Ngân hàng trung ương không cần tiền kỹ thuật số ‘chính chủ’

Updated: 04/10/2019 at 6:45

Câu hỏi các ngân hàng trung ương có nên phát hành các loại tiền kỹ thuật số hay không có vẻ như là một cuộc tranh luận phức tạp. Nhưng nếu cho phép họ làm như vậy thì có thể có tác động sâu sắc đến bối cảnh kinh tế cũng như tài chính của quốc gia và không làm cho tình hình tốt hơn.

Có đa dạng các đề xuất được đưa ra nhưng cùng cốt lõi: Ngân hàng trung ương sẽ phát hành tiền gửi điện tử. Các khoản tiền gửi này sẽ có sẵn cho các công dân hoặc doanh nghiệp đủ điều kiện, cho phép số lượng lớn hơn các bên truy cập trực tiếp vào các cơ chế kế toán và thanh toán của ngân hàng trung ương. Một phiên bản đơn giản của đề xuất cho phép các cá nhân mở tài khoản tại Federal Reserve (Cục Dự trữ Liên bang), giống như họ có thể có tài khoản tại Bank of America. Nó sẽ giống như một “lựa chọn công khai” dành cho ngân hàng, mặc dù tập trung vào điện tử và truy cập trực tiếp vào Fed.

Câu hỏi đặt ra là liệu Fed hoặc các ngân hàng trung ương khác đã sẵn sàng để đối phó với các khách hàng bán lẻ nóng tính đòi hỏi dịch vụ tốt hơn chưa? Có lẽ là không, nhưng điều đó thậm chí không phải là vấn đề lớn nhất với những đề xuất này.

Để hiểu được ý tưởng tiền kỹ thuật số, hãy xem xét cách hệ thống hoạt động vào lúc này. Các ngân hàng Hoa Kỳ có mối quan hệ đặc biệt với hệ thống Federal Reserve, họ có quyền truy cập trực tiếp vào các dịch vụ thanh toán của Cục và nhận được các đặc quyền của người cho vay cuối cùng. Nếu không phải là một ngân hàng hợp pháp thì thường phải làm việc thông qua một ngân hàng để có quyền truy cập vào hệ thống thanh toán của Fed. Trong khi đó, ngân hàng đó có thể sử dụng tiền gửi của bạn để cho vay.

Bây giờ hãy xem tất cả thay đổi thế nào nếu bạn có thể đặt tiền gửi vào trực tiếp ngân hàng trung ương. Điều gì xảy ra tiếp theo? Ngân hàng trung ương sẽ nắm giữ khoản tiền gửi kỹ thuật số của bạn. Trong trường hợp đó, số lượng cho vay sẽ giảm xuống, gây bất lợi cho nền kinh tế. Ngoài ra, người gửi tiền có thể không được nhận tiền lãi.

Một kịch bản khác là ngân hàng trung ương quyết định tham gia kinh doanh cho vay thương mại, giống như ngân hàng hiện tại. Ngân hàng trung ương sẽ là một người cho vay tốt hơn so với các ngân hàng tư nhân? Chắc là không. Các ngân hàng trung ương có bản chất bảo thủ và ít “gắn liền với cộng đồng”. Kết quả cuối cùng sẽ là có nhiều tiền hơn được sử dụng để mua trái phiếu kho bạc và chứng khoán thế chấp – là hình thức đầu tư được thể chế hóa cao – và ít khoản vay hơn cho các doanh nghiệp địa phương vừa và nhỏ.

Đó là một sự đánh đổi tồi tệ, đặc biệt khi cho rằng Kho bạc đã có thể được tài trợ ở mức thấp và việc tạo ra doanh nghiệp mới chậm chạp. Cũng có nguy hoạt động cho vay của ngân hàng trung ương bị chính trị hóa. Ví dụ, hãy tưởng tượng, các nhà quản lý do Trump bổ nhiệm quyết định cho vay nhiều hơn đối với các quốc gia có vấn đề và Fed sẽ làm điều đó.

Thậm chí còn nhiều vấn đề khác nữa. Quy định tài chính tạo ra sự phân biệt tương đối chặt chẽ giữa ngân hàng và phi ngân hàng. Các ngân hàng có quyền truy cập trực tiếp vào hệ thống thanh toán và hưởng các đặc quyền khác. Đổi lại, việc chấp nhận rủi ro của họ được quy định chặt chẽ hơn (không chỉ bởi Fed mà còn các cơ quan và tiểu bang liên bang khác). Tuy nhiên, một startup fintech tránh hầu hết các quy định của ngân hàng, nhưng phải hoạt động thông qua các ngân hàng để thực hiện thanh toán. Sự phân chia trách nhiệm này là không hoàn hảo, nhưng cho phép nhiều bộ phận của nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển và đổi mới mà không phải đối mặt với tất cả các quy định áp đặt đối với các ngân hàng.

Chính vì nguyên nhân này mà tôi không đồng ý với đề xuất về tiền điện tử chính thức của chính phủ. Thực tế, nó sẽ làm cho nhiều tổ chức kinh tế giống như các ngân hàng hơn. Theo thời gian, những tổ chức đó cũng sẽ được quy định giống như các ngân hàng. Chẳng hạn, nếu Fed trực tiếp chuyển các khoản thanh toán được một công ty tư nhân thực hiện thì có thể phải cảnh giác với rủi ro tín dụng và áp đặt các yêu cầu về vốn, dự trữ đối với công ty đó, giống như đối với các ngân hàng. Các ngân hàng phàn nàn rằng họ đang phải đối mặt với cạnh tranh không lành mạnh và yêu cầu áp đặt các quy định nhất quán. Trong mọi trường hợp, nhiều nền kinh tế có thể sẽ phải tuân theo quy định tài chính, không chỉ dừng lại ở cốt lõi tương đối hẹp của hệ thống ngân hàng.

Lấy Trung Quốc làm ví dụ, có lẽ là quốc gia đi xa nhất so với bất kỳ chính phủ nào trong lĩnh vực này với kế hoạch đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Hệ thống thanh toán và ngân hàng Trung Quốc đã được nhà nước quản lý và kiểm soát, vì vậy quá trình chuyển đổi sẽ dễ dàng hơn.

Hầu hết các hệ thống tài chính ngân hàng là sự pha trộn khó chịu của các yếu tố tập trung và phi tập trung có sự cân bằng thay đổi khi công nghệ phát triển. Nếu các quốc gia tạo ra tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, nó sẽ có hiệu lực như một quy định chấm dứt khu vực tư nhân. Quá nhiều hoạt động thương mại sẽ chịu sự kiểm soát tập trung.

Đó có phải là hệ thống mà Hoa Kỳ và các nền dân chủ tư bản khác muốn không? Hiện trạng không khả quan cho lắm. Nhưng nó chưa phải đứng trên bờ vực của sự bùng nổ hoặc thảm họa. Tiền tệ kỹ thuật số từ các ngân hàng trung ương là một giải pháp dẫn đến nhiều vấn đề.

Thùy Trang

    Tạp chí Bitcoin | Bloomberg

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Giới đầu cơ Bitcoin vừa đạt cột mốc mới khi giá mua trung bình của họ lần đầu tiên vượt ngưỡng 100.000 USD. Theo dữ liệu mới nhất từ công ty phân tích on-chain Glassnode, tính đến thứ Ba (15/7), cơ sở chi phí* của các nhà đầu tư ngắn... ...

Ethereum (ETH) hiện đang đứng trước một cơ hội lớn để có bước đột phá mạnh mẽ, nhưng động lực có thể đến từ một nguồn ít ai ngờ đến: việc bật đèn xanh cho các quỹ ETF Ethereum giao ngay và khả năng triển khai staking trong các sản... ...

Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) vừa công bố Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI), cho thấy lạm phát đã hạ nhiệt trong tháng 6. Sau thông báo, thị trường crypto phản ứng đáng kể, trong bối cảnh ảnh hưởng từ các tín hiệu kinh tế của nước... ...

XRP vừa chứng kiến một cú bứt phá mạnh mẽ về hoạt động, vươn lên vị trí số 2 trên Coinbase với khối lượng giao dịch trong 24 giờ đạt tới 413 triệu USD. Đáng chú ý, hơn 167 triệu XRP — tương đương gần 500 triệu USD — đã... ...

Sau khi lập đỉnh lịch sử mới vào thứ Hai, các dự báo giá Bitcoin liên tục được đưa ra và một chuyên gia cho rằng BTC có thể sẽ đạt 135.000 USD trước khi thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh rõ rệt. Trước khi ghi nhận cú... ...

Các công ty kho bạc Ethereum (ETH) đã mua vào ít nhất 1,6 tỷ đô la trong tháng qua, giữa bối cảnh các tổ chức tích cực gom hàng khi giá tăng mạnh. Theo thông báo gần đây, các công ty nắm giữ kho bạc ETH đã tích lũy hơn... ...

Dogecoin (DOGE) hiện đang giao dịch trên mức hỗ trợ quan trọng tại 0,19 đô la, tạo nền tảng vững chắc cho xu hướng tăng ngắn hạn. Mặc dù giá đã giảm khoảng 7% trong 24 giờ qua, sự phục hồi từ mức 0,19 đô la vẫn thể hiện một... ...

Mùa altcoin, được kỳ vọng sẽ bùng nổ từ lâu, vẫn chưa thực sự đến. Trong khi đó, Bitcoin liên tục đạt những mức giá cao kỷ lục trong thời gian gần đây, khiến nhiều nhà đầu tư vào altcoin cảm thấy bất an. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là... ...

Mặc dù giá Solana đang có dấu hiệu hạ nhiệt so với mức đỉnh gần đây 168 đô la, nhưng bức tranh tổng thể vẫn nghiêng về phe mua. Dù có sự điều chỉnh về mức 160 đô la, ba chỉ báo quan trọng cho thấy đây chỉ là một... ...

Đà tăng giá mạnh mẽ của Bitcoin và Ethereum dường như đã lan tỏa đến các altcoin, với HBAR đang ghi nhận những dấu hiệu tích lũy đầy hứa hẹn. Sau một đợt điều chỉnh nhẹ, giá của HBAR đã phục hồi và vượt qua ngưỡng 0,23 đô la, trong... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode