Nước Mỹ có một vị trí quyền lực độc nhất trên hệ thống tài chính thế giới nhờ vào uy quyền của đồng đô la Mỹ. Nhưng một số đối thủ của quốc gia này dường như nghĩ rằng họ đã tìm ra một cách thông minh để chống lại thiết lập hàng chục năm tuổi này: đó chính là tiền điện tử.
Năm ngoái, chính phủ Venezuela, dưới thời tổng thống Nicolás Maduro, đã đưa ra một loại tiền điện tử do nhà nước tài trợ, đồng petro. Kế hoạch này là một nỗ lực minh bạch để trốn tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Song nó đã không được tiến hành và được coi là một scam thất bại. Nhưng bây giờ chính quyền rõ ràng đã chuyển sang Bitcoin.
Tờ ABC của Tây Ban Nha đã báo cáo vào tuần trước rằng chính quyền Maduro, đã nghĩ ra một kế hoạch mới để chuyển đổi thanh toán thuế hàng không thành Bitcoin và cuối cùng là đô la. Báo cáo trích dẫn các nguồn tin sân bay nói rằng các quan chức chính phủ sử dụng ví kỹ thuật số để chuyển tiền kỹ thuật số sang các sàn giao dịch ở Hồng Kông, Nga, Trung Quốc và Hungary, nơi họ chuyển đổi chúng thành đô la và sau đó chuyển tiền mặt vào tài khoản của chính phủ Venezuela ở các quốc gia đó. Điều này khiến họ thoát ra khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ, những thứ ngăn chặn các tài khoản của chính phủ Venezuela khỏi hệ thống dựa trên đồng đô la.
Các nhà lãnh đạo Venezuela không phải là những người duy nhất tin rằng công nghệ blockchain có thể tạo thành nền tảng của một hệ thống tài chính mới hoạt động ngoài tầm với của Hoa Kỳ. Theo một báo cáo mới, Iran, Nga và Trung Quốc có thể sớm tham gia này.
Đồng đô la được chấp nhận rộng rãi là tiền tệ dự trữ thế giới, có nghĩa là các chính phủ nước ngoài dự trữ đô la và sử dụng chúng để tham gia vào thương mại quốc tế. Điều này có nghĩa là phần lớn thương mại toàn cầu phải chạy qua các ngân hàng Hoa Kỳ và chính phủ Hoa Kỳ có thể có được đòn bẩy trong cuộc xung đột bằng cách cắt đứt khả năng của đối thủ trong việc tiếp cận với đồng đô la. Trong nhiều thập kỷ, không có cách nào tốt để vận hành các thương mại quốc tế quan trọng mà không phải di chuyển qua các hệ thống tài chính toàn cầu do Hoa Kỳ lãnh đạo. Song hiện này thì các con đường mới đang được xây dựng bằng cách sử dụng công nghệ blockchain.
Trong thời gian tới, chúng tôi có thể thấy các hoạt động trốn tránh trừng phạt quy mô nhỏ (như ở Venezuela) sử dụng các đồng tiền và sàn giao dịch hiện có, Yaya Fanusie, đồng tác giả của báo cáo cho biết. Trên thực tế, chúng ta đã chứng kiến điều này từ Triều Tiên: vào tháng 3, một nhóm chuyên gia đã báo cáo với Liên Hợp Quốc rằng các hacker được nhà nước bảo trợ của Bắc Triều Tiên đã đánh cắp số tiền điện tử trị giá hơn nửa tỷ đô la từ các sàn giao dịch trực tuyến giữa năm 2017 và 2018.
Nhưng Fanusie và đồng tác giả Trevor Logan cho rằng bốn quốc gia mà họ tập trung vào – Nga, Iran, Trung Quốc và Venezuela đang tích cực khám phá tiềm năng lâu dài của các blockchain để giúp họ tham gia thương mại mà không cần dựa vào đô la Mỹ. Cơ sở hạ tầng hiện tại của tiền điện tử quá chậm chạp và chưa hiệu quả để có thể trở thành đối thủ cạnh tranh hợp pháp của hệ thống do Hoa Kỳ lãnh đạo. Tuy nhiên, nếu các quốc gia này có thể tìm cách khắc phục những rào cản kỹ thuật này, điều này có thể thay đổi.
Nga
“Moscow đang ưu tiên cho sự tiến bộ của công nghệ blockchain như là một mục tiêu an ninh quốc gia và kinh tế lâu dài để giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt của Mỹ và đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ của mình. Năm 2017, theo New York Times, một sĩ quan tình báo Nga đã nói với những người tham dự tại một cuộc họp blockchain quốc tế rằng: “Internet thuộc về Mỹ. Blockchain sẽ thuộc về người Nga”. Tổng thống Vladimir Putin đã nói rằng Nga nên khám phá việc sử dụng công nghệ blockchain, một phần để tránh những hạn chế khác nhau trong thương mại tài chính toàn cầu.
Một số ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước đang chạy thử nghiệm các ứng dụng blockchain, chẳng hạn như Trung tâm Lưu ký An ninh Quốc gia Nga, tổ chức giải quyết các giao dịch chứng khoán của quốc gia. Các quan chức ngân hàng trung ương Nga cũng đã đưa ra triển vọng sử dụng blockchain và có lẽ là một loại tiền kỹ thuật số để xây dựng một hệ thống thanh toán mới để sử dụng bởi các thành viên của Liên minh kinh tế Á-Âu, một thị trường tập hợp nhiều quốc gia nằm ở phía bắc châu Á và Đông Âu. Năm ngoái, các ngân hàng phát triển lớn của Nga đã tham gia cùng các đối tác từ Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi trong một thỏa thuận nghiên cứu công nghệ sổ cái phân tán.
Iran
Ngân hàng trung ương Iran đang nghiêm túc xem xét việc tạo ra tiền điện tử do chính phủ hậu thuẫn để giúp họ đối phó với các lệnh trừng phạt. Vào tháng 1, theo các báo cáo tin tức, người đứng đầu Tổ chức xúc tiến thương mại của Iran nói rằng quốc gia này đang đàm phán với tám quốc gia khác về việc sử dụng một loại tiền điện tử để phá vỡ các lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ khởi xuống. Theo báo cáo của FDD thì ngân hàng trung ương Iran có động lực rất lớn để phát triển một giải pháp thay thế, có lẽ dựa trên blockchain cho hệ thống thanh toán ngân hàng quốc tế được duy trì bởi Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT). Cuối năm ngoái, dịch vụ đã đình chỉ một số ngân hàng Iran, có thể là do lệnh trừng phạt của Mỹ. Fanusie và Logan nói thêm rằng Nga đã nổi lên như một đồng minh mạnh mẽ của Iran trong một kế hoạch kháng chiến blockchain.
Trung Quốc
Trung Quốc là một nước đặc biệt trong nhóm các quốc gia này vì ít bị đe dọa bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và bởi vì các nhà lãnh đạo của họ đã tiết lộ một vài chi tiết cụ thể về tham vọng blockchain của họ. Tuy nhiên, “việc thay thế ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong hệ thống tài chính toàn cầu là ưu tiên quốc gia”. Fanusie và Logan nói rằng trong tất cả các đối thủ của Hoa Kỳ, Trung Quốc có vị thế tốt nhất để tạo ra một hệ thống dựa trên blockchain có thể cạnh tranh với hệ thống dựa trên đồng đô la. Họ cho rằng một đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ thúc đẩy thương mại với các công ty Trung Quốc tham gia vào cái gọi là Sáng kiến Vành đai và Con đường, một chiến lược toàn cầu để đầu tư vào cơ sở hạ tầng thương mại ở các quốc gia chiếm hơn 60% dân số thế giới.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã nghiên cứu về tiền kỹ thuật số kể từ ít nhất là năm 2014 và năm 2016, thống đốc ngân hàng của ngân hàng ngụ ý rằng tiền kỹ thuật số cuối cùng sẽ cùng tồn tại với tiền mặt là điều không thể tránh khỏi. Vào năm 2017, chính phủ Trung Quốc đã tạo ra một Viện nghiên cứu tiền tệ kỹ thuật số và tuyên bố rằng họ sẽ ưu tiên phát triển blockchain như một phần trong kế hoạch 5 năm của mình. Ngân hàng trung ương và chính phủ hiện đang tham gia vào một số dự án blockchain. Gần đây, Wang Xin, giám đốc văn phòng nghiên cứu PBOC, bày tỏ lo ngại về hậu quả tiềm tàng của việc Facebook tạo ra tiền kỹ thuật số cho hệ thống tài chính toàn cầu. Điều này càng thúc đẩy suy đoán rằng Trung Quốc có thể ra mắt đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình.
Vậy thì sao?
Điều đó có ý nghĩa gì đối với Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới nếu một loại tiền tệ khác có thể cạnh tranh mạnh mẽ hoặc thậm chí thay thế đồng đô la làm tiền tệ dự trữ? Fanusie nói rằng có rất ít phân tích về ý nghĩa của việc này đối với sự ổn định của hệ thống tài chính do Hoa Kỳ lãnh đạo. Chính phủ Hoa Kỳ cố gắng ngăn chặn bọn tội phạm sử dụng tiền điện tử để rửa tiền, nhưng họ chưa từng xem xét câu hỏi rộng rãi, có tính hệ thống này.
Báo cáo kêu gọi Bộ tài chính Hoa Kỳ đưa ra và điều hành các kịch bản đe dọa. Đó là điều sẽ xảy ra nếu một quốc gia khác triển khai thành công một hệ thống tài chính thay thế có khả năng làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ. Mặc dù vậy, trước tiên, chính phủ có thể cần nhiều chuyên môn nội bộ hơn, Fanusie nói: “Các nhà kinh tế và các nhân sự tài chính, những người thực sự hiểu cách thức hoạt động của tiền bạc, họ cũng cần hiểu công nghệ blockchain hoạt động như thế nào và thậm chí hiểu hệ sinh thái này một chút, để có thể đưa ra các kịch bản sẽ tác động đến nền kinh tế Mỹ”.
Lusjfer
Tạp Chí Bitcoin | technologyreview