Chỉ vài tuần sau khi tung ra một trong những ICO thành công nhất, Telegram đã bị áp lệnh cấm ở Nga. Quyết định này được đưa ra sau khi công ty từ chối cung cấp chìa khóa mã hóa cho chính quyền Nga và Moscow ra lệnh cho các công ty viễn thông chặn ứng dụng này.
Tại sao lại là Telegram?
Cơ quan Dịch vụ An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết họ cần những chìa khóa mã hóa để theo dõi tin nhắn của những kẻ khủng bố tiềm năng. Họ đưa cho Telegram hạn chót ngày 4 tháng 4 năm 2018 để bàn giao.
Tuy nhiên, công ty cho rằng cách thức ứng dụng được xây dựng uy tín là không thể cung cấp các mã khóa để cấp quyền truy cập vào tin nhắn của người dùng. Nền tảng này rất quan trọng đối với nhiều cộng đồng trong không gian crypto và cũng là một trong những dịch vụ tin nhắn mã hóa phổ biến nhất ở Nga.
Telegram không phải là dịch vụ nhắn tin bí mật duy nhất hiện có trong nước, nhưng nó là một trong những dịch vụ được sử dụng rộng rãi nhất. Dịch vụ này đặc biệt phổ biến với các chính trị gia Nga và các quan chức Kremlin, và nó cũng được Nhà nước Hồi giáo cùng những người ủng hộ nó sử dụng.
Về lưu ý cuối cùng, công ty đã tuyên bố rằng đã có những nỗ lực để đóng cửa các kênh hỗ trợ tổ chức Hồi giáo cực đoan.
Một phần của sự hấp dẫn của Telegram là các thị trường chính của nó sử dụng như là một ứng dụng nhắn tin bảo mật. Nó cho phép các nhóm lên tới 5000 người chia sẻ tin nhắn, tài liệu, video và hình ảnh một cách tự do nhưng vẫn đảm bảo riêng tư hoàn toàn.
Tuy nhiên, đã có những cáo buộc về rò rỉ thông tin, ứng dụng nhận được những lời chỉ trích vì không mã hóa các cuộc trò chuyện theo mặc định, theo FBI:
“Có rất nhiều người dùng Telegram nghĩ rằng họ đang trò chuyện theo phương thức mã hóa, trong khi họ chưa nhận ra rằng họ phải bật một thiết lập bổ sung”.
Tóm lược lịch sử
Telegram được ra mắt vào năm 2013 bởi hai anh em Nikolai và Pavel Durov và hiện đang có trụ sở tại Berlin, Đức. Các doanh nhân internet thường xuyên đụng độ với các dịch vụ an ninh Nga và đã rời khỏi Nga vào năm 2014.
Khi chính phủ Nga yêu cầu Telegram cung cấp các khóa mã hóa, Pavel Durov đã chế nhạo cơ quan an ninh bằng cách dán một bức ảnh gồm 2 phím kim loại. Ông đã tuyên bố công khai rằng ông sẽ không bao giờ cung cấp quyền truy cập dữ liệu người dùng.
Các mối đe dọa để chặn Telegram trì khi nó cho phép dữ liệu cá nhân của người dùng đã không mang lại kết quả. Telegram sẽ đứng vững trong tự do và bảo mật
Threats to block Telegram unless it gives up private data of its users won’t bear fruit. Telegram will stand for freedom and privacy.
— Pavel Durov (@durov) March 20, 2018
Pavel Chikov, đại diện pháp luật của Telegram, nhận xét rằng nỗ lực ngăn chặn ứng dụng đang được sử dụng ở Nga là không có căn cứ. Ông nói:
“Các yêu cầu của FSB để cung cấp truy cập vào các cuộc trò chuyện riêng tư của người dùng là vi hiến, vô căn cứ, không thể thực hiện được về mặt kỹ thuật và pháp luật”.
Nhà điều tiết truyền thông Nga tuyên bố trước tòa án rằng Telegram đã không tuân thủ các yêu cầu pháp lý của nó như một “nhà phân phối thông tin”.
Sn_Nour
Theo Tapchibitcoin.vn/Cointelegraph