Kể từ khi Facebook công bố stablecoin Libra vào tháng 6, các cuộc thảo luận về Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) được đặt ra thường xuyên hơn. Nhật Bản đã nghiên cứu về chủ đề này trong nhiều năm. Vào tháng 11/2018, Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đã thành lập Nhóm nghiên cứu các vấn đề pháp lý về CBDC và vừa mới công bố báo cáo vào hôm nay.
Theo đó, ngay ở phần mở đầu, báo cáo phác thảo các hình thức có thể có của tiền kỹ thuật số: CBDC loại tài khoản tương tự như tiền gửi mà các cá nhân, công ty có trong các ngân hàng tư nhân và CBDC loại token giống như một dạng tiền giấy kỹ thuật số. Từ góc độ pháp lý, loại thứ nhất hiện được nhiều luật pháp hiện hành điều chỉnh. Hơn nữa, có các tùy chọn để phát hành cả hai loại tiền tệ.
CBDC có thể được phân phối trực tiếp bởi Ngân hàng Nhật Bản nếu thông tin cá nhân được Ngân hàng Trung ương nắm giữ và bảo vệ theo Luật Bảo vệ Thông tin Cá nhân. Ngoài ra, tiền tệ có thể được phân phối thông qua các trung gian như ngân hàng hoặc công ty thanh toán. Cơ sở trung gian được đề xuất để giảm gánh nặng hành chính của Ngân hàng và cũng sẽ giúp tránh việc tích lũy thông tin cá nhân chi tiết.
Báo cáo nhấn mạnh rằng hạn chế chính đối với Ngân hàng Trung ương là Đạo luật Ngân hàng Nhật Bản. Đạo luật giới hạn Ngân hàng Nhật Bản chỉ phát hành tiền giấy. Do đó để phát hành CBDC, cần phải sửa đổi luật. Ngoài ra, ngân hàng còn lo ngại nó sẽ đặt dấu chấm hết cho tính cạnh tranh của các ngân hàng tư nhân.
Các thủ tục chống rửa tiền (AML) và chống khủng bố cũng sẽ được yêu cầu. Do đó, có thể có những hạn chế đặt ra cho các tổ chức đóng vai trò trung gian và cả những cá nhân có thể sử dụng CBDC. Điều này trái ngược với tính không có giới hạn của tiền mặt.
Trong trường hợp CBDC gián tiếp, các trung gian sẽ phải chịu trách nhiệm thực thi thủ tục AML. Nhưng thực thể chịu trách nhiệm cuối cùng là Ngân hàng Nhật Bản. Do đó, đặt ra câu hỏi về bản chất pháp lý của mối quan hệ giữa Ngân hàng Trung ương và cơ sở trung gian. Chẳng hạn, có phải nó đóng vai trò là đại lý cho Ngân hàng Trung ương không?
Ngân hàng cũng đã xem xét những gì có thể xảy ra trong một số tình huống đầy thách thức. Ví dụ, nếu dữ liệu số bị trùng lặp hoặc biến mất thì sao? Hoặc điều gì xảy ra nếu bắt buộc phải tịch thu tiền hợp pháp? Trong trường hợp thứ hai, CBDC loại tài khoản được điều chỉnh theo quy định hiện hành. Trong trường hợp CBDC dựa trên token, về mặt lý thuyết, người ta có thể tịch thu dữ liệu nhưng đó không phải là điều được xem xét đầy đủ cho đến nay.
Các Ngân hàng Trung ương khác hiện cũng đang xem xét nghiêm túc các chủ đề pháp lý liên quan đến CBDC. Tuần trước, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell đã trả lời câu hỏi của các nhà lập pháp bằng cách đặt câu hỏi ngược lại là liệu Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ có thẩm quyền ban hành CBDC hay không?
Trong khi đó, Ngân hàng Nhật Bản đã phát hành một bài báo tìm hiểu các khía cạnh thực tế của bán lẻ CBDC hồi đầu năm nay.
Ngân hàng Trung ương châu Âu và BoJ đã cùng nhau khám phá ứng dụng blockchain hoặc công nghệ sổ cái phân tán (DLT) kể từ năm 2016. Sáng kiến Project Stella đã có ba giai đoạn cho đến nay. Họ sử dụng DLT cho tiền tiết kiệm thanh khoản, DLT cho Giao hàng và Thanh toán (hoặc thanh toán ngay lập tức cho các giao dịch chứng khoán) và gần đây nhất là DLT cho thanh toán xuyên biên giới.
Theo một báo cáo, BIS cho biết 70% các Ngân hàng Trung ương đang khám phá CBDC ở một mức độ cụ thể nào đó và sẽ nổ ra nhiều tin tức hấp dẫn trong thời gian sắp tới.
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Ledgerinsights