Bất chấp những lo ngại của nhiều nhà quản lý Hoa Kỳ trong phiên điều trần gần đây của Hạ viện về dự án Libra, ngày càng có nhiều nhà lập pháp lên tiếng ủng hộ phát triển bộ máy điều tiết để ngăn chặn sự đổi mới trong ngành tiền điện tử.
Vài ngày trước phiên điều trần, động thái thông qua Đạo luật xúc tiến Blockchain đã nói lên ý định của chính phủ về việc phát triển khuôn khổ lập pháp nhằm giám sát quá trình triển khai công nghệ blockchain trong các lĩnh vực công cộng khác nhau. Bất chấp những hoài nghi về hoạt động của Facebook và dự án Libra, việc đặt ra quy định cho thấy các nhà lập pháp có thể tiến gần hơn đến việc nắm lấy tài sản kỹ thuật số và đặc biệt là công nghệ đằng sau chúng – ít nhất là từ quan điểm pháp lý.
Bitcoin là “một thế lực không thể ngăn cản được”
Patrick McHenry, thành viên của Hạ viện Hoa kỳ về Dịch vụ tài chính đã mô tả Bitcoin là một lực lượng không thể ngăn cản được.
McHenry đã kêu gọi các nhà quản lý khuyến khích sự đổi mới trong lĩnh vực tiền tệ kỹ thuật số của Hoa Kỳ, trong đó nêu rõ:
“Thế giới mà Satoshi Nakamoto – cha đẻ của whitepaper Bitcoin – đã tạo ra và những người khác đang xây dựng là một lực lượng không thể ngăn cản. Chúng ta không nên cố gắng ngăn cản sự đổi mới này và chính phủ cũng không thể ngăn chặn sự đổi mới này. Tất nhiên, cũng có những người cố làm điều đó nhưng đã thất bại. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ sẽ làm gì để đáp lại những thách thức và cơ hội của thế giới đổi mới này?”
McHenry khẳng định mong muốn kiểm soát chặt chẽ tiền điện tử là triệu chứng của các nhà hoạch định chính sách muốn kìm hãm sự đổi mới. Ông nêu rõ: “Một số chính trị gia muốn chúng tôi sống trong một xã hội dựa trên sự cho phép, nơi bạn cần chính phủ cho phép trước khi bắt đầu nghĩ về việc đổi mới.”
Cùng ngày, McHenry đã trả lời phỏng vấn về phiên điều trần dành cho Libra tại Capitol Hill. Trong đó ông mô tả “phản ứng đồng ý loại bỏ [Libra] trước khi nó phát triển”. Ông tranh luận:
“Có một whitepaper hiện đang hình thành ý tưởng. Và có một tập đoàn các công ty – một số có danh tiếng tốt hơn Facebook – đang phát triển nền tảng thanh toán kỹ thuật số và tiền kỹ thuật số. Thật thú vị phải không? Thay vào đó, chúng ta có phản ứng chấp nhận giết chết ý tưởng đó”.
McHenry nhấn mạnh cần phải khuyến khích và thúc đẩy sự đổi mới trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ của Hoa Kỳ. Theo ông, “nếu họ có thể tuân thủ luật pháp hiện hành, hãy thử làm điều đó”.
Quy định về tiền điện tử bao gồm vấn đề về “ tài chính toàn diện”
McHenry đã mô tả “tài chính toàn diện, trong đó tỷ lệ chuyển tiền cực kỳ cao” là vấn đề cơ bản bị đe dọa khi nói về quy định tiền kỹ thuật số.
“Vì vậy, một người nhập cư gửi tiền về cho gia đình ở quê hương mỗi tuần từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Anh ấy trả cho Western Union 7% đến 10% để chuyển tiền. Libra là một nền tảng rất khác giúp giảm chi phí cho những khoản tiền vụn vặt đó”.
McHenry cũng xem công nghệ sổ cái phân tán tiên tiến như một giải pháp tiềm năng cho những thách thức liên quan đến sự dịch chuyển toàn cầu của những khoản tiền lớn. Cụ thể: “Chuyển tiền toàn cầu cực kỳ tốn kém và mạng SWIFT đang được sử dụng rộng rãi đã trở thành một công nghệ rất tốn kém và cũ kỹ. Vì vậy, có một cơ hội lớn cho nền tài chính và tiết kiệm chi phí cực nhiều”.
Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ phê duyệt “Đạo luật xúc tiến Blockchain”
Vào ngày 9/7, Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông vận tải Thượng viện đã phê chuẩn Đạo luật Xúc tiến Blockchain. Dự luật lần đầu tiên được giới thiệu trước Hạ viện vào tháng 10/2018 và sau đó chuyển sang Thượng viện vào tháng 2/2019. Theo đó, Bộ Thương mại thiết lập định nghĩa tiêu chuẩn cho blockchain. Rob Odell, phó chủ tịch sản phẩm và marketing tại công ty cung cấp khoản vay được hỗ trợ bằng tiền điện tử Salt trả lời báo chí:
“Bằng cách phát triển một tập hợp các thuật ngữ và định nghĩa thống nhất cho các khái niệm liên quan đến blockchain và tiền điện tử, mọi người có thể bắt đầu bàn về các khái niệm này theo cách hiểu biết chính thống và liên kết với các nhà lãnh đạo ngành, chính phủ. Khi blockchain được định nghĩa toàn cầu, các cơ quan quản lý sẽ buộc phải thừa nhận, thảo luận và cuối cùng hiểu những gì blockchain đang cung cấp và những gì nó có tiềm năng cung cấp.”
Dự luật nhằm ngăn chặn phát triển định nghĩa quy định chắp vá phù hợp với công nghệ sổ cái phân tán ở cấp tiểu bang bằng cách thiết lập một khung cơ bản cho luật pháp trong tương lai và đề xuất các ứng dụng tiềm năng cho công nghệ non trẻ. Dự luật đã nhận được sự ủng hộ của hai đảng ở cả Thượng viện và Hạ viện. Odell tiếp tục nói về điều này:
“Sau khi Thượng viện thông qua Đạo luật xúc tiến Blockchain tạo ra cơ hội quảng bá công nghệ ở cấp liên bang và thành lập nhiều tổ chức chính phủ hơn để minh bạch và hiệu quả hóa công việc của họ. Điều đặc biệt thú vị về dự luật này là nó đã nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng– một bằng chứng cho thấy các thành viên của cả hai đảng chính trị lớn ở Hoa Kỳ đều nhận ra giá trị mà công nghệ blockchain có thể mang lại cho Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới, cho dù bằng cách ngăn chặn gian lận thuế, loại bỏ quan liêu hay giảm lãng phí”.
Tại Thượng viện, Đạo luật Xúc tiến Blockchain được đồng tài trợ bởi Thượng nghị sĩ Dân chủ Ed Markey ở Massachusetts và Thượng nghị sĩ Cộng hòa Todd Young ở Indiana. Markey đã mô tả blockchain là một công nghệ mới thú vị với tiềm năng và hứa hẹn rất lớn. Ông bổ sung:
“Về cốt lõi, blockchain là một công cụ trao đổi dữ liệu an toàn và có trách nhiệm, đã được triển khai để mở rộng quyền truy cập vào năng lượng tái tạo, tăng cường hệ thống phân phối chăm sóc sức khỏe và cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng. Luật này sẽ giúp hiểu thêm về các phương thức ứng dụng công nghệ blockchain và khám phá các cơ hội sử dụng nó trong chính phủ liên bang. Đây là một bước đi có ý nghĩa lớn, giúp định vị Hoa Kỳ và gặt hại được thành công”.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, ông Todd Young nhấn mạnh tiềm năng của công nghệ sổ cái phân tán nhưn một chất xúc tác cho tăng trưởng nên kinh tế bền vững trong tất cả các ngành công nghiệp. Ông nói:
“Nếu Hoa Kỳ dẫn đầu trong sự phát triển của mình, chúng tôi có thể đảm bảo rằng lợi ích sẽ được chia sẻ rộng rãi. Blockchain có tiềm năng không chỉ cung cấp lợi ích tài chính và kinh tế tại nước nhà, mà các nước đang phát triển cũng sẽ được hưởng lợi từ Hoa Kỳ”.
Dự luật còn được đồng tài trợ bởi Đại diện Cộng hòa Brett Guthrie của khu vực Quốc hội thứ 2 ở Kentucky và Dân biểu Doris Matsui của khu vực Quốc hội thứ 6 ở California. Nghị sĩ Guthrie nhấn mạnh cần phải loại bỏ sự không chắc chắn về quy định của pháp luật trong lĩnh vực blockchain, nêu rõ:
“Khi các nền kinh tế của chúng ta ngày càng trở nên kỹ thuật số, nhiều tổ chức đang chuyển sang blockchain để giao dịch kinh doanh và các ứng dụng mới khác. Blockchain có thể là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho đổi mới và công nghệ, nhưng khi công nghệ phát triển, chúng ta phải giảm bớt sự không chắc chắn trong các quy định bằng cách tìm hiểu một định nghĩa chung và cách sử dụng công nghệ này”.
Matsui bày tỏ giả định của mình rằng Đạo luật Xúc tiến Blockchain sẽ đặt nền tảng cho việc thúc đẩy đổi mới lĩnh vực công nghệ sổ cái phân tán. Cụ thể:
“Dự luật này sẽ tạo ra một nhóm cổ đông để cùng nhau phát triển định nghĩa chung về blockchain và thậm chí quan trọng hơn là đề xuất các cơ hội tận dụng công nghệ nhằm thúc đẩy các cải tiến mới”.
Nhóm làm việc Blockchain sẽ được thành lập trong Bộ Thương mại Hoa Kỳ
Trong vòng 90 ngày kể từ khi ban hành Đạo luật xúc tiến Blockchain, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, Wilbur Ross, sẽ thành lập một nhóm làm việc thuộc quản lý của Bộ Thương mại.
Nhóm làm việc về Blockchain sẽ bao gồm các thành viên đại diện cho một bộ phận liên bang của các cơ quan liên bang có thể hưởng lợi từ việc chấp nhận công nghệ sổ cái phân tán và đại diện từ stakeholder (các bên có liên quan mật thiết, vd: cổ đông, nhà đầu tư, nhân viên) trong ngành, tổ chức học thuật, tổ chức phi lợi nhuận và nhóm vận động người tiêu dùng. Ngoài ra, nhóm phải có các đại diện từ stakeholder từ các lĩnh vực khác ngoài công nghệ cũng như đại diện từ cả các stakeholder liên quan từ nông thôn đến thành thị.
Nhóm được giao nhiệm vụ đệ trình báo cáo lên Quốc hội trong vòng 1 năm kể từ khi ban hành Đạo luật xúc tiến Blockchain. Báo cáo sẽ bao gồm một khuyến nghị về định nghĩa công nghệ blockchain, khuyến nghị về nghiên cứu kiểm tra phạm vi ứng dụng tiềm năng cho công nghệ sổ cái phân tán và đề xuất các ứng dụng khả thi cho công nghệ blockchain nhằm thúc đẩy hiệu quả trong các cơ quan liên bang Hoa Kỳ.
Nhóm này cũng sẽ được giao nhiệm vụ đề xuất nghiên cứu về tác động của blockchain đối với “chính sách phổ điện từ”. Nghiên cứu này sẽ do Trợ lý Bộ trưởng Bộ thương mại về truyền thông và thông tin phối hợp với Ủy ban Truyền thông Liên bang thực hiện.
Cuối cùng, nhóm làm việc về Blockchain được khuyến khích xem xét bất kỳ đề xuất nào được đưa ra trong Báo cáo công nghệ Blockchain của Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật Quốc gia từ 10/2018.
- Hạ Viện Hoa Kỳ vừa ra một dự thảo luật “Keep Big Tech out of Finance” nhắm vào Libra của Facebook
- Luật cấm quảng cáo tiền điện tử là rắc rối đối với CEO Twitter Jack Dorsey
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin | Cointelegraph