Trong bối cảnh Alipay và WeChat Pay hiện chiếm hơn 90% thị trường thanh toán di động và rút tiền, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) đề xuất tiền kỹ thuật số là giải pháp tốt hơn cho các ngân hàng để cạnh tranh với bên thứ ba khai thác mạng thanh toán.
Các nhà phân tích cho biết PBOC sắp ra mắt đồng tiền kỹ thuật số ‘quốc dân’ để thắt chặt sự kìm kẹp đối với pool tiền gửi của quốc gia và giúp các ngân hàng bắt kịp với hoạt động kinh doanh thanh toán trên di động.
PBOC đã thành lập dự án vào năm 2014 nhằm tung ra loại tiền kỹ thuật số của riêng mình để cắt giảm chi phí lưu thông tiền mặt và thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách kiểm soát nguồn cung tiền. Mặc dù dự án đã được bảo mật nghiêm ngặt nhưng tin tức truyền thông cho thấy các nhà nghiên cứu đã làm việc tích cực trên các hệ thống tiền điện tử trong năm qua.
Vào tuần trước, tại một hội nghị ở Heilongjiang, phó giám đốc bộ phận thanh toán Mu Changchun của PBOC đã cung cấp thêm chi tiết về loại tiền kỹ thuật số gần như sẵn sàng ra mắt. Theo đó, PBOC sẽ dùng các ngân hàng thương mại Trung Quốc để làm cơ quan chuyển đổi, giúp chuyển đổi tiền mặt đang lưu hành thành tiền kỹ thuật số được PBOC hỗ trợ và ngược lại.
Điều này cho thấy PBOC cũng rất mong ra mắt đồng coin của riêng mình sau khi Facebook công bố chi tiết về dự án Libra vào giữa tháng 6. Các ngân hàng trung ương toàn cầu, bao gồm cả PBOC, nhiều lần nhấn mạnh Libra phải được ngân hàng trung ương giám sát để ngăn ngừa rủi ro ngoại hối tiềm ẩn và bảo vệ thẩm quyền của chính sách tiền tệ.
Mu khẳng định tiền kỹ thuật số “không nhất thiết phải phụ thuộc vào blockchain” và sẽ chỉ được sử dụng để hỗ trợ các giao dịch nhỏ lẻ.
Các nhà phân tích cho biết điều này cũng có thể kiềm chế sự thống trị của hai nhà khai thác công cụ thanh toán phi ngân hàng như Alipay của Ant Financial và WeChat Pay của Tencent Holdings. Cả hai chiếm 90% giao dịch thanh toán bằng di động ở Trung Quốc. Ant Financial là một chi nhánh của Tập đoàn Alibaba Group, là công ty sở hữu South China Morning Post.
Theo nhà phân tích Cindy Wang của DBS Group Research, bằng cách kết nối các ngân hàng với tư cách là đại lý chuyển đổi tiền fiat thành tiền kỹ thuật số, PBOC muốn đảm bảo khi các loại tiền được chuyển đổi trở lại thành đồng Nhân dân tệ, tiền sẽ chảy ngược vào tài khoản tiền gửi của ngân hàng. Cụ thể:
“Hiện tại, các ngân hàng đang chịu áp lực giữ lại cơ sở tiền gửi bởi vì với các quỹ thị trường tiền tệ được phân phối bởi các nhà cung cấp thanh toán bên thứ ba như Alipay hoặc Tencent, một số tiền nhàn rỗi trong tài khoản thanh toán di động đã bị rò rỉ ra khỏi hệ thống ngân hàng và rơi vào tay của các nhà quản lý quỹ”.
Alipay vận hành nền tảng phân phối quỹ thị trường tiền tệ, nơi tổ chức quỹ thị trường tiền tệ lớn nhất thế giới có tên là Yu’e Bao có tổng tài sản là 1.03 nghìn tỷ nhân dân tệ (146 tỷ đô la) tính đến tháng 6.
Bằng cách chỉ định các ngân hàng là đại lý chuyển đổi tiền kỹ thuật số của PBOC và tiền fiat, các ngân hàng có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng internet của riêng họ để giữ tiền mặt của các cá nhân và thương nhân. Sau cùng, biến số tiền đó thành tiền gửi ngân hàng.
“Khi tỷ lệ dư nợ tín dụng của các ngân hàng tăng lên, nếu các ngân hàng tiếp tục mất cơ sở tiền gửi thì họ sẽ khó đáp ứng hoạt động cho vay, vì vậy thông qua tiền kỹ thuật số, PBOC hy vọng sẽ chuyển một số tiền gửi trở lại hệ thống ngân hàng”, Wang cho biết.
Theo Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, tỷ lệ cho vay tiền gửi của các ngân hàng Trung Quốc trong quý II ở mức 72.85%, tăng từ 69.12% tại thời điểm một năm trước.
Theo số liệu của PBOC, tiền gửi cá nhân tại các ngân hàng tính đến tháng 7 là 78.9 nghìn tỷ nhân dân tệ, trong khi tiền gửi tại các nhà khai thác thanh toán phi ngân hàng là 1.29 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Hui Kai-lung, giáo sư tại khoa hệ thống thông tin của Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, cho biết bằng cách chỉ định các ngân hàng Trung Quốc là cơ quan chuyển đổi, PBOC đang cho phép họ lấy lại kênh có thể nắm bắt và phân tích dữ liệu giao dịch của khách hàng. Cụ thể:
“Các ngân hàng thương mại ở thế bất lợi trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp thanh toán di động vì Alipay và WeChat Pay kiểm soát phần lớn dữ liệu liên quan đến thanh toán và hành vi trực tuyến của người dùng cuối. Nhưng với vai trò mới theo sáng kiến tiền tệ kỹ thuật số của PBOC, tôi hy vọng các ngân hàng sẽ hình thành nền tảng và mạng lưới của riêng họ trên dữ liệu lớn”.
Trong những năm gần đây, các ngân hàng Trung Quốc tập trung nhiều hơn vào hoạt động ngân hàng bán lẻ thông qua kỹ thuật số hóa vì muốn bắt kịp các nhóm fintech lớn để thu hút các doanh nghiệp cho vay tiêu dùng được phê duyệt và giải ngân trực tuyến ngày càng phổ biến.
Mặc dù hầu hết các nhà phân tích dự đoán có thể mất vài năm trước khi các ngân hàng Trung Quốc có thể chiếm thị phần đáng kể trong lĩnh vực thanh toán di động nhưng Wang hy vọng một số ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ dự án tiền kỹ thuật số của PBOC so với số còn lại.
“Những tổ chức tích cực hơn trong lĩnh vực ngân hàng di động, như China Merchants Bank và Ping An Bank, có thể sẵn sàng hợp tác với PBOC và hỗ trợ dự án tiền kỹ thuật số này”, Wang cho biết.
Người phát ngôn của Ant Financial và Tencent đều từ chối đưa ra bình luận.
- Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tăng tốc phát triển tiền kỹ thuật số
- Startup blockchain thanh toán di động Terra nhận được đầu tư từ LuneX Ventures
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin | Scmp