Bitcoin đã tăng 64% so với đầu năm nhưng chính hiệu suất bất chấp trọng lực của thị trường chứng khoán đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, vẫn có những lý do chính đáng để đầu tư vào Bitcoin trong năm 2020. Liệu bull run chỉ mới bắt đầu?
Vào năm 2017, Bitcoin đã có một năm đáng kinh ngạc, với một đợt tăng giá đã mang lại cho các nhà đầu tư mức lợi nhuận 1,350% và mức cao nhất mọi thời đại 20,000 đô la như một món quà giáng sinh sớm. Tuy nhiên, vào năm 2018, thực tế đã rất khác. Vua crypto mất hơn 70% giá trị, giảm từ 14,000 đô la vào ngày 1/1 xuống dưới 4,000 đô la vào cuối năm. Thị trường gấu kéo dài trong suốt năm 2018 và 2019, khiến nhiều công ty liên quan đến lĩnh vực này không thể sống sót qua mùa đông tiền điện tử kéo dài.
Bước sang năm 2020, các nhà đầu tư Bitcoin bắt đầu năm mới với tâm trạng lạc quan. Thời gian tồi tệ nhất của thị trường gấu dường như đã lắng xuống và nhiều nhà bình luận dự đoán halving Bitcoin thứ ba vào tháng 5 năm nay sẽ cung cấp chất xúc tác cho một đợt tăng giá mới. Đáng buồn thay, sự kiện thiên nga đen đại dịch COVID-19 đã sớm dội gáo nước lạnh vào những hy vọng của thị trường tăng giá đó. Vào tháng 3, Bitcoin nhanh chóng giảm xuống chỉ còn dưới 4,000 đô la Mỹ, giảm hơn 50% khi các nhà đầu tư trên tất cả các thị trường chuyển sang tiền mặt do đại dịch ập đến bất ngờ.
Bất chấp những thiệt hại nặng nề trong tháng 3 và phản ứng hỗn loạn của các chính phủ trên thế giới đối với đại dịch, thị trường toàn cầu kể từ đó đã phục hồi đặc biệt tốt. Cả vàng và chứng khoán Hoa Kỳ đều đạt mức cao nhất mọi thời đại trong tháng này và nhà đầu tư xem Bitcoin là ứng viên tiếp theo. Nếu bạn đang tự hỏi “tôi có nên đầu tư vào Bitcoin không?” thì dưới đây là 5 lý do tại sao câu trả lời là có.
Bitcoin ngày càng được chấp nhận nhiều hơn trên toàn cầu
Diễn biến chấp nhận Bitcoin trên toàn cầu diễn ra tuy chậm, nhưng chưa có dấu hiệu dừng lại. Ví dụ, số lượng người dùng popular_ Blockchain_ wallet đã tăng đều đặn trong suốt năm 2020, từ 41 triệu lên hơn 52 triệu ví trong 12 tháng qua theo dữ liệu của công ty.
Số lượng ví chỉ là một phần của câu chuyện. Bởi vì nhiều holder (người nắm giữ) để Bitcoin của họ trên các nền tảng custody (ký quỹ) như Coinbase hoặc Cash App của Square.
Square thúc đẩy đầu tư Bitcoin trên cơ sở bình đẳng với đầu tư vào thị trường chứng khoán
Theo thống kê, số lượng người mua BTC qua Cash App tiếp tục tăng. Square đã báo cáo doanh thu Bitcoin tăng mạnh trong quý 2 năm nay. Công ty cho biết Cash App đã tạo ra doanh thu 875 triệu đô la, tăng 600% so với năm trước. Tổng lợi nhuận của công ty từ Bitcoin tăng 711% – một dấu hiệu rõ ràng cho thấy cơ sở người dùng mua Bitcoin đang tăng nhanh.
Trong khi đó, khối lượng giao dịch Bitcoin trên sàn ngang hàng LocalBitcoins cho thấy chấp nhận Bitcoin đang leo thang ở các thị trường mới nổi. Các quốc gia như Kenya, Mexico, Peru, Nam Phi và Venezuela có khối lượng giao dịch Bitcoin cao hơn trong suốt năm 2020.
Đề xuất giá trị của Bitcoin hoàn toàn phù hợp với môi trường vĩ mô
Điều đáng mừng là các cá nhân và công ty có nhận thức ngày càng tăng về đề xuất giá trị độc đáo của Bitcoin và môi trường vĩ mô bất ổn hiện tại. Đơn cử như nhà đầu tư vĩ mô nổi tiếng Paul Tudor Jones. Bitcoin vào năm 2020 nhắc ông nhớ đến vai trò của vàng trong những năm 1970. Trong một báo cáo có tiêu đề “Đại lạm phát tiền tệ”, ông giải thích lý do tại sao quỹ Tudor BVI fund đầu tư từ 1 đến 2% tài sản vào các hợp đồng tương lai Bitcoin. Tudor Jones cho biết:
“COVID-19 là một loại virus độc nhất vô nhị đã dẫn đến phản ứng bằng cách ban hành chính sách có một không hai trên toàn cầu. Nó đã xảy ra với tốc độ nhanh đến nỗi ngay cả một người kỳ cựu trên thị trường như tôi cũng không nói nên lời. Chỉ kể từ tháng 2, tổng cộng 3.9 nghìn tỷ đô la toàn cầu (6.6% GDP toàn cầu) đã được tạo ra một cách kỳ diệu thông qua nới lỏng định lượng. Chúng ta đang chứng kiến Đại lạm phát tiền tệ (GMI) — mở rộng chưa từng có của mọi hình thức tiền tệ, không giống như bất cứ điều gì mà thế giới phát triển từng thấy”.
Satoshi Nakamoto dường như đã thiết kế Bitcoin như một giải pháp khả thi cho tình huống này. Vào năm 2009, ngay sau khi phát hành white paper (sách trắng), cha đẻ Bitcoin đã đăng tải lên một diễn đàn internet. Anh nói:
“Vấn đề gốc rễ của tiền tệ thông thường là tất cả niềm tin cần thiết để làm cho nó hoạt động. Ngân hàng trung ương phải được tin cậy không giảm giá tiền tệ, nhưng lịch sử của các loại tiền fiat đầy rẫy những vi phạm niềm tin đó. Các ngân hàng phải được tin tưởng để giữ tiền của chúng ta và chuyển nó bằng điện tử, nhưng họ cho vay trong làn sóng bong bóng tín dụng với chỉ một phần nhỏ dự trữ”.
Tương tự, CEO Raoul Pal của Real Vision nhận xét ngân hàng trung ương áp dụng nới lỏng định lượng cũng chính là tạo tiền đề để các tài sản cứng như Bitcoin và vàng hoạt động tốt.
“Nới lỏng định lượng lớn đối với tiền fiat trong khi những loại tiền tệ vốn hóa cứng tự động thắt chặt định lượng. Bitcoin chiến thắng. Đây là một trong những cách thiết lập tốt nhất của bất kỳ loại tài sản nào mà tôi từng chứng kiến… kỹ thuật, yếu tố cơ bản, dòng tiền và khả năng tăng giá”.
Và không chỉ các nhà đầu tư vĩ mô chú ý đến vai trò của Bitcoin như một hàng rào tiềm năng chống lại nền kinh tế truyền thống. Những công ty nhỏ biết nắm bắt xu hướng đang ưu tiên chuyển sang sử dụng Bitcoin để tồn tại. Tháng này công ty phần mềm Snappa có trụ sở tại Ottawa cho biết họ đã đầu tư một lượng đáng kể tiền mặt dự trữ của mình vào Bitcoin.
Trong một bài đăng trên blog, đồng sáng lập Snappa Christopher Gimmer giải thích lý do tại sao anh nghĩ Bitcoin là một khoản đầu tư tốt.
“Bạn muốn tiết kiệm tiền bằng một loại tiền tệ có nguồn cung tăng lên mỗi năm? Hay bạn muốn tiết kiệm bằng một loại tiền tệ có nguồn cung cố định theo chương trình? Đây là một câu hỏi mà chúng tôi phải bắt đầu xem xét nghiêm túc khi Snappa tiếp tục mở rộng quy mô và sản xuất trong khi ngày càng có nhiều dòng tiền tự do. Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi ngân hàng của chúng tôi giảm lãi suất tài khoản tiết kiệm từ “lãi suất cao” xuống 0.45% vào đầu năm nay. Điều này có nghĩa là sức mua của đô la Canada và đô la Mỹ thực sự giảm sau điều chỉnh theo lạm phát. May mắn thay, tôi tin rằng chúng ta hiện có một công nghệ tiết kiệm ưu việt hơn nhiều. Công nghệ đó chính là Bitcoin”.
Điều gì sẽ xảy ra nếu mô hình Bitcoin Stock to Flow được duy trì?
Trong lĩnh vực đầu tư, có một khái niệm được sử dụng để định lượng độ khan hiếm của hàng hóa là ‘stock to flow’ (S2F). Stock đại diện cho tổng cung đang lưu thông và flow là lượng cung mới mỗi năm.
Vì Bitcoin là phần mềm mã nguồn mở với tổng cung cố định nên mô hình S2F cũng được áp dụng cho Bitcoin với độ chính xác 100%. Sau khi halving thứ ba xảy ra vào tháng 5 năm nay, S2F hiện tại của Bitcoin là 56, gần bằng với vàng. Tuy nhiên, sau đợt halving tiếp theo vào năm 2024, Bitcoin sẽ khan hiếm gấp đôi vàng.
Một trader có biệt danh PlanB đã tạo ra mô hình Stock-to-Flow (S2F) cho riêng Bitcoin. Anh lập luận sự khan hiếm ngày càng tăng của Bitcoin sẽ làm tăng giá trị của nó. PlanB kể từ đó đã cập nhật mô hình ban đầu của mình thành mô hình giá tài sản chéo. Về dự đoán giá, mô hình này nói rằng Bitcoin có thể đạt 288 nghìn đô la trong chu kỳ nếu tiếp tục được duy trì. Trong khi không ai biết liệu có đúng như mong đợi hay không nhưng với khả năng thu được lợi nhuận cao đến thế, có lẽ nên có một lượng nhỏ Bitcoin để đề phòng trường hợp như vậy?
Mô hình tài sản chéo S2F BTC | Nguồn: PlanB
Trong khi nhiều người chỉ trích mô hình stock to flow thì các nhà đầu tư nổi tiếng khác dường như có quan điểm ngược lại. Tại báo cáo tháng 7/2020 của Fidelity, công ty đầu tư Hoa Kỳ cho biết:
“Hàng hóa có S2F cao trong lịch sử đã đóng vai trò là kho lưu trữ giá trị vượt trội. Stock-to-flow của Bitcoin sẽ làm lu mờ vàng sau đợt halving tiếp theo (2024)”.
Tương tự, Grayscale Investment có trụ sở tại Hoa Kỳ đã công bố báo cáo khác, ghi nhận:
“Các hàng hóa có tỷ lệ stock-to-flow cao như Bitcoin, vàng và bạc trước đây được sử dụng làm kho lưu trữ giá trị”.
Wall Street sẽ chuyển sang tiền điện tử trong nay mai
Như đã đưa tin, Fidelity và Intercontinental Exchange (ICE) khởi chạy thành công các dịch vụ giao dịch tiền điện tử cho nhà đầu tư tổ chức vào năm 2019.
Vào tháng 5, ngân hàng bán lẻ lớn nhất JPMorgan của Mỹ (có lịch sử phản đối Bitcoin) đã thông báo bắt đầu xử lý các giao dịch tiền điện tử và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các sàn hàng đầu của Hoa Kỳ là Gemini và Coinbase. Ngân hàng cũng có kế hoạch tạo tiền kỹ thuật số JPM Coin gắn liền với đô la Mỹ.
Cũng trong tháng 5, bộ phận Quản lý tài sản của Goldman Sachs (Goldman Sachs Wealth Management – GSWM) đã tổ chức kêu gọi tư vấn đầu tư với tiêu đề “Triển vọng kinh tế Hoa Kỳ và ảnh hưởng của các chính sách hiện tại đối với lạm phát, vàng và Bitcoin”. Trong cuộc kêu gọi, GSWM đưa ra quan điểm tiêu cực rõ rệt về tài sản tiền điện tử. Hầu hết các tuyên bố đều không chính xác hoặc lỗi thời và có vẻ như quan điểm này không đại diện cho toàn bộ công ty. Trên thực tế, kể từ đó, Goldman cân nhắc tạo ra tài sản mã hóa của riêng mình và rất có thể là một stablecoin. Công ty cũng đã bổ nhiệm Mathew McDermott vào vị trí mới là người đứng đầu toàn cầu về tài sản kỹ thuật số, chứng tỏ công ty coi blockchain là một phần ngày càng quan trọng của ngành tài chính.
Mặc dù mối quan hệ giữa các ngân hàng Hoa Kỳ và ngành công nghiệp blockchain luôn gặp nhiều khó khăn trở ngại, nhưng điều đó dường như đang thay đổi khi thị trường tiền điện tử trưởng thành. Tháng trước, Văn phòng tổng kiểm toán tiền tệ (OCC) cho biết ngân hàng quốc gia Mỹ và hiệp hội tiết kiệm liên bang hiện được phép cung cấp dịch vụ custody tiền điện tử cho khách hàng.
Bitcoin luôn vượt qua mức cao nhất mọi thời đại sau khi lao dốc
Cuối cùng, đối với bất kỳ ai hỏi “tôi có nên mua Bitcoin hay không?”, xem xét dữ liệu giá lịch sử sẽ cho họ ít nhiều lời khuyên. Bitcoin đã chứng kiến nhiều đỉnh và đáy trong 10 năm qua và đã được báo cáo là “chết” hơn 381 lần trên các phương tiện truyền thông chính thống. Tuy nhiên, nó luôn cố gắng vượt qua mức cao nhất mọi thời đại (ATH) gần nhất nên không có lý do gì để nghĩ rằng điều tương tự sẽ không xảy ra nữa.
Vào giữa năm 2011, giá Bitcoin đã chạm ngưỡng 30 đô la trên sàn giao dịch Mt.Gox phổ biến nhất tại thời điểm đó. Sau một vụ hack sàn giao dịch, giá đã giảm xuống mức thấp chỉ còn 2 đô la vào tháng 11/2011 trước khi phục hồi trở lại vào năm 2012.
Vào tháng 4/2013, Bitcoin đã nhanh chóng đạt mốc 260 đô la, trước khi giảm hơn 50% trong vòng vài giờ do Mt.Gox không thể xử lý khối lượng giao dịch tăng và bị tấn công DDoS. Mặc dù niềm tin của nhà đầu tư vào hệ sinh thái giao dịch Bitcoin đã giảm, nhưng Bitcoin chỉ mất 7 tháng để vượt qua mức cao gần nhất một lần nữa.
Vào cuối năm 2013, lần đầu tiên Bitcoin đạt mốc 1,000 đô la đáng nhớ, nhưng giá dần dần lao về mức thấp nhất là 175 đô la trong 2 năm tiếp theo. Hai năm sau đó, vào đầu năm 2017, Bitcoin lại chạm mốc 1,000 đô la một lần nữa và vượt qua ATH trước để đạt ATH mới vào tháng 12/2017 là 20,000 đô la.
Dữ liệu giá lịch sử cho thấy Bitcoin đã sẵn sàng để vượt qua ATH gần đây nhất, mặc dù có thể mất một vài năm. Ngoài việc mô hình S2F đúng hay không, có thể đã đủ sự quan tâm đến Bitcoin để duy trì đà tăng chậm và ổn định. Trong khi đó, nới lỏng định lượng và tăng nợ chính phủ sẽ góp phần vào lạm phát giá tài sản và giảm giá tiền tệ. Với vàng đã ở mức cao nhất mọi thời đại, Bitcoin có thể vẫn chưa chứng minh bản thân là hàng rào cuối cùng. Bạn sẽ tiếp tục đứng bên lề trong bao lâu?
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.
- Giá trị chuyển khoản trung bình hàng ngày của Tether vượt qua Bitcoin và PayPal vào tháng 8
- Chính quyền Nội Mông Trung Quốc ngừng cung cấp điện giá rẻ cho miners Bitcoin, có nguy cơ lan rộng sang các khu vực khác
- Bitcoin phục hồi và mùa altcoin đã đưa tổng vốn hóa lên mức trước thị trường gấu
Minh Anh
Theo Bravenewcoin