Bất kỳ đợt giảm giá nào liên quan đến tài sản kỹ thuật số như Bitcoin đều là một giai đoạn đáng sợ. Hiện vẫn còn đó sự không chắc chắn về khả năng phục hồi giá hoặc thậm chí có khả năng sụt giảm thêm. Bitcoin đã giảm tới 40% so với các mức cao gần đây. Do vậy, nhiều người lo sợ về sự khởi đầu của một thị trường gấu kéo dài, tương tự như xu hướng giảm giá vào năm 2018.
Tình huống tồi tệ nhất
Sau nửa cuối năm 2021 hoạt động kém, Bitcoin vào năm 2022 cũng không khác gì. Tháng trước, chỉ số sợ hãi và tham lam đã giảm xuống mức báo động. Nó đứng ở vị trí 22, được mô tả là “sợ hãi tột độ”. Hiện tại, BTC đã phục hồi cả về giá và tâm lý (ở mức 51 = Trung lập).
Công ty nghiên cứu định lượng CryptoQuant đã làm sáng tỏ điều này thông qua một báo cáo. Theo công ty, 2 thị trường gấu lớn gần đây nhất là vào năm 2017-18 và 2020. Nhưng những thị trường đó có đặc điểm cụ thể hơn so với hiện tại. Hãy xem xét biểu đồ phân tích nguồn cung thua lỗ của Bitcoin bên dưới.
Nguồn: CryptoQuant
Trong đợt giảm của năm 2018 (kéo dài 11 tháng), giá sàn là “~6.400 đô la liên quan đến nhiều cú nảy mèo chết với mức giá bật lên tới 80%. Trong giai đoạn giảm giá này, phần trăm nguồn cung thua lỗ tăng +20% do mua/hodl ở mức giá trên ~6.400 đô la”. So sánh hiện tại với tình huống nói trên, báo cáo lưu ý:
“Giả sử ATH thứ hai là một cú nảy mèo chết trong thị trường gấu, cho đến nay tỷ lệ nguồn cung thua lỗ tăng +6% trong khi giá tăng +130% đến 69.000 đô la. Do đó, không thể loại trừ một thị trường gấu dài hơn”.
Trong trường hợp xấu nhất, Bitcoin có thể chạm đáy tại 29.000 đô la. Tuy nhiên, diễn biến phục hồi hiện tại đã tạo ra nhiều dự đoán tăng giá. Vào thời điểm viết bài, Bitcoin vẫn duy trì trên 44.000 đô la với mức tăng 1,2%.
HODL
Sau khi số lượng coin tăng mạnh trên các sàn giao dịch trong thị trường gấu năm 2018 và 2020, dự trữ trên sàn giao dịch hiện không đổi. Gần như con số đó vẫn duy trì ở mức tương tự một năm trước. Vì vậy, mặc dù mọi người sợ hãi nhưng họ vẫn HODL.
Nguồn: CryptoQuant
Vị trí ròng của HODLer tăng lên có nghĩa là họ đang nắm giữ lâu hơn. Ngược lại, trong thị trường gấu năm 2018 và giữa cuối năm 2020, holder chi tiêu coin thay vì HODL.
Ngay cả tỷ lệ cung stablecoin (SSR) cũng vẽ nên một bức tranh tăng giá. Trong một loạt các tweet, team đã làm sáng tỏ chỉ báo này và tín hiệu màu xanh trên biểu đồ bên dưới.
1/ Stablecoins Supply Ratio indicates there are relatively many stablecoins compared to Bitcoin’s supply.
“Stablecoin Supply Ratio Bullish Signal” by @TradingRage https://t.co/mopygsoHPc
— CryptoQuant.com (@cryptoquant_com) February 14, 2022
“Tỷ lệ nguồn cung stablecoin cho thấy có tương đối nhiều stablecoin so với nguồn cung Bitcoin”.
Nhà phân tích của Glassnode, TXMC, lập luận:
“Khi tôi xem xét mọi thứ HODLer BTC chịu đựng vào năm 2021, mức độ rủi ro toàn cầu trong hơn 3 tháng, 48% vốn hóa thực vẫn được nắm giữ từ 3-12 tháng trước sau khi trượt về mức gây sợ hãi 33.000 đô la, tôi tự hỏi: với tất cả các FUD hiện đã được định giá, trừ những sự kiện bất ngờ, còn ai đang bán ở đây?”.
Nguồn: TXMC
Biểu đồ đi kèm minh họa số lượng coin di chuyển lần cuối từ 3 đến 6 tháng trước (khi giá chạy đua đến mức cao nhất mọi thời đại 69.000 đô la) đang tăng lên theo tỷ lệ của nguồn cung BTC tổng thể.
Bất chấp những gì có thể thấy trong danh mục đầu tư, thị trường gấu chưa xảy ra. Nhưng cuối cùng nó có xảy ra không? Có lẽ.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Avalanche (AVAX) bứt phá đường đường kháng cự 55 ngày và tiếp cận $ 100, điều gì tiếp theo?
- Bitcoin chìm nổi bất định khi Fed công bố biên bản cuộc họp tháng 1
- Fractal giá Bitcoin từ năm 2018 có thể bẫy phe bò, đẩy giá xuống $25K
Đình Đình
Theo AMBCrypto