Cuối năm 2020 và đầu năm 2021 được đánh dấu bởi sự phát triển mạnh mẽ, phổ cập nhiều hơn về tiền điện tử để đến cuối cùng được một số công ty ‘truyền thống’ công nhận là 1 phương tiện thanh toán. Từ đó, PayPal đã mua lại công ty khởi nghiệp Curv, cho phép người dùng dịch vụ giao dịch bằng Bitcoin và các loại tiền điện tử khác. Vào tháng 3, Elon Musk thông báo rằng ô tô điện hiện có thể được mua bằng Bitcoin, một chiếc xe có giá trị bằng một coin. Visa hiện cũng đang khởi động một dự án thử nghiệm cùng với Crypto.com để sử dụng stablecoin USDC. Cuộc chạy đua liên quan đến tiền điện tử trong lĩnh vực tài chính quốc tế đang thật sự tăng tốc.
Xu hướng này đã tạo ra các hiệu ứng truyền thông thu hút người dùng và các nhà đầu tư không phải tiền điện tử vào tham gia vào 1 hệ sinh thái chung,với những người hoài nghi nhất thì cũng đã quan tâm đến ‘tiền và giao dịch tài chính trong tương lai’. Sự vào cuộc của các phương tiện truyền thông đại chúng cùng với nỗ lực của các nhà phát triển nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng đang đẩy nhanh tốc độ các dự án tiền điện tử và với việc đặt cọc, kiếm tiền nhiều hơn qua đó có sự trao đổi giữa các nhà đầu tư. Những người đam mê với xu thế tiền điện tử đang trở thành triệu phú mỗi ngày,có các nghệ sĩ kỹ thuật số vô danh đang bán các tác phẩm của họ dưới dạng NTFs với giá hàng chục triệu đô la tại các nền tảng đấu giá ‘truyền thống’ lớn nhất. Không khí ngày càng trở nên hấp dẫn hơn nữa với tất cả mọi người với tỷ lệ APY cao hơn.
Đằng sau lợi nhuận đáng kinh ngạc, mọi người có xu hướng quên rằng một thị trường tăng giá có thể bị ảnh hưởng bởi sự đảo chiều giảm giá và sự điều chỉnh trên toàn cầu sẽ không còn phụ thuộc bởi những người nắm giữ Bitcoin hoặc Altcoin. Chắc hẳn mọi người còn nhớ giao dịch tiền điện tử năm 2018,qua đó họ đang thật sự thận trọng hơn, để mắt đến các đồng tiền phổ biến,biến động theo giá thị trường và các đồng coin đang uptrend trên những sàn giao dịch và khi tận dụng tỷ giá hối đoái tốt,việc còn lại là các sáng kiến về những blockchain cơ bản đang mới nổi. Giải pháp thứ hai giải quyết những thách thức mà toàn bộ ngành phải đối mặt đó là: tốc độ, khả năng tương tác và khả năng mở rộng, và các đồng coin sẽ luôn có nhiều khả năng tồn tại trong bất kỳ sự xáo trộn nào của thị trường tài chính thế giới.
Bằng cách nào đó những thách thức như vậy đang được giải quyết bởi một số ít các nhà phát triển: Etherium 2.0, Cosmos, Polkadot, Solana, NEAR và Free TON. Ethereum 2.0 sẽ ra mắt vào năm 2022, vì vậy chúng ta còn phải tự hỏi tới những vấn đề và cách khắc phục sẽ được triển khai như thế nào trong mạng blockchain phổ biến thứ hai trên thế giới. Các dự án khác đã đưa ra một số giải pháp công nghệ cho phép áp dụng hàng loạt các mạng blockchain cùng với các giải pháp truyền thống (offchain).
Tiếp theo
Khả năng mở rộng, tức là khả năng xử lý một số lượng lớn giao dịch tại một thời điểm, dường như là mối quan tâm chính mỗi khi nhắc đến mạng blockchain. Vấn đề này rất quan trọng đối với các công ty lớn cần thực hiện một số lượng lớn các giao dịch mà không xảy ra độ trễ. Kết cấu của mạng Bitcoin và Ethereum không cho phép 1 thuật toán quá cao.
Số lượng giao dịch trung bình trên mỗi khối trong mạng Bitcoin là 2100 giao dịch trong 600 giây, tức là chỉ 3,5 tps. Mạng Ethereum nhanh hơn một chút với 162 giao dịch trong 14 giây, tức là đạt 11,5 tps. Có 1 lưu ý chút là mạng thanh toán VISA có thể xử lý 65.000 tps,khoảng cách giữa những con số này là rất lớn.
Vào tháng 5 năm 2020, hai blockchain thế hệ tiếp theo đã được ra mắt – NEAR và Free TON có khối lượng giao dịch gần bằng các mạng offchain. NEAR xử lý trung bình 4.000 tps trong khi Free TON đã giữ kỷ lục với 100.000 tps. Điều này có thể thực hiện được do việc sử dụng tính năng phân bổ động.
Khi đó Sharding cho phép tải các giao dịch được trải rộng trên các node trong mạng lưới. Mỗi node chỉ chịu trách nhiệm về một phần tính toán của nó, thay vì xử lý khối lượng công việc của toàn bộ mạng lưới, điều này cho phép các node khác xử lý các trạng thái song song khác. Sharding động có thể được so sánh với một nơi dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của khách hàng và nhanh chóng mở ra các chuỗi blockchain mới (một chuỗi khối thế hệ tiếp theo) trong khi ở các blockchain khác (các chuỗi khối thế hệ cũ) chỉ có một nơi để giao dịch. Các công nghệ mới của Free TON cũng cho phép phân chia các phân đoạn để đáp ứng với khối lượng giao dịch tải lên ngày càng tăng. Số lượng phân đoạn trong mạng này không bị giới hạn bởi kết cấu,và đã vượt quá 200 trong quá trình thử nghiệm gần đây. Ví dụ, mạng NEAR chỉ hỗ trợ được 8 phân đoạn.
Những điều làm chúng ta ngạc nhiên hơn nữa về Blockchain
Công nghệ blockchain được hình thành 1 cách cởi mở và phi tập trung. Tuy nhiên, một số mạng nhất định đã không thể tương tác với thế giới, điều này đi ngược lại với nguyên tắc phi tập trung.Với các loại giao dịch, thuật toán đồng thuận của một mạng lưới cụ thể được thiết kế để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể. Nếu chúng ta thêm vào các quy định, mô hình quản trị và sự khác biệt cơ bản về thiết kế, sẽ không thể đưa ra tính nhất quán hơn trong blockchain.
Chi phí giao dịch trong mạng Bitcoin và Ethereum phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái dựa trên giá trị của Token và tốc độ xử lý giao dịch mạng hiện tại. Với xu hướng tăng liên tục,mức phí có thể vượt quá 200 đô la Mỹ. Vậy làm thế nào để giảm chi phí và tăng tốc độ giao dịch? Giải pháp sẽ là cho phép chuyển tài sản từ một mạng lưới có tốc độ xử lý chậm và chi phí cao sang một mạng lưới có tốc độ xử lý nhanh và thân thiện hơn với tất cả mọi người. Các token như vậy sẽ không rời khỏi mạng gốc của chúng, và bị khóa theo một hợp đồng thông minh riêng (nếu tính năng này được mạng hỗ trợ) với một bản sao được in trong mạng mục tiêu. Trong trường hợp người dùng muốn quay lại mạng lưới ban đầu, bản sao token sẽ bị hủy và token gốc sẽ được mở khóa và chuyển trở lại ví của chủ sở hữu.
Việc kết nối đang được phát triển tích cực trên các mạng lưới như Cosmos, Polkadot và Free TON. Đầu năm nay, các nhà phát triển của Mạng Althea đã công bố một dự án Gravity Bridge nhằm mục đích kết nối Ethereum và Cosmos. Và hiện đang ở trong mạng thử nghiệm,dự kiến sẽ hoạt động vào quý 2 năm 2021. Polkadot tài trợ cho việc phát triển các giải pháp như vậy bằng cách cung cấp các khoản tài trợ, đã được trao cho bốn nhóm độc lập để kết nối các hệ sinh thái Bitcoin, Ethereum, EOS và Tendermint.
Trong đó Free TON, một mạng lưới phi tập trung do cộng đồng phát triển, sử dụng các cuộc thi như một động lực để khích lệ mọi người. Giai đoạn đầu tiên của cuộc thi Ethereum diễn ra vào đầu năm 2021. Người chiến thắng là nhóm Broxus, những người đã đưa ra MVP FT-ETH Bridge. Trong giai đoạn thứ hai được hoàn thành vào đầu tháng 4, giải pháp đã được tinh chỉnh thành một sản phẩm khả thi toàn diện. Người dùng Ethereum hiện có thể chuyển mã thông báo của họ sang mạng Free TON với giá rẻ hơn.
Một triển vọng tươi sáng
Khi đã giải quyết được các vấn đề cơ bản về tốc độ xử lý giao dịch, độ trễ và khả năng tương tác sẽ cho phép các mạng lưới được kết nối thành một hệ sinh thái liền mạch hơn. Điều này sẽ hợp lý hóa tương tác của người dùng và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, do đó thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ dựa trên blockchain. Mặc dù khó có thể chọn ra người đi đầu trong việc giải quyết nhiệm vụ này, nhưng có thể hứa hẹn 1 cách chắc chắn rằng ngay từ đầu năm nay, chúng ta sẽ có thể đổi DOT thành TON Crystal mà không qua 1 bên thứ ba. Sẽ không lâu nữa trước khi các sản phẩm và dịch vụ on-chain có sẵn để phục vụ cho công chúng trên toàn cầu.
Annie