Các chính phủ trên khắp thế giới đã cảnh giác cao độ sau khi Facebook công bố một loại tiền kỹ thuật số blockchain được phép có tên là Libra.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các cơ quan quản lý tài chính ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á tỏ ra không mấy mặn mà với triển vọng của loại tiền kỹ thuật số thay thế thuộc sở hữu tư nhân.
Bài viết sẽ đề cập đến 4 quốc gia điển hình không thích Libra.
Pháp không phải là fan hâm mộ của Libra
Có lẽ, Pháp là quốc gia phản đối Libra mạnh mẽ nhất. Vào thứ 5 tuần trước, Bộ trưởng Bộ tài chính Pháp Bruno Le Marie khẳng định chắc nịch là sẽ ngăn chặn sự phát triển của Libra ở Châu Âu.
Trích dẫn những lo ngại liên quan đến rủi ro của người tiêu dùng và chủ quyền tiền tệ của chính phủ, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố trong một hội nghị ở Paris về tiền mã hóa:
“Libra cho thấy mối rủi ro hệ thống từ thời điểm bạn có 2 tỷ người dùng. Bất kỳ sự cố nào trong quá trình hoạt động của loại tiền này chẳng hạn như quản lý dự trữ đều có thể tạo ra sự gián đoạn tài chính đáng kể. Tôi muốn nói rõ rằng: trong những điều kiện này, chúng ta không thể cho phép Libra phát triển trên đất Châu Âu […] Chủ quyền tiền tệ của các quốc gia đang bị đe dọa từ việc tư nhân hóa tiền tệ … bởi một tác nhân duy nhất có hơn 2 tỷ người dùng trên khắp thế giới”.
Bản thân Le Maire đã là một nhà phê bình cực kỳ thẳng thắn đối với Libra kể từ khi Facebook công bố dự án. Ông nhắc lại gã khổng lồ truyền thông xã hội không có khả năng bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu của người dùng và do đó không nên tin tưởng vào việc phát hành tiền tệ riêng.
Đức thống nhất quan điểm với Pháp
Đức là một quốc gia Châu Âu khác hoàn toàn phản đối tiền điện tử của Facebook.
Vào ngày 17/8, Bộ trưởng Bộ tài chính Olaf Scholz tuyên bố các nhà hoạch định chính sách Đức từ chối chấp nhận các loại tiền tệ song song và Berlin sẽ phản đối Libra cũng như bất kỳ dự án tương tự nào khác. Ông tuyên bố trong một cuộc hội thảo:
“Chúng tôi không thể chấp nhận một loại tiền tệ song song. Bạn phải từ chối điều đó một cách rõ ràng”.
Cùng với nhiều quốc gia khác, Đức đang tiếp cận tiền điện tử không phải là blockchain với kế hoạch thực hiện chiến lược blockchain chi tiết và kỹ lưỡng ngay từ hôm nay. Theo tin tức từ Reuters, chiến lược đó dự kiến sẽ không có chỗ để triển khai stablecoin – đặc biệt là các loại tiền riêng tư như Libra.
Một tổ chức quốc tế mới phát biểu:
“Chính phủ Liên bang sẽ làm việc ở cấp độ châu Âu và quốc tế để đảm bảo stablecoin sẽ không trở thành lựa chọn thay thế cho các loại tiền tệ chính thức”.
Vào thứ 6 tuần trước, Đức cũng lên tiếng ủng hộ Pháp khi nhận định Libra có rủi ro cho lĩnh vực tài chính và không được phép ở lục địa này.
Hai nước đã đưa ra một tuyên bố chung, trong đó nêu rõ:
“Không một thực thể tư nhân nào có thể yêu cầu quyền lực tiền tệ vốn là chủ quyền của các quốc gia”.
Hoa Kỳ giận dữ với trò chơi quyền lực của Facebook
Là một trong những cường quốc kinh tế của thế giới, không có gì ngạc nhiên khi Hoa Kỳ có lập trường rất hoài nghi về một trong những công ty gia đình của họ cố gắng lật đổ đồng đô la Mỹ bằng một loại tiền kỹ thuật số thay thế.
Gần như ngay lập tức sau khi Libra được công bố, Quốc hội Hoa Kỳ đã yêu cầu Facebook tạm dừng phát triển tiền điện tử trong khi các nhà lập pháp tìm kiếm một cái nhìn sâu sắc về tình hình.
Lá thư của nữ nghị sĩ Maxine Waters, người đứng đầu Ủy ban dân chủ về các dịch vụ tài chính kêu gọi:
“Vì Facebook đã nắm trong tay hơn 1/4 dân số thế giới nên bắt buộc Facebook và các đối tác phải ngừng ngay kế hoạch thực hiện cho đến khi các cơ quan quản lý và Quốc hội có cơ hội kiểm tra các vấn đề này và hành động […] Nếu không dừng lại trước khi còn có thể thì nguy cơ thất bại của hệ thống tài chính mới có trụ sở tại Thụy Sĩ sẽ là rất lớn”.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng cân nhắc về Libra trên Twitter, nói rằng ông không ủng hộ Bitcoin cũng không ủng hộ tiền điện tử. Đồng thời, Facebook phải thông qua các kênh điều tiết thích hợp nếu muốn trở thành ngân hàng.
….Similarly, Facebook Libra’s “virtual currency” will have little standing or dependability. If Facebook and other companies want to become a bank, they must seek a new Banking Charter and become subject to all Banking Regulations, just like other Banks, both National…
— Donald J. Trump (@realDonaldTrump) July 12, 2019
“…. Tương tự như vậy, tiền ảo Libra của Facebook sẽ có ít chỗ đứng hoặc độ tin cậy. Nếu Facebook và các công ty khác muốn trở thành ngân hàng, họ phải đăng ký hoạt động như một ngân hàng và tuần thủ tất cả các Quy định ngân hàng, giống như các Ngân hàng khác”.
Facebook sau đó đã hứng chịu nhiều ‘rìu búa’ trong một phiên điều trần của Quốc hội bởi các nhà lập pháp ở cả hai phía. Các chính trị gia như Alexandria Ocasia-Cortez khuyên chính phủ Hoa Kỳ nên suy xét thật kỹ về Libra.
Với các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư của Facebook, chẳng hạn như vụ bê bối Cambridge Analytica, không có gì ngạc nhiên khi các nhà lập pháp Hoa Kỳ (và toàn cầu) chỉ trích khả năng của công ty trong việc mang lại thành công cho tiền kỹ thuật số của chính.
Trung Quốc chỉ muốn giành chiến thắng trong cuộc đua
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một cường quốc kinh tế khác và cũng không phải là fan hâm mộ của Libra – nhưng vì những lý do hơi khác các quốc gia trên.
Chính phủ của quốc gia đông dân nhất thế giới coi tiền điện tử của Facebook là đối thủ cạnh tranh với tiền điện tử do ngân hàng trung ương của họ phát hành, hiện đang trong giai đoạn phát triển.
Giống như các ngân hàng trung ương của các quốc gia khác, PBOC không sẵn lòng cho phép một loại tiền tệ tư nhân làm suy yếu cơ quan tài chính của quốc gia. Giám đốc ngân hàng trung ương, Wang Xin, gần đây đã hỏi:
“Nếu Libra được sử dụng rộng rãi để thanh toán, đặc biệt là thanh toán xuyên biên giới, liệu nó có thể hoạt động như tiền và do đó có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ, ổn định tài chính và hệ thống tiền tệ quốc tế không?”
Một câu trả lời khẳng định chắc chắn là Libra sẽ không phù hợp với cách vận hành của chính phủ Trung Quốc.
Thêm mối quan ngại cho các nhà chức trách Trung Quốc là thực tế đồng đô la Mỹ có thể đóng vai trò lớn trong việc ủng hộ Libra. Wang Xin cũng lưu ý:
“Nếu Libra được liên kết chặt chẽ với đồng đô la Mỹ, nó có thể tạo ra tình huống tiền tệ có chủ quyền sẽ cùng tồn tại với các loại tiền kỹ thuật số tập trung vào đô la Mỹ. Nhưng thực chất ‘rừng chỉ có một hổ’, đó là đồng đô la Mỹ và Hoa Kỳ . Nếu vậy, Facebook coin sẽ mang lại một loạt các hậu quả chính trị, kinh tế, tài chính và thậm chí quốc tế”.
Vào cuối ngày, vẫn có những chủ đề chung giữa các quốc gia có lập trường phản đối Libra mạnh mẽ – cụ thể là họ không tin Facebook sẽ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và không muốn cho phép công ty tư nhân lật đổ hệ thống tài chính đã được áp dụng bấy lâu nay.
- CEO David Marcus của Calibra: Libra không đe dọa chủ quyền của các quốc gia
- PayPal cảnh giác với tương lai Libra của Facebook
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin | CCN