Con số 4 tỉ đô la tiền vốn huy động từ các ICOs, với giá trị hiệu dụng không quá cao đi cùng, ta dễ đi đến kết luận rằng các lời chào mời token chỉ là những bong bóng.
Tuy nhiên, sự thật là chính những sự cú hích đem tới sự chuyển ngôi quyền lực trong ngành công nghệ cũng đồng thời là những động lực chính, đóng vai trò quan trọng trong giới crypto. Và nhắc đến những bong bóng thì buộc phải nói rằng, điểm khác biệt chính giữa hoa tuylip và crypto chính là vốn sẽ được triển khai mang tính phỏng đoán tới mức nào. Hoa tuylip thì sẽ được sản xuất thành tài sản, còn crypto đem tới cách tân công nghệ.
Tuy nhiên, có tiền không phải có tất cả. Đây là lí do vì sao tôi trăn trở rất nhiều về việc triển khai vốn đầu tư vào crypto – một chủ đề đáng nhận được sự chú ý lớn hơn từ dư luận. Theo tôi, crypto có thể là một proof point chính trong cuộc chiến trường kì của hệ sinh thái.
Triển khai vốn như thế nào cũng là một lĩnh vực đầy tính cạnh tranh trong năm năm tới.
Do khác với các công ty công nghệ tập trung quen thuộc, chủ dự án phân tán không thể cân đo đong đếm nỗ lực của họ bằng cách thuê một nhóm quản trị và thuê phó giám đốc với từng nhiệm vụ cụ thể, sau đó bảo họ báo cáo lại với chủ dự án theo cấu trúc kim tự tháp.
Mỗi đồng đô la và năng lượng được bỏ ra cần phải tối ưu hóa giá trị đóng góp cho mạng lưới.
Triển khai vốn không chỉ ảnh hưởng tới độ hiệu quả từ tư duy của các chủ dự án trong mô hình này. Hơn thế, việc triển khai vốn nhằm phát triển một mạng lưới phân tán là một lĩnh vực mới mẻ. May mắn thay, các token được chứng minh là những cú hích hiệu quả, và hơn thế, token không gò bó mọi người phải trực tiếp gia nhập một tổ chức như bình thường.
Việc khen thưởng cho những người đóng góp tốt nhất nên dựa vào mức độ đóng góp của họ cho mạng lưới.
Nếu nhìn sâu vào sự phát triển của bitcoin và ethereum, đào (mining) có thể được xem là cơ chế phân vốn nhẹ nhàng nhất trong những ngày đầu. Tuy nhiên, vẫn có vài điểm cần cải thiện. Những điểm yếu này đã làm nản chí những người chơi nhỏ lẻ cùng tham gia vào quy mô. (chủ đề này sẽ được nhắc tới trong một bài viết khác)
Điểm cộng
Để bắt đầu bài viết, tôi xin được nói rằng đây chỉ là một giả thuyết của tôi, chưa có các dữ liệu và dẫn chứng bảo vệ nào ngoài quan sát của tôi đối với một số dự án.
Lâu nay, tôi luôn tin rằng, chào mời token không nên được sử dụng như một cơ chế huy động vốn sau thời điểm mà mạng lưới vẫn đang hưởng lợi nhiều hơn từ mô hình cận tập trung. Điều này có lẽ chỉ xảy ra ở giai đoạn phát triển sản phẩm.
Sau đó, một hệ thống cộng đồng mới mẻ với nền tảng vững chắc (airdrops, đào hoặc một số cơ chế mới khác) sẽ hiệu quả hơn khi ai đó muốn đóng góp vào mạng lưới. Vào thời điểm này, các thành viên sẽ hưởng lợi trực tiếp từ giá trị của token. Hay nói cách khác, nếu chúng ta đơn giản hóa quá mức sự tăng trưởng giá trị trong một mạng lưới, ngoại trừ các hiệu ứng phỏng đoán (như trong biểu đồ bên dưới), mức vốn cao huy động bởi đội ngũ trước điểm uốn cho thấy tổn thất vô ích cho những người tham gia vào mạng lưới trong tương lai.
Trong trường hợp này, đội ngũ dự án đang hưởng lợi từ việc giá token tăng giai đoạn đầu thay vì hưởng lợi từ mạng lưới, và các thành viên cũng tìm ra các phân tán vốn theo cách hiệu quả, phân tán khi đang tạo ra lợi nhuận với quỹ chưa được triển khai.
Một lối đi cho các nhóm đang bước trên con đường này là hạn chế tối đa tổn thất vô ích thông qua khen thưởng cho người đóng góp trên phần trăm mạng lưới thay vì giá trị quy đổi ra tiền thường ( giống như đang mô phỏng thưởng bằng token)
Nhưng đường này sẽ hơi “vất” cho các mạng lưới tiền sản phẩm đã có giá trị tới vài tỉ.
Tất nhiên giả thuyết của tôi chưa nhắc đến những cách khác để triển khai tiền mặt như các cơ hội phát triển kinh doanh hoặc đầu tư vào các ứng dụng đi đầu mạng lưới.
Ví dụ, bitcoin và ethereum – hai cá thể độc lập này đã đóng góp không nhỏ tới sự phát triển của hai hệ sinh thái.
Về Airdrop
Có lẽ tôi đang quá thiên vị VC, nhưng giả thuyết này có vẻ áp dụng được vào thị trường – nơi các nhà thầu được công nhận liên tục hỗ trợ vốn các đội ngũ non trẻ và chấp nhận rủi ro sản phẩm. Tiếp đó, những người khác cũng sẽ theo bước họ.
Tình hình hiện tại khác hoàn toàn so với 6 tháng trước. Lí do một phần đến từ nguy cơ luật pháp, một phần từ thanh trừng thị trường. Hơn thế, tôi nhận thấy airdrop là hình mẫu của giai đoạn phát triển tiếp theo nhằm thúc đẩy giai đoạn đầu của hậu sản phẩm cộng đồng.
Airdrop bản thân nó rất thú vị, vì nó biểu hiện cho giai đoạn đầu của cơ chế cộng đồng mới mẻ mà tôi đã nhắc tới. Cơ chế airdrop tốt nhất cần thu hút được những các nhà phát triển giàu tiềm năng giá trị cho mạng lưới, và người nhận cần nhận kiếm được lời tự mạng lưới.
Điểm thứ nhất rất rõ ràng, nhưng quan điểm thứ hai đề cập đến tâm lí sản phẩm “miễn phí”. Cho đi những thứ miễn phí sẽ giúp tạo ra hành vi thử nghiệm, bởi “miễn phí” khiến người ta thích thú hơn nhiều. Đôi khi còn vượt qua cả giá trị biên tế thực của sản phẩm.
Tuy nhiên, mọi người dễ sa đà vào suy nghĩ được hưởng miễn phí mãi mãi mà không cần bỏ công sức.
Từ lâu, các nhà kinh tế học đã nghiên cứu về hiệu ứng “miễn phí” và cho tặng. Nghiên cứu cho thấy, khi bạn càng bỏ công sức ra vì một thứ gì đó, bạn sẽ càng cảm thấy thứ đó thuộc về mình, và giá trị của nó càng tăng.
Tốc độ là lợi thế
Cuối cùng, tôi cho rằng, trong giới crypto, nhìn chung chúng ta muốn sử dụng các sáng kiến kinh tế để kiểm soát những gì trước đây bị kiểm soát bởi các sáng kiến xã hội. Tôi nghĩ hầu hết các đội ngũ dự án sẽ đánh giá thấp thử thách thực sự phía sau những mô hình sáng kiến kinh tế.
Chừng nào chúng ta giới thiệu được cơ chế sáng kiến kinh tế vào thực tế, mọi người sẽ nhanh chóng loại bỏ cơ chế kiểm soát xã hội. Việc xây dựng lại một cơ chế đã bị loại bỏ sẽ rất khó khăn. Do đó, cần thử nghiệm, nhưng cũng cần lường trước các rủi ro bằng cách thêm vào nhiều sáng kiến kinh tế, và các hình thức không đủ vững mạnh sẽ sụp đổ.
Có lẽ chúng ta không nên lại bỏ các sáng kiến xã hội cùng lúc, mà cần cân nhắc cách thức kết hợp giữa sáng kiến xã hội và kinh tế nhằm phát triển thị trường. Nhìn chung, tôi ủng hộ những thử nhiệm trên. Mãi cho tới gần đây, chúng ta mới tìm ra cách thức xây dựng một hệ thống tiền tệ và tài chính kiểm soát hầu hết giao dịch trên toàn thế giới. Kết quả là, chúng ta đã phát triển được một nền kinh tế mạnh mẽ.
Không còn nghi ngờ gì nữa, công nghệ blockchain sẽ cho phép chúng ta thử nghiệm và chạy thử cơ chế hợp tác mới ở một tốc độ nhanh đến bất ngờ.
Sn-Nour
Tạp chí Bitcoin