Vào ngày 16/3, giá Bitcoin đã tăng trở lại trên rào cản 5.000 đô la, trong khi thị trường chứng khoán ở Hoa Kỳ chứng kiến ngày tồi tệ nhất kể từ năm 1987. Thị trường truyền thống đóng cửa thấp hơn 13% so với ngày trước đó, cho thấy mức độ nghiêm trọng của sự cố, nhưng ít nhất Bitcoin đang duy trì tăng.
Bitcoin di chuyển trong phạm vi thu hẹp
Biểu đồ BTC/USDT 1 giờ | Nguồn: TradingView
Giá Bitcoin đang di chuyển trong phạm vi hẹp, qua đó phạm vi 5.600 – 5.750 đô la đóng vai trò kháng cự và 4.800 – 4.900 đô la là hỗ trợ. Biểu đồ 1 giờ cho thấy 2 điều bất thường, vì giá cố gắng vượt lên nhưng thất bại. Tương tự, Bitcoin đã phá vỡ dưới phạm vi và ngay lập tức tăng trở lại.
Biểu đồ BTC/USD 4 giờ | Nguồn: TradingView
Biểu đồ 4 giờ đang hiển thị phân kỳ tăng rõ ràng, ngụ ý hình thành đáy ngắn hạn và đảo chiều. Tuy nhiên, phân kỳ như vậy không có nghĩa là giá sẽ đảo ngược hoàn toàn, trừ khi phân kỳ xuất hiện trên các khung thời gian cao hơn (trong trường hợp này là các khung thời gian từ hàng ngày trở lên).
Các ví dụ trước đó đã chỉ ra rằng phân kỳ tăng trên biểu đồ 4 giờ báo hiệu khả năng tăng cứu trợ, như hành động giá vào tháng 11/2019.
Biểu đồ BTC/USD 4 giờ | Nguồn: TradingView
Động thái tăng như vậy là phù hợp với khoảng trống CME 5.900 – 6.000 đô la. Trung bình, 90-95% các khoảng trống được lấp đầy. Vì giá của Bitcoin có một số lỗ hổng trên biểu đồ CME, nên khoảng trống đầu tiên sớm được đề cập là 5.900 – 6.000 đô la.
Tuy nhiên, phải chăng động thái phục hồi như vậy mang tính chất đảo ngược hoàn toàn? Không. Nó chỉ là một lần tăng cứu trợ ngắn hạn theo hướng ngược lại, còn được gọi là “cú nảy mèo chết”.
Nói về đảo ngược xu hướng hoàn toàn, nhà đầu tư mong đợi các mức thấp hơn sẽ được test để hình thành đáy đôi. Một đối số khác là phân kỳ tăng giá trên các khung thời gian cao hơn, thường cho thấy cấu trúc đáy.
Thị trường chứng khoán đã sẵn sàng tăng cứu trợ?
Các thị trường chứng khoán đã chứng kiến một đợt bán tháo ồ ạt, khiến chỉ số sợ hãi và tham lam chạm đáy. Trader và nhà đầu tư đã so sánh diễn biến gần đây với các lần điều chỉnh thị trường diễn ra vào năm 1929, 1987 và 2000.
Toàn bộ thị trường chứng khoán thua lỗ khoảng 30-40% và một số cổ phiếu giảm khoảng 70%.
Biểu đồ chỉ số chứng khoán Đức DAX 1 tuần | Nguồn: TradingView
Nếu các thị trường tương tự như một trong những ví dụ này, dữ liệu từ các giai đoạn đó có thể được so sánh với động thái gần đây. Tất nhiên, virus Corona là trường hợp đặc biệt nhưng thị trường sụp đổ vào năm 2000 và 1987 cũng có những lý do khác nhau. Bên cạnh đó, thị trường có xu hướng di chuyển giống nhau do tâm lý của con người.
Khi bong bóng nổ, mức giảm đầu tiên là từ 35-50% trước khi tăng cứu trợ (thường được gọi là “cú nảy mèo chết” hoặc “bull trap”), khiến các nhà đầu tư tin rằng mọi thứ đều ổn.
Theo dữ liệu lịch sử, chuyển biến là tương tự nhau. Chỉ số Nasdaq 100 giảm 40% trong bong bóng Dot.com năm 2000 và động thái tăng xuất hiện sau 4 – 6 tháng.
Biểu đồ chỉ số Nasdaq 100 1 tuần | Nguồn: TradingView
Tỷ lệ tương tự được tìm thấy trong lần giảm Bitcoin đầu tiên vào tháng 1/2018, ngay sau khi bong bóng nổ vào tháng 12/2017. Giá giảm từ 19.700 đô la xuống còn 10.800 đô la, tương đương 45% kể từ đỉnh. Sau đó, giá Bitcoin tăng từ 10.800 đô la lên 17.000 đô la trước khi đà giảm giá và thị trường gấu tiếp tục.
Biểu đồ BTC/USD 1 ngày | Nguồn: TradingView
Vì thị trường chứng khoán giảm 30 – 40% và xu hướng hiện tại là giảm nên sẽ không ngạc nhiên khi thấy điều ngược lại xảy ra trong những tuần tới. Nếu đúng như dự đoán, các thị trường sẽ có màu xanh, kéo theo Bitcoin và tiền điện tử cũng vậy.
Tại sao ư? Gần đây, mọi thị trường đều tương quan tích cực với nhau. Vàng và Bitcoin cũng giảm đáng kể khi các nhà đầu tư tìm cách loại bỏ tài sản rủi ro để bù lỗ trên thị trường chứng khoán.
Thời điểm thị trường chứng khoán phục hồi phần nào, điều tương tự cũng xảy ra đối với các thị trường khác. Tuy nhiên, đây không phải là tín hiệu cho thấy thị trường tiền điện tử đang chạm đáy. Do đó, cần thêm thời gian và dữ liệu để xác nhận.
Điều gì có khả năng xảy ra trong thị trường Bitcoin?
Biểu đồ BTC/USD 2 giờ | Nguồn: TradingView
Vì giá Bitcoin đã giữ 4.800 đô la để làm ngưỡng hỗ trợ nên rất có thể nó sẽ test mức cao của phạm vi, phù hợp với khoảng cách CME trong khu vực này. Bên cạnh đó, có thể mong đợi một đợt tăng cứu trợ ngắn hạn trên thị trường chứng khoán, phù hợp với một số động lực tăng giá của Bitcoin.
Đáng chú ý, phân kỳ tăng xuất hiện trên biểu đồ cũng ủng hộ dự đoán trên. Mục tiêu chính là ngưỡng kháng cự 5.600 – 5.800 đô la và mức 6.000 – 6.100 đô la.
Rõ ràng, nếu BTC không thể vượt qua các khu vực này thì giá sẽ test mức thấp hơn một lần nữa. Do đó, cũng cần cân nhắc đến khả năng retest 4.800, 4.200 hoặc thậm chí 3.750 đô la.
Quá trình hình thành đáy cần có thời gian và với sự bất ổn kinh tế hiện tại, không rõ thời gian này kéo dài bao lâu và khi nào thì virus Corona được ngăn chặn hoàn toàn?
Các bạn có thể xem giá Bitcoin tại đây.
Disclaimer: Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Vài tuần tiếp theo sẽ xác định tương lai cho Bitcoin – khi giá đã phá vỡ xuống đường hỗ trợ nhiều năm
- Lợi nhuận khai thác Bitcoin giảm mạnh xuống 0.07 đô la mỗi T/Hash
Thùy Trang
Theo Cointelegraph