Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Chương 2: Sự riêng tư trong tình trạng cấp thiết
Phần 4: Khi sự riêng tư lại bị xem là tội phạm
Tác giả: Wendy McElroy
Tôi muốn che giấu điều gì ư ? Mọi thứ ! (Phần 4, mục 1)
Tôi đã lớn lên với tư tưởng là thế giới nơi tôi sống là nơi con người có quyền tự do giao tiếp với người khác một cách riêng tư, không bị kiểm soát, hay phân tích hay đánh giá bởi bất kì hệ thống mờ ám nào, mỗi khi họ nhắc tới điều gì đó đã len lỏi khắp các phương tiện đại chúng.
Edward Snowden
Bạn biết không? Tôi muốn bia đá trên mộ tôi khắc dòng chữ “Tôi sống, rồi chết. Thế thôi, giờ lo việc của mấy người đi.” Tôi muốn giấu đi điều gì cơ chứ? Tất cả mọi thứ! Hay nói cách khác, người ta yêu cầu tôi tiết lộ thông tin nào, thì thông tin đó chính là cái tôi muốn từ chối tiết lộ.
Quyền riêng tư chính là cách thức hiệu quả số một để bảo đảm tự do khỏi quyền lực của chính quyền. Trong cuốn sách Nhìn nhận từ con mắt chính quyền: Tại sao một số phương án cải thiện đời sống con người đã thất bại, nhà khoa học chính trị James C.Scott bình luận về vai trò của một dạng lưu trữ dữ liệu trong thời hiện đại: Bản điều tra dân số. Ông cho rằng “Hãy tưởng tượng nhé! Nếu một chính quyền không có bất cứ cách chính đáng nào để đếm và định vị dân số, dự tính sự giàu có của họ, đánh dấu lên bản đồ vùng đất họ ở, tài nguyên và định cư của họ… thì ta đang nói về một dạng chính quyền với những phương thức can thiệp còn quá non và thô sơ.” Dữ liệu chính là quyền lực. Điều này đúng với cả cá nhân và với chính phủ.
Sự riêng tư mà cryptocurrency đem lại là hiện thân của viễn cảnh tương lai tươi đẹp nhất, khi các cá nhân đảm bảo được quyền tự trị tài chính. Thực tế: Nhu cầu về sự riêng tư chưa bao giờ cấp thiết như lúc này. Trong kỉ nguyên số hóa, một khối lượng khổng lồ dữ liệu giờ đây đã trở thành một giấc mơ mà những chính quyền trong quá khứ chỉ có thể thèm khát trong vô vọng. Nhưng người dùng crypto muốn kiểm soát sự giàu có của mình buộc phải đối mặt với những lời nhận định. Những lời nhận định đó chắc chắn đứng về phe chính phủ thay vì tự do cá nhân.
Một trong số những lời nhận định có sức ảnh hưởng nhất bao gồm:
- Giả định vô tội (suy đoán vô tội) chỉ dành cho chính phủ, không thuộc về các cá nhân.
- Tiêu chuẩn kép về đạo đức được áp dụng cho cả chính phủ và cá nhân;
- Nghĩa chính trị của từ “riêng tư” bị đảo lộn hoàn toàn bởi một trò ảo thuật khéo léo; và
- Orwellian doublespeak has become normal discourse (Nhân đôi Orwellian đã trở thành một diễn ngôn bình thường).
Giả định vô tội
Thuật ngữ pháp lý “Giả định vô tội” hay suy đoán vô tội hay được viết bằng cụm từ tiếng Latin “ei incumbit probatio qui dicit, non qui negat”, nghĩa là trách nhiệm dẫn chứng thuộc về người kiện chứ không phải bị cáo. Bị cáo được giả định là vô tội cho đến khi có bằng chứng chứng minh người này có tội. Các giấy tờ pháp lý sẽ tạm thời nghỉ ngơi, vì quan điểm pháp luật cho rằng hầu hết chúng ta không phải tội phạm, do đó, ta không thể giả định ai đó có tội; ta cần dẫn chứng. Tư liệu này cũng thừa nhận một nguyên tắc cơ bản nhất của logic: không thể chứng minh điều phủ định, trách nhiệm dẫn chứng sẽ thuộc về trách nhiệm của người đưa ra được lời xác nhận khẳng định.
Giả định vô tội là viên gạch nền móng của quyền riêng tư, hay ta có thể gọi nó là bức tường vững chắc chống lại sự kết tội chuyên quyền, độc đoán của chính quyền. Đây chính là một đặc tính định nghĩa một xã hội tự do, thay vì một xã hội chuyên chế. Một luật sư nổi tiếng người Anh, ngài John Clifford Mortimer (nhiều người sẽ biết đến tên ông vì ông là cha đẻ của nhân vật giả tưởng triệu người yêu quý, luật sư đại diện cho bị cáo mang tên Horace Rumpole). Ông không phải người duy nhất cho rằng giả định vô tội chính là “sợi chỉ vàng” dệt nên tấm lụa vàng mang tên “công lý”.
Giờ đây, những sợi chỉ vàng ấy đang dần bị tháo gỡ.
Chính phủ đã nắm trong tay quyền theo dõi, yêu cầu thông tin từ công chúng, những người không còn được hưởng cái gọi là giả định vô tội nữa, dù họ chẳng bị kết tội với bất cứ tội phạm nào. Dấu vân tay, thẩm vấn, và những câu hò hét “Giấy tờ đâu?’ với đoàn người đang đi qua… Cảnh tượng này không hiếm thấy, và người nào dám từ chối có thể được xem như có tội, vì chắc họ đang muốn giấu điều gì đó. Các sĩ quan cảnh sát sẽ bắt một người vì dám từ chối đưa ra ID, dù hành vi bắt đó là hợp pháp hay không, họ không mấy bận lòng. Sau cùng thì người ta vẫn xem những sĩ quan cảnh sát là “người tốt”, và ai dám chống đối người tốt chẳng phải là “kẻ xấu” ư? Việc chính phủ vi phạm quyền cuối cùng lại được thỏa đáng và thậm chí là khuyến khích bởi động lực cao quý tự nhận của các cơ quan chính phủ – những người được xem là đem tới sự an toàn và duy trì ổn định xã hội. Giả định vô tội đã tuột khỏi tay các cá nhân.
Ý nghĩa của giả định vô tội cũng đã bị đảo ngược hoàn toàn! Thay vì nhìn nhận đa số chúng ta là những người vô tội thì giờ đây, ai cũng bị nghi ngờ có tội cho đến khi được chứng minh vô tội. Bằng cách nào vậy? ID phát hành của chính phủ, đính kèm với vô số yêu cầu buộc bạn phải báo cáo chi tiết là viên gạch đầu tiên của các dẫn chứng đang được đòi hỏi. Thêm vào đó, logic cơ bản rằng không thể chứng minh một tiên đề phủ định giờ đây cũng bị đảo ngược nốt. Trò ngụy biện mới với cái tên “lập luận hay sức hút từ thiếu hụt dẫn chứng đối lập” xuất hiện. Nói một cách siêu đơn giản hóa như sau: phần nào trong trò ngụy biện này khẳng định “một tuyên bố là đúng vì nó chưa được chứng minh là sai.” Nghĩa là, một người có khả năng là người phạm tội, vì họ chưa được chứng minh là vô tội.
Một lần nữa, chính phủ tiếm đi suy đoán vô tội từ tay những cá nhân. Thực sự mà nói, tôi đang không hề thái quá lên tầm quan trọng của điều này. Việc chúng ta mất đi giả định vô tội, chẳng khác gì ném cho cồng lý một cái thòng lọng, khiến tất cả chúng ta trượt dài vào chế độ chuyên chế. Đây chính là ý nghĩa chính trị và hậu quả đến từ câu hỏi “Bạn muốn giấu cái gì cơ?”. Chúng ta không còn vô tội đâu, và chắc chỉ khi nằm xuống ta mới có thể che giấu đi những thông tin riêng tư bậc nhất của mình.
Tiêu chuẩn kép về đạo đức
*Tiêu chuẩn kép là cùng một sự việc, hành động, người này làm thì nói là đúng, người kia làm thì bảo là sai. Nói một cách sòng phẳng, đây là cách gọi lịch sự để chỉ tính hai mặt, tính cơ hội thực dụng, mập mờ, vô nguyên tắc của một hành động nào đó. (tuoitre.vn)
Tiêu chuẩn kép được xem như một sự phi lý bởi chúng vi phạm một cách mạnh mẽ câu châm ngôn cơ bản của luật học hiện đại: Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật -wikipedia)
Giả định vô tội của chính phủ và các cơ quan tay chân tồn tại nhờ tiêu chuẩn kép về đạo đức hiện hành trong xã hội – một cho các cá nhân, tiêu chuẩn còn lại cho chính phủ.
Chắc chắn không ai lên tiếng phản đối tiêu chuẩn kép về đạo đức mạnh mẽ như anh lớn chuyên xuất bản theo chủ nghĩa tự do Raymond Cyrus Hoiles. Ông bắt đầu tạo chuỗi truyền thông mang tên Truyền thông tự do vào những năm 50s thế kỉ trước. Hoiles phản đối tiêu chuẩn kép, cho rằng nó đem tới nhiều mối nguy hại cực đoan cho xã hội. Chủ đề tiêu chuẩn kép thường được nhắc đến xuyên suốt các tờ báo của ông.
Trong ấn bản có tên gọi “Lỗi lầm kinh khủng nhất những người thật thà đều mắc phải” (17/12/1956), Hoiles phân tích: Chính cái niềm tin rằng cùng một việc thôi, nhưng nếu thực hiện bởi cá nhân sẽ bị cho là có hại cho xã hội, nhưng thực hiện bởi chính phủ thì lại là chính đáng. Chính cái niềm tin rằng nhiều người cùng làm một việc, nếu xét trên góc độ cá nhân thì sai, nhưng nhiều người là thì nó trở thành đúng đắn và công lý.” Hoiles thường xuyên chỉ trích những quan điểm trên, đặc biệt trong lĩnh vực thuế. Nếu một người hàng xóm ăn trộm tài sản của bạn là sai, thì việc một nhóm những người hàng xóm hay đại diện được chỉ định của họ (chính phủ) làm điều tương tự cũng cần được nhận định là SAI.
Cái gì áp dụng vào thuế thì cũng áp dụng tương tự vào các trường hợp xâm phạm quyền riêng tư. Nếu người hàng xóm nhà bạn không được phép lục soát cơ thể bạn, thì cơ quan chính quyền cũng thế. Nếu người hàng xóm không được nghe trộm điện thoại, ghi chép lại các giao dịch tài chính hay nhìn trộm qua cửa sổ nhà bạn thì rõ ràng chính phủ cũng đang làm SAI nếu thực hiện điều tương tự. Một nhóm người cùng thực hiện không thể bù đắp cho trách nhiệm cá nhân, chỉ vì họ sử dụng tên nào đó để làm đại diện cho cả nhóm. Hiếp dâm tập thể bản chất vẫn là hiếp dâm mà thôi, dù một số cộng đồng có thể hưởng ứng.
Lí do chính khiến chính phủ duy trì chức năng một cỗ máy thúc ép là bởi vì quá nhiều người a dua theo một tiêu chuẩn kép nào đó, và miễn nhiễm với những trách nhiệm đạo đức. Nếu cơ quan chính phủ, từ quý ngài tổng thống đến những người nhân viên công sở đều buộc phải tuân theo những chuẩn mực chung về phép tắc cũng như trách nhiệm pháp lý tương tự như các cá nhân thì sao? Hệ thống chính phủ hiện tại sẽ sụp đổ ngay tức khắc!
Cryptocurrency đang phải đối diện với những bước tiến dần dà cướp đi vai trò công cụ riêng tư của nó. Nhưng cũng may thay, cryptocurrency vẫn đang đóng quân tại mảnh đất danh giá nhất của tự do.
Bài 15: [SERIES] Cuộc cách mạng Satoshi- Các sàn giao dịch – Đánh đổi tự do vì sự tiện lợi?
Bài 17: [SERIES] Cuộc cách mạng Satoshi – Crypto. Một mô hình mới của quyền riêng tư và ID
Tác giả: Wendy McElroy
Dịch giả: Hà Anh