CEO Adam Back của Blockstream và là một cypherpunk cho biết: “Khó có thể thực hiện các thay đổi phức tạp đối với lớp cơ sở của Bitcoin”. Trên phiên bản mới nhất của Citizen Bitcoin Podcast, Back nói rằng vì khó thêm các tính năng mong muốn vào lớp cơ sở của Bitcoin nên anh đã chuyển trọng tâm của mình thành tăng mô-đun để tạo ra nhiều lựa chọn khác nhau như bảo mật, nơi người dùng có nhiều tính năng. Anh cho biết:
“Và đó là nơi mà khái niệm sidechain xuất phát”.
Đã một thập kỷ kể từ khi Bitcoin ra đời và cuộc tranh luận muôn thở vẫn cứ tiếp diễn. Khi nào thì sidechain Bitcoin có thể được chấp nhận đáng kể và khi nào thì vấn đề về khả năng mở rộng được giải quyết? Một đoạn trích từ cuốn sách Token Economy do Shermin Voshmgir viết có nội dung:
“Một trong những thách thức lớn nhất của đồng thuận phân tán như PoW là nó làm cho mạng an toàn, nhưng chậm. Điều này là do sự đánh đổi giữa tất cả các thuộc tính chi phối blockchain: phân cấp, bảo mật và khả năng mở rộng. Khả năng mở rộng là một vấn đề lớn khi đánh giá tính khả thi của các trường hợp sử dụng token và tương lai của nền kinh tế token”.
Nhiều giải pháp đã được đề xuất để làm cho các giao dịch nhanh hơn và rẻ hơn, trong khi giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng gây khó chịu cho mạng Bitcoin. Sidechain là một trong số đó, tương tác người dùng được chuyển ra khỏi blockchain sang lớp thứ hai, cho phép một số blockchain khác nhau chạy song song.
Bitcoin được gửi đến Merchant Services | Nguồn: Chainalysis
Sidechain được quảng cáo là kiến trúc mới có thể giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng Bitcoin. Trên thực tế, dữ liệu của Chainalysis đã tiết lộ 90% hoạt động của Bitcoin có liên quan đến sàn giao dịch. Và hoạt động kinh tế của Bitcoin tiếp tục bị chi phối bởi giao dịch qua sàn là điều được Chuyên gia kinh tế cao cấp Kim Grauer tại Chainalysis nhận xét.
Giả thuyết chính ở đây là hầu hết các động thái Bitcoin đang diễn ra trên các sàn giao dịch, tức là, thông qua các thực thể được quy định. Vì cả hai bên đều đã được tin cậy nên việc thực hiện các giao dịch on-chain là không nhất thiết vì đây là một vấn đề tốn kém.
Tuy nhiên, có vẻ như các sàn giao dịch không ngại trả phí giao dịch cao vì cả Lightning Network cũng như Liquid không được chấp nhận như mong đợi. Mặc dù việc chấp nhận LN đã bị đình trệ trong một thời gian nhưng việc áp dụng Liquid đã tăng đáng kể chỉ trong tháng 12/2019.
Bitcoin bị khóa trong Lightning và Liquid | Nguồn: LongHash
Trong một lưu ý tích cực, biểu đồ của DeFi Pulse ghi lại các số liệu tổng giá trị bị khóa trong Lightning Network tuy chậm nhưng ổn định. Nó gần đây đã đạt 9 triệu đô la, một mức chưa từng thấy kể từ tháng 9/2019.
Nguồn: DeFi Pulse
Nhưng, điều gì đang ngăn cản việc chấp nhận sidechain? Có thể là do một số sự đánh đổi mà sidechain đi kèm. Về điều này, Back nói:
“Tôi nghĩ rằng lý do mong muốn có được tính linh hoạt và quyền riêng tư trong lớp cơ sở là vì chúng tôi không có cách nào để cung cấp đầy đủ mức độ bảo mật tương tự cho sidechain. Do vậy, có một số loại sidechain đánh đổi bảo mật vốn có ngày hôm nay nhưng có thể sửa chữa được trong tương lai”.
Từ đó, nhiều nhà bình luận trong ngành đã suy đoán rằng năm 2020 sẽ là năm của sidechain Liquid, do công ty công nghệ blockchain Blockstream phát triển. Trên thực tế, nền tảng BTSE có trụ sở tại Dubai mới đây đã bày tỏ ý định sử dụng sidechain Liquid Network Bitcoin do Blockstream tạo ra để quyên góp 50 triệu đô la.
- Những quan điểm trái chiều về giá mà Bitcoin sẽ đạt được trong sự kiện halving sắp tới
- Bitcoin đang “vật lộn” với mức giá $10K – 2 kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Ambcrypto