.
Động thái này giảm tỷ lệ lãi suất cơ sở BoE xuống còn 0,25%, giảm 0,5%. Tỷ lệ lãi suất Fed hiện là 1,25%, với nhiều dự báo cắt giảm trong năm nay.
Bitcoin không có nhiều phản ứng
Bitcoin đã không phản ứng với việc Hoa Kỳ và Anh kích thích nền kinh tế fiat, những người ủng hộ tiền điện tử vẫn cho rằng việc kích thích chi tiêu và vay mượn bằng cách hạ lãi suất chỉ đang đặt gạch cho sự sụp đổ dài hạn của nền kinh tế fiat.
Phản ứng mờ nhạt của Bitcoin đối với cuộc khủng hoảng coronavirus khiến nhiều người ngạc nhiên. Trong số đó có John Bollinger, người tạo ra chỉ số giao dịch của Bollinger band, đã nói rằng những tổn thất gần đây là điều bất ngờ.
“Bitcoin trở thành nạn nhân của cơn hoảng loạn COVID-19. Tôi đã nghĩ rằng nó có thể hoạt động như một tài sản trú ẩn an toàn nhưng thực tế không phải vậy”.
Bitcoin fall victim to the COVID-19 panic. I truly did not see that coming, I thought it might act as a safe haven asset. $BTCUSD
— John Bollinger (@bbands) March 9, 2020
BTC / USD hiện đang giao dịch ở mức khoảng 7.831 đô la tại thời điểm viết bài, giảm nhẹ 1.2% trong 24h sau khi tăng nhanh trên 8.000 đô la.
Bạn có thể xem giá Bitcoin tại đây.
Disclaimer: Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Giá BTC chạm đáy ở mức hòa vốn của miner, Bitcoin đang bước vào kỷ nguyên lao dốc hay bull run mới?
- Giá Bitcoin sẽ tiếp tục tăng lên, miễn là nó vẫn nằm trên đường MA dài hạn này
Annie
Tạp chí Bitcoin