Sự im lặng của Justin Sun trước những tranh cãi gay gắt tiếp tục làm cộng đồng TRON ‘đứng ngồi không yên’.
Người sáng lập TRON – Justin Sun tự nhận mình là trung tâm của cuộc tranh cãi trị giá 30 triệu đô trong tuần này. ‘Cuộc chiến’ nổ ra từ khi các nhà đầu tư bị thua lỗ trong kế hoạch Ponzi của Trung Quốc tuyên bố Sun là kẻ tiếp tay cho những mất mát của họ.
Theo những người này, việc Sun không từ chối kế hoạch vốn liên quan đến TRON đã gây ra nhiều thiệt hại hơn mức cần thiết. Trong lúc những sự kiện ‘bi thảm’ liên tiếp xảy ra, một bà mẹ đơn thân đã tự tử sau khi vay tiền để đầu tư vào chương trình này. Đáng buồn thay, 30 triệu đô (200 triệu CNY) ‘không cánh mà bay’ ngay sau đó.
Đây không phải là lần đầu tiên sự im lặng của Justin Sun dẫn đến những hiểu nhầm và tranh cãi trong cộng đồng TRON.
Phản hồi của Justin Sun: TRON trông giống một ‘cú lừa’
Sự nhầm lẫn xung quanh vụ lừa đảo bắt nguồn từ tên của nó – Wave Field Super Community. Theo Decrypt, “Wave Field” là tên gọi khác của TRON tại Trung Quốc. (Thật vậy, cái tên này sẽ xuất hiện trong các tài liệu marketing TRON từ năm 2017 khi bạn tìm kiếm trên Google).
Khi vụ lừa đảo Wave Field Super Community xuất hiện trên các trang truyền thông xã hội Trung Quốc hồi đầu năm, các nhà đầu tư đã yêu cầu Justin Sun giải thích rõ. Những kẻ lừa đảo tự xưng là một trong những siêu đại diện của TRON – các nhà khai thác node duy trì blockchain TRX.
Sun cuối cùng cũng lên tiếng về vụ lừa đảo tiền điện tử nhưng đã quá trễ. Thời điểm đăng bài trên twitter dưới đây là vào ngày 5/7. Lúc này, 30 triệu đô đã ‘vụt khỏi’ tay hàng ngàn nhà đầu tư và một người phụ nữ đã tự sát. Sun viết:
“Một giao thức blockchain hàng đầu, có các kế hoạch Ponzi sử dụng các tên #TRON, #BitTorrent hoặc #uTorrent như của “MMM #bitcoin, #Ethereum pyramid & #EOS ecosystem schemes”. Chúng tôi không bao giờ yêu cầu bạn gửi tiền. Hãy cẩn thận và tự bảo quản $TRX/$BTT của mình”.
As a leading blockchain protocol, there are Ponzi schemes using #TRON, #BitTorrent or #uTorrent names like “MMM #bitcoin, #Ethereum pyramid & #EOS ecosystem schemes”. We will never ask you to send money. Be careful & hodl your $TRX/ $BTT
— Justin Sun (@justinsuntron) July 5, 2019
Sự im lặng gây phẫn nộ – Không phải là lần đầu
Nói chung, Justin Sun cũng không thể chịu trách nhiệm cho tất cả các vụ lừa đảo diễn ra dưới tên TRON. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên sự im lặng của Sun dẫn đến nhầm lẫn tai hại và hiềm khích nghiêm trọng cho các nhà đầu tư TRON.
Vào tháng 5, cựu CTO TRON Lucien Chen tuyên bố rời khỏi dự án với lý do có sự bất đồng không thể hòa giải với Justin Sun. Vị cựu CTO đã tự đề nghị thoát ly và cho rằng TRON không còn phù hợp với mục đích ban đầu.
Một ngày sau đó, nhóm marketing TRON phản hồi: Trên thực tế, Chen bị sa thải từ tháng 1, vì tội trộm cắp, hối lộ và chiếm dụng quỹ. Đáng chú ý, mặc dù là Chen là Tổng giám kỹ thuật nhưng cả Sun và tất cả các đại diện của TRON đều nhận thấy thời điểm đó không phải là lúc thích hợp để tiết lộ điều này.
Trớ trêu thay, Sun một lần nữa tuyên bố trên Twitter, kêu gọi các nhà đầu tư phải luôn cân nhắc:
“Đây là trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc thực hiện nghiên cứu của riêng mình (DYOR). Trong một thế giới & mạng phi tập trung, không chỉ giao thức (#TRON #ETH #EOS) mới có trách nhiệm cảnh báo về bất kỳ hoặc tất cả các trò gian lận đã nêu, chúng ta phải tìm ra những biện pháp mang tính sáng tạo để hạn chế những kẻ lừa đảo”.
Thật không may, không dễ thực hiện nghiên cứu như vậy nếu Sun tiếp tục im lặng trước những tranh cãi nghiêm trọng liên quan đến dự án trị giá hàng tỷ đô của chính mình.
Nguyên nhân TRON sẽ sớm biến mất khỏi Coinbase
Nếu giữ lại Sun theo tiêu chuẩn của các công ty hàng tỷ đô được niêm yết trên NASDAQ thì có thể sẽ tạo ra chướng ngại vật quá lớn trong thời điểm hiện tại. Nhưng tiêu chuẩn của Coinbase thì sao?
Chúng ta có thể nghiên cứu cách đánh giá dự án để được niêm yết trên sàn giao dịch tại Khung chính sách tài sản kỹ thuật số của Coinbase để trả lời cho câu hỏi này. Tài liệu nhiều lần đề cập đến cụm từ “minh bạch” ở nhiều phần khác nhau. Coinbase yêu cầu dự án phải có:
“Các diễn đàn chuyên dụng trên mạng, … nơi các nhà phát triển, nhà hỗ trợ, người dùng và người sáng lập có thể tương tác, xây dựng một cộng đồng và cung cấp sự minh bạch cho dự án. Nhóm cung cấp cập nhật thường xuyên hoặc trả lời các phản hồi”.
Coinbase cũng lưu ý rằng các tiêu chuẩn KYC phải được áp dụng cho các nhà lãnh đạo nhóm có thể nhìn thấy công khai. Blog cho biết:
“Nếu có thông tin, Coinbase sẽ áp dụng KYC theo tiêu chuẩn dành cho các nhà sáng lập hoặc nhà lãnh đạo có thể nhìn thấy công khai”.
Có vẻ như TRON đang thiếu tính minh bạch – hầu như không phải là một đặc tính xa lạ của dự án. Và nếu TRON không thông báo cho các nhà đầu tư về việc sa thải CTO vì hành động phạm pháp thì làm sao Coinbase có thể tin TRON đáp ứng đầy đủ tính minh bạch theo yêu cầu?
- Nhà sáng lập Litecoin Charlie Lee sẽ cùng Justin Sun tham dự bữa trưa với Warrent Buffett
- Tron: Từ “kỳ phùng địch thủ” của Ethereum đến vị thế dẫn đầu trong cuộc đua phi tập trung
Thùy Trang
Tạp Chí Bitcoin | CCN