Có thể nhận thấy rằng các yếu tố cơ bản của mạng Bitcoin đang cực kỳ mạnh mẽ và cần tập trung cao độ vào sự năng động của thị trường dựa trên các xu hướng kinh tế vĩ mô. Bitcoin đặt ra mục tiêu trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới, một cơ hội đầu tư không thể coi nhẹ.
Bài viết này sẽ phân tích 7 yếu tố nổi bật mà các nhà đầu tư nên chú ý trong những tháng tới.
Nhà đầu tư Bitcoin kiên định
Có thể nhận rõ niềm tin của nhà đầu tư thông qua việc xem xét số lượng địa chỉ bitcoin duy nhất nắm giữ ít nhất 0,01, 0,1 và 1 BTC. Dữ liệu này cho thấy bitcoin ngày càng được chấp nhận nhiều hơn với số lượng các địa chỉ nắm giữ bitcoin theo từng loại ở trên ngày càng tăng. Mặc dù người dùng cá nhân hoàn toàn có thể giữ bitcoin của họ ở nhiều địa chỉ, nhưng sự gia tăng của các địa chỉ bitcoin duy nhất nắm giữ ít nhất 0,01, 0,1 và 1 BTC cho thấy rằng có nhiều người dùng hơn bao giờ hết đang mua bitcoin và tự quản lý.
Các địa chỉ Bitcoin duy nhất tiếp tục phát triển trên diện rộng. Nguồn: Glassnode
Một số liệu đầy hứa hẹn khác là số lượng Bitcoin được nắm giữ bởi các holder dài hạn (LTH) đã tăng lên gần 14 triệu coin. Nguồn cung của LTH được tính toán bằng cách sử dụng ngưỡng thời gian nắm giữ 155 ngày, sau khi các coin “ngủ đông” ngày càng khó có thể chi tiêu. Tính đến thời điểm hiện tại, 72,49% bitcoin đang lưu hành không có khả năng được bán ở mức giá này.
Nguồn cung Bitcoin thuộc sở hữu của LTH đạt 72,52% tổng nguồn cung BTC đang lưu hành. Nguồn: Glassnode
Có một nhóm lớn các nhà đầu tư bitcoin đang tích lũy tài sản kỹ thuật số bất kể diễn biến giá ra sao. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12 năm 2022 trên “Going Digital”, trưởng bộ phận Nghiên cứu Thị trường Dylan LeClair cho biết:
“Mọi người trên khắp thế giới đang mua tài sản này và một đội quân khổng lồ, ngày càng gia tăng là những người tích lũy bất chấp giá”.
Với số lượng ngày càng tăng của các địa chỉ duy nhất nắm giữ bitcoin và một lượng bitcoin đáng kể được nắm giữ bởi các nhà đầu tư dài hạn, đó là tín hiệu vô cùng lạc quan về sự tiến bộ và tỷ lệ chấp nhận của bitcoin. Có nhiều thay đổi chứng minh tiềm năng cho lợi nhuận bất đối xứng khi nhu cầu về bitcoin tăng lên và việc chấp nhận gia tăng trên toàn thế giới.
Tổng thị trường khả dụng
Trong quá trình kiếm tiền, một loại tiền tệ trải qua ba giai đoạn theo thứ tự: kho lưu trữ giá trị, phương tiện trao đổi và đơn vị tài khoản. Bitcoin hiện đang trong giai đoạn lưu trữ giá trị như được thể hiện bằng các số liệu về LTH ở trên. Các tài sản khác thường được sử dụng làm kho lưu trữ giá trị là bất động sản, vàng và cổ phiếu. Bitcoin là một kho lưu trữ giá trị tối ưu hơn vì nhiều lý do: có tính thanh khoản cao hơn, dễ truy cập, vận chuyển và bảo mật hơn, dễ kiểm toán hơn và khan hiếm hơn bất kỳ tài sản nào khác với giới hạn hard cap là 21 triệu coin. Để bitcoin có được thị phần lớn hơn trong các kho lưu trữ giá trị toàn cầu khác, những tính năng này cần phải được giữ nguyên vẹn và tự chứng tỏ bản thân trong mắt các nhà đầu tư.
Đánh giá về khả năng bảo toàn giá trị của của cải. Nguồn: SIFMA Fact Book 2022
Như đã thấy, bitcoin là một phần rất nhỏ trong của cải toàn cầu. Nếu bitcoin chiếm dù chỉ 1% thị phần từ các kho lưu trữ giá trị khác, thì vốn hóa thị trường sẽ đạt 5,9 nghìn tỷ đô la, đưa giá bitcoin lên hơn 300.000 đô la mỗi đơn vị. Đây là những con số “bảo thủ” vì theo ước tính, việc chấp nhận bitcoin sẽ diễn ra dần dần, từ từ, sau đó thay đổi đột ngột.
Khối lượng chuyển nhượng
Khi xem xét lượng giá trị đã rời khỏi mạng bitcoin trong toàn bộ lịch sử của nó, có một xu hướng tăng rõ ràng về giá trị đô la với việc nhu cầu chuyển bitcoin tăng cao trong năm nay. Vào năm 2022, khối lượng chuyển nhượng đã được điều chỉnh theo sự biến đổi đạt 556 triệu BTC được xử lý trên mạng Bitcoin, tăng 102% so với năm 2021. Tính theo giá trị đô la, mạng bitcoin đạt gần 15 nghìn tỷ đô la giá trị vào năm 2022.
Khối lượng chuyển nhượng bitcoin tính theo đồng đô la. Nguồn: Glassnode
Khả năng chống kiểm duyệt của bitcoin là một tính năng cực kỳ tuyệt vời khi thế giới bước vào thời kỳ phi toàn cầu hóa. Với mức vốn hóa thị trường chỉ là 324 tỷ đô la, rất rõ ràng là bitcoin đang bị định giá thấp một cách nghiêm trọng. Mặc dù giá giảm, mạng bitcoin đã chuyển nhượng nhiều giá trị tính theo đô la hơn bao giờ hết.
Cơ hội hiếm có trong giá Bitcoin
Thông qua các số liệu nhất định, chúng ta có thể phân tích được cơ hội duy nhất mà các nhà đầu tư có để mua bitcoin ở các mức giá này. Vốn hóa thị trường thực tế của bitcoin giảm 18,8% so với mức cao nhất mọi thời đại, đây là mức giảm lớn thứ hai trong lịch sử của nó. Mặc dù các yếu tố kinh tế vĩ mô là điều cần lưu ý, nhưng đây vẫn là một cơ hội mua hiếm có.
Mức giảm vốn hóa diễn ra vào năm 2022 là mức lớn thứ hai trong lịch sử Bitcoin. Nguồn: Glassnode
Xét trong toàn bộ lịch sử hoạt động của nó, bitcoin đang ở giai đoạn của chu kỳ nơi nó có mức giá rẻ nhất. Tỷ giá thị trường hiện tại của nó thấp hơn khoảng 20% so với chi phí trung bình onchain, điều này chỉ xảy ra ở hoặc gần đáy cục bộ của chu kỳ thị trường bitcoin.
Giá hiện tại của bitcoin đang ở mức hiếm hoi đối với các nhà đầu tư muốn tham gia với mức giá rẻ. Trong lịch sử, việc mua bitcoin trong những khoảng thời gian như vậy đã mang lại lợi nhuận to lớn trong dài hạn. Như đã nói, chúng ta nên xem xét thực tế rằng năm 2023 có khả năng sẽ là lần trải nghiệm suy thoái kinh tế kéo dài đầu tiên của bitcoin.
Môi trường kinh tế vĩ mô
Khi chúng ta bước sang năm 2023, việc nhận thức được tình trạng của bối cảnh địa chính trị là vô cùng cần thiết vì vĩ mô chính là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mọi người trên khắp thế giới đang trải qua hiệu ứng trễ của chính sách tiền tệ từ các quyết định của ngân hàng trung ương năm ngoái. Mỹ và EU rơi vào tình trạng suy thoái, Trung Quốc tiến hành phi đô la hóa và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nâng mức lãi suất mục tiêu để kiểm soát đường cong lợi suất. Tất cả những điều này đều gây ra ảnh hưởng lớn đến thị trường vốn.
Không có gì xảy ra trong thị trường tài chính nếu nó tách biệt với thế giới. Sự đi lên của bitcoin cho đến năm 2020 và 2021 – mặc dù tương tự như các chu kỳ thị trường tiền điện tử trước đó – gắn liền rất nhiều với sự bùng nổ của thanh khoản xung quanh hệ thống tài chính hậu COVID. Trong khi năm 2020 và 2021 nổi bật với việc thanh khoản ồ ạt chảy vào, thì năm 2022 lại nổi bật với việc xóa sổ thanh khoản.
Thật thú vị, khi định giá bitcoin so với trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ (được tin là đối thủ cạnh tranh trên lý thuyết lớn nhất của bitcoin về giá trị tiền tệ trong thời gian dài), có thể thấy mức rút tiền trong năm 2022 là khá bình ổn so với mức rút tiền trong lịch sử của bitcoin.
Định giá bitcoin theo trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ. Nguồn: TradingView
Mặc dù giá cổ phiếu và trái phiếu gần đây đang tăng, nhưng rất có thể đây chưa phải là áp lực giảm phát tồi tệ nhất từ chu kỳ thanh khoản toàn cầu. Khi đề cập đến bong bóng nợ quốc gia, thì nên hiểu sự tái định giá mạnh mẽ này của lợi suất toàn cầu có ý nghĩa như thế nào đối với giá tài sản. Khi lợi suất trái phiếu vẫn ở mức cao hơn nhiều so với những năm gần đây, việc định giá tài sản dựa trên dòng tiền chiết khấu sẽ giảm. Bitcoin không phụ thuộc vào dòng tiền, nhưng nó chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi việc định giá lại lợi suất toàn cầu này.
Người dùng Twitter Dylan LeClair chia sẻ:
“Khủng hoảng thanh khoản lớn, khi sự thu hẹp tín dụng và bán tháo tài sản khiến người đi vay bị giảm uy tín.
Các Ngân hàng Trung ương buộc phải vào cuộc để ngăn chặn vòng xoáy giảm phát, đồng thời thực hiện các đợt bơm thanh khoản kỷ lục để kìm hãm lợi suất và tái lạm phát hệ thống.”
Mới đây, Hoa Kỳ đã công bố dữ liệu CPI cho thấy lạm phát đã khép lại năm 2022 ở mức khiêm tốn, với giá tiêu dùng trong tháng 12 ghi nhận mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ đầu đại dịch.
Chỉ số giá tiêu dùng, đo lường chi phí của một rổ hàng hóa và dịch vụ rộng lớn, đã giảm 0,1% trong tháng, phù hợp với ước tính của Dow Jones. Điều đó tương đương với mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 4 năm 2020.
Ngay cả khi giảm, CPI toàn phần vẫn tăng 6,5% so với một năm trước, cho thấy gánh nặng dai dẳng mà chi phí sinh hoạt gia tăng đã đè lên vai các hộ gia đình Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đó là mức tăng hàng năm nhỏ nhất kể từ tháng 10 năm 2021.
Cơ sở hạ tầng và khai thác Bitcoin
Trong khi vô số ngành công nghiệp có hiệu suất tiêu cực và các yếu tố vĩ mô đáng lo ngại đã làm giảm giá bitcoin, thì việc xem xét các số liệu của chính mạng bitcoin lại cho thấy một khía cạnh khác. Hashrate và độ khó khai thác cho biết có bao nhiêu ASIC đang tiếp thêm hashing power cho mạng và mức độ cạnh tranh của việc khai thác bitcoin. Những con số này di chuyển song song và cả hai hầu như chỉ tăng lên vào năm 2022, mặc dù giá đã giảm đáng kể.
Độ khó khai thác bitcoin tiếp tục tăng. Nguồn: Glassnode
Hashrate của bitcoin tiếp tục tăng. Nguồn: Glassnode
Bằng cách sử dụng nhiều máy móc hơn và đầu tư vào cơ sở hạ tầng mở rộng, những người khai thác bitcoin thể hiện rằng họ đang lạc quan hơn bao giờ hết. Lần cuối cùng giá bitcoin nằm trong phạm vi tương tự là vào năm 2017, hashrate của mạng chỉ bằng 1/5 mức hiện tại. Điều này có nghĩa là đã có sự gia tăng gấp năm lần số lượng máy khai thác bitcoin hoạt động và nâng cao hiệu quả cho chính các máy đó, chưa kể đến các khoản đầu tư lớn vào cơ sở vật chất và trung tâm dữ liệu để chứa thiết bị.
Do hashrate tăng trong khi giá bitcoin giảm nên doanh thu của công ty khai thác đã giảm mạnh trong năm nay sau đợt tăng mạnh vào năm 2021. Định giá cổ phiếu công khai của công ty khai thác cũng chịu số phận với mức định giá thậm chí còn giảm nhiều hơn giá bitcoin, trong khi hashrate của mạng bitcoin tiếp tục tăng. Theo báo cáo, tổng vốn hóa thị trường của các công ty khai thác công cộng đã giảm hơn 90% kể từ tháng 1 năm 2021.
Vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phần khai thác công cộng đã giảm 90%. Nguồn: TradingView
Rất có thể nhiều công ty trong số này sẽ phải đối mặt với những khó khăn sắp tới do giá năng lượng và lãi suất toàn cầu tăng vọt như đã đề cập ở trên.
Vào ngày 8/1, Tạp chí Bitcoin đã báo cáo rằng hashrate Bitcoin đã đạt mức cao nhất mọi thời đại mới là 361,2 EH/s ở độ cao block 770.709 vào ngày 6/1. Kỷ lục này tương đương với 0,3611999 zettahash mỗi giây (ZH/s) hoặc khoảng 361,2 triệu hash mỗi giây.
Trong khi đó, độ khó khai thác Bitcoin cũng đã đạt đỉnh mới là 37,73 nghìn tỷ hash ở độ cao block 772.128.
Độ khan hiếm gia tăng
Một cách để phân tích sự khan hiếm của bitcoin là xem xét nguồn cung tiền kém thanh khoản. Thanh khoản được định lượng là mức độ mà một đối tượng chi tiêu lượng bitcoin của họ. Một người không bao giờ bán có giá trị thanh khoản là 0 trong khi một người luôn mua và bán bitcoin có giá trị là 1. Với định lượng này, nguồn cung lưu thông có thể được chia thành ba loại: thanh khoản cao, thanh khoản và kém thanh khoản.
Nguồn cung không thanh khoản được định nghĩa là các thực thể nắm giữ hơn 75% số bitcoin mà họ gửi vào một địa chỉ. Nguồn cung có tính thanh khoản cao được định nghĩa là các đối tượng nắm giữ dưới 25%. Còn nguồn cung thanh khoản sẽ nằm ở khoảng giữa. Phân tích và định lượng nguồn cung kém thanh khoản này được phát triển bởi Rafael Schultze-Kraft, đồng sáng lập và CTO của Glassnode.
Nguồn cung kém thanh khoản của bitcoin tiếp tục tăng. Nguồn: Glassnode
Năm 2022 được đánh dấu là năm bitcoin rời khỏi các sàn giao dịch. Mọi sự khủng hoảng gần đây đã trở thành chất xúc tác để nhiều cá nhân và tổ chức chuyển tiền vào kho lưu trữ của riêng họ, tìm giải pháp lưu ký bên ngoài các sàn giao dịch hoặc bán toàn bộ bitcoin của họ. Khi rủi ro tổ chức tập trung và đối tác đang nhấp nháy báo động đỏ, mọi người sẽ vội vã tìm cách thoát ra, được đặc trưng bởi dòng bitcoin chảy ra từ các sàn giao dịch.
Vào năm 2022, 572.118 bitcoin trị giá 9,6 tỷ đô la đã rời khỏi các sàn giao dịch, đánh dấu dòng bitcoin chảy ra hàng năm lớn nhất tính theo BTC trong lịch sử. Tính theo đô la, nó chỉ đứng thứ hai sau năm 2020, với tác nhân là sự cố COVID vào tháng 3 năm đó. Theo ước tính, 11,68% nguồn cung bitcoin hiện đang có mặt trên các sàn giao dịch, giảm từ 16,88% vào năm 2019.
Các sàn giao dịch chứng kiến sự sụt giảm mạnh về số dư bitcoin trên nền tảng của họ. Nguồn: Glassnode
Số dư bitcoin trên các sàn giao dịch giảm vào năm 2022. Nguồn: Glassnode
Các số liệu về nguồn cung kém thanh khoản kết hợp với lượng bitcoin lịch sử bị rút khỏi các sàn giao dịch vẽ nên một bức tranh hoàn toàn khác với những gì chúng ta đang thấy với các yếu tố bên ngoài phạm vi hoạt động của mạng bitcoin. Mặc dù có những câu hỏi chưa được trả lời từ góc độ kinh tế vĩ mô, nhưng những người khai thác bitcoin vẫn tiếp tục đầu tư vào thiết bị và dữ liệu onchain cho thấy các bitcoin holder không có ý định từ bỏ bitcoin của họ sớm như vậy.
Kết luận
Các yếu tố khác nhau được nêu chi tiết ở trên đưa ra một bức tranh về lý do tại sao chúng ta sẽ làm tăng giá bitcoin trong dài hạn vào năm 2023. Mạng bitcoin tiếp tục tạo ra thêm một block khác khoảng 10 phút một lần, nhiều thợ đào tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng bằng cách duy trì hoạt động và các LTH vẫn kiên quyết với niềm tin của mình, như được thể hiện qua dữ liệu onchain.
Với sự khan hiếm ngày càng tăng của bitcoin, phía cung của phương trình này là cố định, trong khi nhu cầu có thể sẽ tăng lên. Các nhà đầu tư bitcoin có thể đi trước đường cong nhu cầu bằng cách tính trung bình trong khi giá thấp. Điều quan trọng đối với các nhà đầu tư là dành thời gian tìm hiểu cách thức hoạt động của bitcoin để có được kiến thức đầy đủ về những gì họ đang đầu tư. Bitcoin là tài sản sinh lợi có nguồn gốc kỹ thuật số và khan hiếm hữu hạn đầu tiên. Mọi người nên tìm hiểu về tự ký quỹ và rút bitcoin của họ khỏi các sàn giao dịch. Bất chấp chu kỳ tin tức tiêu cực và giá bitcoin giảm, niềm tin tăng giá đối với đề xuất giá trị dài hạn vẫn không hề nao núng.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Frontier ra mắt ví trình duyệt, hỗ trợ Ethereum, Near, Polkadot và 32 blockchain khác
- FTT và các token phá sản khác tăng 2 chữ số khiến cộng đồng hoang mang
- Tại sao thị trường tiền điện tử tăng giá hôm nay?
Itadori
Theo Bitcoinmagazine