Nguồn cấp dữ liệu thị trường tài chính nói chung không phải là khía cạnh hấp dẫn nhất của doanh nghiệp. Hàng hóa hóa, tính tập trung, và có rất ít phạm vi cho sự sáng tạo, đó là một trong những cách kiếm tiền nhàm chán nhất trên thị trường tài chính.
Ngay cả trong lĩnh vực tiền điện tử, “cơn lũ” thông tin luôn gây bối rối, hoang mang, và nhanh chóng trở nên hỗn loạn.
Nhưng một sự thay đổi đang diễn ra: trích xuất dữ liệu đang chuyển từ một thứ gì đó được thực hiện ‘phía sau cánh gà’ sang một hoạt động chính thức theo đúng nghĩa của nó. Trong các thị trường truyền thống, giờ đây nó tạo ra thu nhập đáng kể cho các sàn giao dịch, và trong một số trường hợp nó tạo ra phần lớn lợi nhuận.
Trong các thị trường tiền điện tử, dữ liệu cũng đang được xem xét để trở thành một công việc kinh doanh vững chắc, dựa trên chuỗi thông báo tài trợ gần đây cho các công ty dữ liệu tiền điện tử (chẳng hạn như sự tham gia của Fidelity Ventures và các nhà đầu tư khác vào vòng đầu tư mới nhất của Coin Metrics.)
Các triết lý cơ bản có sự khác biệt, tuy nhiên, chúng đều là những mục tiêu cuối cùng. Con đường được thực hiện bởi các sàn giao dịch truyền thống đang làm phai mờ ý định ban đầu của họ. Mặt khác, thị trường tiền điện tử trung thành hơn với các nguyên tắc ban đầu – và khi sức ảnh hưởng của chúng được mở rộng ra, việc xử lý dữ liệu của chúng có khả năng đưa thị trường vốn trở lại bản chất “tràn ngập” tài sản.
Một chút về lịch sử
Sở giao dịch chứng khoán đã phát triển để đáp ứng hai nhu cầu chính: thanh khoản và khám phá giá. Ý tưởng ở đây đó là, thanh khoản sẽ đến từ các nhà đầu tư dựa trên quyết định về dữ liệu giá đáng tin cậy mà tất cả những người tham gia có quyền truy cập. Quay trở lại giai đoạn khi mà các địa điểm giao dịch được sở hữu bởi “các thành viên” của chúng, điều này đã hoạt động một cách hiệu quả – chúng trao đổi vị trí cho nhau và biết mức giá mà những người tham gia khác sẵn sàng mua hoặc bán. Điều này cung cấp một cái nhìn công bằng trên thị trường.
Nhưng với việc quá trình “demutualization” diễn ra với các sàn giao dịch chứng khoán hàng đầu, quyền sở hữu và quyền truy cập vào dữ liệu đó đã thay đổi. Các sàn giao dịch chứng khoán trở thành các công ty vì lợi nhuận độc lập và bắt đầu coi một trong những tài sản quan trọng nhất của họ – dữ liệu được tạo ra trên nền tảng của họ – như một lợi thế cạnh tranh độc quyền.
(Demutualization – Quá trình trong đó công ty trở thành cổ đông và cổ phiếu của công ty bắt đầu giao dịch trên sàn chứng khoán.)
Các khoản thu đáng kể được tạo ra bởi những gì từng thuộc về thị trường – với chi phí của những người tham gia thị trường – đã tạo ra nhiều sự phẫn nộ, khiến Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) phải vào cuộc và điều tra. Các sàn giao dịch không hài lòng về những gì họ thấy là một sự xâm nhập vào một công cụ tạo ra lợi nhuận đáng kể, và đang đặt câu hỏi về thẩm quyền của SEC.
Mọi thứ đang trở nên căng thẳng, nhưng đồng thời cũng được làm sáng tỏ về cả vai trò của các sàn giao dịch và các nhà quản lý trong việc tạo ra và duy trì các thị trường công bằng.
Và, tất nhiên, cả về vai trò của dữ liệu.
Một hệ thống thay thế
Trong các thị trường truyền thống, truy cập dữ liệu là mấu chốt để đem lại cơ hội về sự bình đẳng. Sự truy cập ‘được kiểm soát quá chặt chẽ’ sẽ tạo ra một sân chơi không đồng đều, nơi ảnh hưởng của thị trường sẽ tập trung vào tay của những người đi trước.
Các thị trường tiền điện tử đều có sự khác biệt. Hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử chính cung cấp dữ liệu của họ miễn phí thông qua API, để khuyến khích thanh khoản nhiều hơn – tương tự như ý định của các sàn giao dịch chứng khoán ban đầu.
Tương tự, nhưng không giống nhau. Các sàn giao dịch chứng khoán ban đầu được tạo ra cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Các sàn giao dịch tiền điện tử ban đầu được tạo ra cho thị trường bán lẻ, vì vậy việc phân phối thông tin cần phạm vi rộng hơn.
Hơn nữa, các sàn giao dịch bị phân đoạn nhiều hơn so với chứng khoán truyền thống. Chỉ sau hơn 400 năm tiến hóa, có khoảng 80 sàn giao dịch chứng khoán đang hoạt động trên thế giới. Trong vòng chưa đầy 10 năm, hơn 240 sàn giao dịch tiền điện tử đã xuất hiện.
Thực tế là nhiều loại tiền điện tử với thanh khoản cao hơn trên một số sàn giao dịch (trong khi hầu hết các cổ phiếu chỉ ở trên một sàn), và rõ ràng là việc đưa ra một nguồn cấp giá “mang tính đại diện” để bao phủ phần lớn thị trường khó khăn hơn nhiều so với vẻ bề ngoài.
Thêm vào đó, dữ liệu từ nhiều sàn giao dịch không được tin tưởng một cách rộng rãi. Khối lượng có thể dễ dàng bị thổi phồng thông qua các hoạt động như wash trading (giao dịch thao túng giá). Ngay cả khi một sàn giao dịch muốn tính phí cho dữ liệu của nó, liệu nó có đáng để khách hàng tham gia vào?
Đào sâu hơn vào dự liệu thị trường
Những nguyên nhân trên đã dẫn đến sự xuất hiện của một loại hình kinh doanh tiền điện tử mới: các nhà cung cấp dữ liệu độc lập trực tiếp đến blockchain có liên quan để trích xuất thông tin, và ‘dịch’ nó thành một dạng mới để mọi người có thể đọc được. Điều này đòi hỏi thêm một lớp phân tích, ngoài những gì có thể thu được từ dữ liệu thị trường, sẽ giúp cung cấp kiến thức và quyết định đầu tư.
Ở các thị trường truyền thống, phân tích dữ liệu là hoạt động kinh doanh quy mô lớn – Bloomberg (chỉ là một ví dụ) bắt đầu cung cấp thông tin và phân tích thị trường vào năm 1983, và hiện tạo ra doanh thu hơn 1 tỷ đô la.
Nhưng Bloomberg và các đồng nghiệp của họ (khách hàng của họ) dựa vào nguồn cấp dữ liệu thuộc về các sàn giao dịch. Còn các nhà phân tích tiền điện tử thì dựa vào nguồn cấp dữ liệu thuộc về thị trường.
Cấu trúc này ban đầu được cho là hình thức của các thị trường. Để định giá hợp lý và phân phối minh bạch, dữ liệu cần phải có sẵn cho tất cả những người tham gia. Cơ sở hạ tầng mới xuất hiện có nhiệm vụ hỗ trợ cho sự tăng trưởng của thị trường tiền điện tử có thể sẽ thúc đẩy thị trường vốn quay trở lại theo hướng đó.
Một chu trình tự hoàn thiện
Việc này sẽ cần đến sự giúp đỡ của phân tích dữ liệu. Tác động mà các công ty khởi nghiệp được tài trợ gần đây như Coin Metrics, Flipside và The Graph có thể đã vượt xa các biểu đồ và giao diện tốt hơn.
Dịch vụ mà họ cung cấp là một phần thiết yếu của việc thu hút các nhà đầu tư tổ chức vào thị trường. Các nhà đầu tư tổ chức sẽ hiếm khi đảm nhận một vị trí mà không có một lượng lớn tài liệu và nghiên cứu. Thông thường, họ được yêu cầu chứng minh quyết định của mình cho khách hàng và hội đồng quản trị, với các mô hình, biểu đồ và các tình huống hợp lý.
Việc thiếu dữ liệu thị trường đáng tin cậy đang dần được khắc phục bằng sự xuất hiện của các bảng tổng hợp (dashboard), có nhiệm vụ loại bỏ thông tin đáng ngờ và điều chỉnh các điểm yếu trong nguồn cấp dữ liệu. Một số hoạt động tốt, và chất lượng luôn được cải thiện. Những điều này, kết hợp với phân tích ban đầu và tương đối tin cậy từ dữ liệu blockchain, đã vẽ ra một bức tranh chi tiết mà các nhà đầu tư có thể cảm thấy thoải mái quan sát.
- Gemalto: Việc sử dụng công nghệ blockchain để giúp bảo mật dữ liệu internet, dịch vụ và thiết bị đã tăng gấp đôi vào năm 2018
- IBM tiết lộ thêm hai bằng sáng chế Blockchain cho quản lý cơ sở dữ liệu và bảo mật