Phí giao dịch chạm mốc $34 vào giữa tháng 12 – và giờ đây lại tụt xuống dưới hơn $1.
Phí giao dịch hàng ngày trên mạng lưới bitcoin đã giảm xuống $0.79 vào Chủ nhật, con số thấp nhất trong 6 tháng vừa qua, so với đỉnh điểm là $34 ngày 23/12 (giảm tới 97%). Giữa tháng 12, phí giao dịch nằm ở mức $10 và con số này duy trì tới giữa tháng 1 trước khi dần dần hạ xuống.
Phí giao dịch cao trong vài tháng vừa qua được xem là một cơn khủng hoảng tồi tệ đối với mạng lưới bitcoin. Những người yêu mến bitcoin từng ca ngợi phí giao dịch bitcoin vì nó gần bằng 0. Nhưng cuối năm 2017, người ta bắt đầu do dự khi thực hiện các giao dịch trên mạng lưới này và quay sang tìm kiếm những lựa chọn khác.
Công ty video game Valve đã ngưng nhận các khoản thanh toán bitcoin cho nền tảng Steam vào tháng 12 với lí do “Lựa chọn thanh toán bằng bitcoin không thể được duy trì.” Cùng tháng đó Bitpay – một công ty chấp thuận thanh toán bitcoin thay mặt các thương gia cũng thông báo sẽ đặt mức giao dịch thấp nhất là $100. Tuy nhiên, trước sự phản ứng mạnh mẽ của khách hàng, công ty buộc phải đặt lại mức thấp nhất là $5. Tháng 1, Stripe- máy xử lí thẻ tín dụng lớn cũng ngưng nhận các khoản thanh toán bitcoin đối với khách hàng. Lí do: Do chi phí quá cao, càng lúc càng có ít người sử dụng mạng lưới thanh toán.
Biểu đồ thể hiện phí giao dịch Bitcoin từ tháng 9/2017 đến hiện tại
Nhưng trong vài tuần qua, phí giao dịch đã “hạ nhiệt”. Hôm qua (19/2), phí giao dịch đã giảm xuống dưới $1 lần đầu tiên kể từ tháng 9/2017. Nghi vấn đặt ra là: Liệu con số này sẽ duy trì ở mức chấp nhận được, hay đây chỉ là một liều thuốc hạ sốt tạm thời? Cộng đồng bitcoin đang nỗ lực đem tới những công nghệ mới cho phép khối lượng giao dịch trên bitcoin được mở rộng, đi cùng với khoản phí giao dịch vừa phải.
Tại sao phí giao dịch Bitcoin giảm?
Nếu nhìn vào bức tranh lớn hơn, phí giao dịch cao hiện đã trở thành một vấn đề chính bản thân nó tự có cách giải quyết. Khi phí giao dịch tăng cao, một số người sẽ ngưng sử dụng mạng lưới, nhưng sẽ có những người dùng tìm cách cải thiện mạng lưới trở nên hiệu quả hơn.
Ví dụ, một giao dịch bitcoin hiện có thể bao gồm nhiều khoản thanh toán và gửi tới nhiều người nhận cùng một lúc. Cách làm này có thể giúp tiết kiệm không gian trên blockchain. Khi chi phí giao dịch còn thấp, các công ty không hề bận tâm tới các hình thức tối ưu hóa như trên. Nhưng chi phí tăng cao? Cách làm trên lại được đưa vào lựa chọn hàng đầu. Kết quả là: số lượng output trên mỗi giao dịch đã tăng trong vài tuần qua nhằm giải quyết vấn đề mạng lưới tắc nghẽn.
Đồng thời, chúng ta cũng chứng kiến việc các công ty ngưng sử dụng bitcoin do chi phí giao dịch cao. Một số công ty, chẳng hạn như Valve đã bỏ hẳn cuộc chơi với crypotcurrency, trong khi đó, các công ty khác lại lựa chọn những mạng lưới blockchain với chi phí rẻ hơn như litecoin, Ethereum và Bitcoin Cash. Và ngay khi các công ty tạm biệt hệ sinh thái bitcoin, phí giao dịch sẽ giảm xuống. Nhưng rõ ràng, xét về mặt lâu dài, đây không phải một dấu hiệu quá tích cực.
Hơn nữa, những phỏng đoán về bong bóng bitcoin đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong suốt những tuần qua, và đây có thể xem là một yếu tố đẩy phí giao dịch xuống. Tháng 12 vừa qua đã chứng kiến tiền rót vào thị trường bitcoin, người ta sẵn sàng trả giá cao để đưa bitcoin lên sàn giao dịch nhằm bán lại với mức giá cao hơn. Nhưng ngay khi chạm mốc $19,500 vào tháng 12, giá bitcoin lại bắt đầu tụt dốc. Đầu tháng 2, giá bitcoin thậm chí đã xuống $6,000 và lên $11,000 vào thứ chiều thứ 2 vừa rồi. Thị trường xuống giá tự nhiên, đồng nghĩa với việc lưu thông bitcoin cho mục đích phỏng đoán không còn được yêu cầu quá cao.
SegWit sẽ giúp mọi thứ trở nên “dễ thở” hơn
SegWit là viết tắt của Segregated Witness, là một bản cập nhật được đề xuất cho phần mềm Bitcoin, Segwit ra đời với mục đích vá lỗi các vấn đề nghiêm trọng)
Câu hỏi lớn đặt ra là: Điều gì xảy ra nếu việc sử dụng mạng lưới bitcoin ngày càng được mở rộng? Giới hạn hard code trên mỗi block sẽ đặt ra giới hạn số giao dịch được thực hiện mỗi giây. Giải pháp có thể là tăng kích thước một block để chứa được nhiều giao dịch hơn. Nhưng giải pháp này đã không thành công, những người đề xuất ý tưởng này cuối cùng đã đem tới một mạng lưới cạnh tranh với Bitcoin là Bitcoin Cash.
Với Bitcoin Cash, mạng lưới bitcoin được điều khiển bởi các mẩu “block nhỏ” của bitcoin. Thay vì đơn giản là tăng kích thước block tới mức tối đa, họ tập trung vào bản cập nhật kĩ thuật gọi là SegWit có thể phân tách các chữ kí mật hóa và không lưu trữ các chữ kí này vào dữ liệu blockchain. Đây cũng có thể xem như tăng kích thước block. Khi được ra mắt vào tháng 8, SegWit được kì vọng sẽ giải quyết những vấn đề về không gian lưu trữ.
Tuy nhiên, vấn đề là người dùng buộc phải thay đổi phần mềm bitcoin của họ để được sử dụng hình thức giao dịch mới và hiệu quả hơn. Nhưng các nhà cung cấp phần mềm chậm chạp giới thiệu sản phẩm và những bước thay đổi cần thiết, khiến tiến trình đã chậm hơn nhiều so với dự kiến. 6 tháng sau khi bản upgrade đi vào hoạt động, chỉ 14% số giao dịch bitcoin sử dụng hình thức giao dịch mới. Con số khiêm tốn này gần như không thay đổi bất chấp kì vọng cao của những người đề xuất.
Biểu đồ số giao dịch Bitcoin sử dụng SegWit
Việc các công ty bitcoin giới thiệu sản phẩm chậm chạp đã thổi bùng ngọn lửa giận dữ. Coinbase – một trong những dịch vụ mua, bán, dự trữ bitcoin thông dụng nhất – gần đây đang là tâm điểm của sự chỉ trích.
Coinbase khẳng định update phần mềm đối với một công ty ở quy mô như Coinbase sẽ tốn rất nhiều thời gian. Công ty tuyên bố sẽ bắt đầu hỗ trợ SegWit vào cuối tháng 2.
Các công ty khác cũng đang nghiên cứu bản cập nhật. Do đó, chúng ta có thể kì vọng SegWit sẽ được sử dụng rộng rãi hơn trong những tháng tới đây, đem tới bầu không khí dễ thở hơn cho bitcoin.
Nhưng bản thân SegWit không phải là một giải pháp hoàn hảo. Nếu tất cả các giao dịch cùng sử dụng SegWit thì khối lượng của mạng lưới đơn giản là sẽ gấp đôi lên. Chúng ta cần những thay đổi triệt để.
Tia sáng của hi vọng mang tên Lightning
Cộng đồng bitcoin hiện đang đặt hi vọng lớn vào hệ thống thanh toán mới: Lightning. Lightning có thể mở rộng diện tích chứa của mạng lưới bằng cách di chuyển những giao dịch thường xuyên khỏi blockchain.
Về mặt lí thuyết, Lightning cho phép mở rộng sức chứa thật sự của mạng lưới bitcoin, nhưng vẫn còn nhiều trở ngại cần vượt qua. Lightning có thể vừa thúc đẩy các ứng dụng bitcoin này vừa kìm hãm các ứng dụng bitcoin khác. Hãy chờ xem bao nhiêu người sẽ sẵn sàng từ bỏ giao dịch bitcoin kiểu cũ sang kiểu mới.
Cũng như SegWit, Lightning có thể sẽ đối mặt với vấn đề tương tự. Thậm chí khi mạng lưới đã ra mắt chính thức, sẽ mất hàng tháng, thậm chí hàng năm trời để được ứng dụng rộng rãi. Đánh giá đúng mực, Lightning là một sự thay đổi lớn hơn SegWit rất nhiều, nên thời gian cần để chuyển đổi công nghệ cũng sẽ lâu hơn. Kể cả khi đáp ứng được kì vọng của số đông, chúng ta vẫn sẽ phải đợi hàng năm trời đến khi Lightning thực sự tạo ra một thay đổi lớn đối với mạng lưới bitcoin.
Tất cả những điều trên nghĩa là rất có khả năng phí bitcoin lại tăng phụ thuộc rất nhiều vào giá bitcoin trong những tháng tới đây. Nếu giá bitcoin lại cao kỉ lục, rất có thể phí giao dịch cũng lại tăng. Ngược lại, nếu bong bóng bitcoin tiếp tục xì hơi, phí giao dịch có thể sẽ được duy trì ở mức chấp nhận được. Khi đó, giá bitcoin giảm xuống có thể xem là trong cái rủi có cái may.
Xem thêm:
Sn_Nour
Theo Tapchibitcoin.vn