Tether có lẽ là một trong những thực thể quan trọng nhất và lớn nhất trong hệ sinh thái tiền điện tử với thị phần hơn 4 tỷ đô la. Tether được ra mắt vào năm 2014 với mục tiêu duy nhất là cải thiện tính thanh khoản và cung cấp quyền truy cập vào công nghệ mới nhưng mang tính cách mạng. Bài viết sẽ đặc biệt xem xét nó đã phát triển như thế nào trong những năm qua.
Theo một cách nào đó, Tether giống như vị cứu tinh tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn bộ hệ sinh thái, có lẽ giống như Harvey Dent đã từng là một công dân nổi tiếng của Gotham. Nhưng những người không tán thành nhìn nhận Tether và Two-Face giống như phát rồ và trở thành nhân vật phản diện.
Gần đây, trên blog, Bitinex đã đăng tải bài viết mới dự đoán về một vụ kiện dựa trên “nghiên cứu sai lầm”. Một ngày sau, công ty luật Roche và Freedman đã đệ đơn kiện tập thể đối với Bitfinex và Tether cáo buộc thao túng thị trường trong nhiều trường hợp khác nhau. Đây không phải là lùm xùm pháp lý đầu tiên cho Bitfinex và Tether. NYAG đã khởi kiện Bitfinex vì vi phạm luật chứng khoán và phục vụ cư dân NY, vi phạm Đạo luật Martin và hiện tranh chấp vẫn chưa đi đến hồi kết.
Với một loạt các vụ kiện và điều tra chống lại Bitfinex và Tether, điều quan trọng phải biết là cả hai công ty này đã phát triển lớn như thế nào, đặc biệt là Tether, có tác động lớn nhưng tốt hay xấu đến hệ sinh thái tiền điện tử?
Một cái nhìn rộng hơn về Tether và các stablecoin khác
Trong hệ sinh thái stablecoin như GUSD, TUSD, USDC, PAX, thị phần của Tether là một con số khổng lồ 83%. Tuy nhiên, phần còn lại của stablecoin chỉ chiếm 17%.
Tether không chỉ thống trị hệ sinh thái stablecoin mà còn độc quyền đối với nó. Hơn nữa, nhìn vào dòng chảy Tether của thị trường, rõ ràng là phần lớn khối lượng Tether được sử dụng để giao dịch BTC.
Nguồn: Coinlib.io
Theo số liệu của Coinlib.io, hơn 50% (2 tỷ đô la) khối lượng giao dịch Tether có liên quan đến Bitcoin, trong khi phần còn lại hoạt động với Ethereum và các altcoin khác. Một lượng rất nhỏ còn lại hỗ trợ cho các stablecoin khác như Paxos và TrueUSD.
Đối với một công ty lớn như Tether, sự biến mất đột ngột và dần dần của nó sẽ để lại cả hậu quả trực tiếp và gián tiếp cho không gian tiền điện tử. Mặc dù đây chỉ là giả thuyết nhưng CEO và đồng sáng lập Adam Back của Blockstream không nghĩ rằng Tether sẽ sớm ra đi bất cứ lúc nào và có nhiều người cùng quan điểm. Ông cho rằng:
“Nếu Tether đi khỏi nơi này, nó sẽ tràn vào một nơi khác
Giao dịch xảy ra do nhu cầu và mọi người sử dụng những gì rẻ nhất hoặc thuận tiện nhất (ít đăng ký nhất hoặc không đăng ký), nhưng tôi không chắc rằng Tether sẽ đi đến đâu, hoạt động của họ sẽ không bị vụ kiện tụng tại tòa án gián đoạn”.
Tuy nhiên, hãy giữ vững tâm trí cởi mở, thoải mái. Bài viết sẽ suy đoán một số trường hợp có thể/sẽ xảy ra nếu Tether ra đi.
Kịch bản I : Hoảng loạn và FUD
Nếu tin tức Tether đóng cửa nổ ra, sự hoảng loạn có thể bao trùm các thị trường. Nhà đầu tư sẽ đổ xô tìm đường đến Bitcoin và khiến nó tăng giá. Mặc dù Bitcoin trưởng thành như một tài sản nhưng tâm lý thị trường đóng vai trò to lớn trong hành động giá của nó; logic tương tự áp dụng mạnh mẽ cho các altcoin tương quan với Bitcoin. Điều này rất có thể sẽ là tạm thời và giá Bitcoin sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên, điều không thể suy đoán được là mức độ giảm. Xem xét giá Bitcoin hiện tại, nếu giá giảm xuống dưới mức tâm lý quan trọng, việc hồi sinh thị trường sẽ chậm hơn.
Back tuyên bố mặc dù sự kiện như vậy không thể xảy ra nhưng:
“Thanh khoản hạn chế và tăng chênh lệch trong thời gian mọi người và sàn giao dịch thích nghi nhưng tôi không nghĩ nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với BTC. Mọi người sẽ rút đô la bằng cách chuyển khoản qua Tether hoặc sử dụng các sàn giao dịch sau đó thực hiện chuyển khoản hàng loạt từ Tether. Một số có thể mua BTC như một lối thoát đơn giản hơn”.
Kịch bản II: Một kết thúc đột ngột cho nhà cung cấp thanh khoản lớn nhất
Mặc dù không có khả năng nhưng nếu Tether đột ngột ngừng hoạt động do một số sự kiện không lường trước được thì chuyện gì sẽ xảy ra? Ban đầu, những coin chốt bằng USDT sẽ tạm thời sụp đổ, làm tăng giá trị của các stablecoin khác chỉ đơn giản dựa trên sự mất cân đối về nhu cầu đối với stablecoin. Đây là cách các sự kiện sẽ diễn ra khi sự tồn tại của Tether bị nghi ngờ. Vào ngày 15/10/2018, chốt Tether đã sụp đổ 2.6% và được giao dịch ở mức 0.96 đô la. Điều này xảy ra vài ngày sau khi Bitfinex tạm dừng nhận tiền gửi và rút đô la.
Nguồn: CoinMarketCap
Đồng thời, chốt TrueUSD tăng 8% (1.08 đô la), trong khi đó, USD Coin tăng 11% (1.11 đô la), đơn giản do nhu cầu cao hơn của các stablecoin an toàn hơn khi xem xét tình huống nghiệt ngã mà Tether phải đối mặt.
Kịch bản III: Cơ hội tạm thời cho những người thích mạo hiểm
Sàn giao dịch có thể được phân loại thành 2 loại: sàn giao dịch cung cấp off-ramp như Coinbase và sàn giao dịch on-ramp như Binance. Trước đây, giá Bitcoin giảm mạnh nếu mọi người thoát ra sau khi Tether được gọi là bất hạnh giả định. Tuy nhiên, trên các sàn giao dịch như Binance, áp lực mua Bitcoin sẽ tăng lên nếu mọi người hướng đến tài sản an toàn nhất tiếp theo, lúc đó sẽ là Bitcoin, do đó đẩy giá BTC lên cao hơn.
Sự chênh lệch giữa giá BTC trên các sàn giao dịch khác nhau sẽ tạo cơ hội tạm thời cho giao dịch chênh lệch giá. Những người chấp nhận rủi ro sẽ nhảy vào cuộc mà không do dự, đặc biệt là với sidechain Liquid của Blockstream. Một khả năng khác ở đây là mọi người có thể chuyển sang các stablecoin khác, thay vì thoát ra.
Hậu quả
Nếu có sự cố như vậy khi Tether biến mất, sẽ có một khoảng trống lớn bị bỏ lại phía sau; Bitcoin và hệ sinh thái tiền điện tử cũng sẽ rung chuyển theo. Tuy nhiên, trước những sự kiện này, cần kêu gọi các stablecoin khác liên kết với nhau để ngăn chặn hệ sinh thái sụp đổ. Có lẽ, các sàn giao dịch sẽ phát triển cải tiến on/off-ramp được xây dựng như là các biện pháp đối phó với một sự kiện khác, là sự kiện sẽ ngăn chặn thảm họa.
Bất kể phán quyết bất lợi cho Tether như thế nào trong vụ kiện tập thể gần đây thì chắc chắn Tether đã là một chất xúc tác không thể thiếu trong những ngày đầu của Bitcoin và đóng vai trò quan trọng ngay cả bây giờ. Nếu vụ kiện được xác minh làm rõ, có thể cần đưa ra ánh sáng sự minh bạch cần thiết.
Disclaimer: Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Sự thật đằng sau các cáo buộc của Bitfinex và Tether
- Giám đốc VanEck kêu gọi bảo vệ Tether và Bitfinex: “Hãy ngừng truy lùng phù thủy!”
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Ambcrypto