Giá Bitcoin đã giảm mạnh trong tuần qua, tương tự như tình hình của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán cho thấy sức mạnh trong tuần này với sự phục hồi mạnh mẽ. Đồng thời, Fed Hoa Kỳ vừa thông báo giảm lãi suất 50 bps.
Không chỉ các thị trường chứng khoán thể hiện sức mạnh, mà thị trường tiền điện tử cũng như vậy khi giá Bitcoin tăng trở lại từ 8,400 đô la đến 8,950 đô la.
Giá Bitcoin phản ứng với chính sách giảm lãi suất của Fed
Fed đã tuyên bố cắt giảm lãi suất 0.5%. Thông báo được đưa ra vào lúc 22:00 tối qua (giờ Việt Nam), ngay lập tức đã gây ra phản ứng cho thị trường, giá Bitcoin tăng vọt 170 đô la trong vài phút sau đó.
Biểu đồ BTC/USDT 1 phút | Nguồn: TradingView
Tuy nhiên, vài phút sau, biến động dần tác động đến thị trường, dẫn đến bấc sâu và chuyển động lớn trên khắp các lĩnh vực. Bitcoin không chỉ nhảy vọt, mà điều tương tự cũng xuất hiện trên thị trường hàng hóa và vốn cổ phần.
Biểu đồ BTC/USDT 1 phút | Nguồn: TradingView
Giá Bitcoin giữ MA 21 tuần làm hỗ trợ
Biểu đồ BTC/USD 1 tuần | Nguồn: TradingView
Biểu đồ hàng tuần của Bitcoin đang cho thấy hỗ trợ rõ ràng ở mức giữa 8,200 – 8,400 đô la và MA 21 tuần. Tuy nhiên, sau nến của những tuần cuối cùng, không có nhiều dấu hiệu ủng hộ bò. Nến giảm giá lớn đang gây ra áp lực giảm hơn nữa.
Trên biểu đồ hàng tuần, Bitcoin hiện ở mức phải duy trì, vì MA 21 tuần đóng vai trò hỗ trợ trong toàn bộ chu kỳ tăng từ 2014 đến 2017. Mất ngưỡng hỗ trợ quan trọng như vậy gây ra áp lực giảm hơn nữa, nhắm mục tiêu 7,500 đô la và 6,800 đô la .
Bitcoin chiến đấu với MA 200 ngày
Biểu đồ BTC/USDT 1 ngày | Nguồn: TradingView
Biểu đồ hàng ngày đang cho thấy mức hỗ trợ khoảng 8,400 đô la, qua đó có thể sẽ tăng giá. Giá của Bitcoin đang đối mặt với ngưỡng kháng cự đầu tiên vào khoảng 8,950 đô la, trong khi đã phá vỡ trở lại trên MA 200 ngày.
Biểu đồ hàng ngày tiếp tục cung cấp các mức kháng cự và mức hỗ trợ tiềm năng. Một số người tỏ ra lạc quan sau khi giá giảm mạnh 1,400 đô la. Các mức kháng cự trên giá hiện tại được tìm thấy ở 8,950 đô la, 9,175 đô la và chủ yếu là 9,350-9,400 đô la (từng là mức hỗ trợ trước khi giảm).
Các mức này rất có thể được test trước khi giá cần giảm để xác nhận hỗ trợ tại 8,400 đô la hoặc thấp hơn.
Biểu đồ BTC/USDT 6 giờ | Nguồn: TradingView
Theo biểu đồ Bitcoin 6 giờ, giá bị từ chối rõ ràng ở mức 8,950 đô la. Sự từ chối như vậy xác nhận giá cần retest mức thấp hơn để được hỗ trợ, là điều mà giá hiện đang làm. Hỗ trợ tiềm năng có thể được tìm thấy ở mức 8,650-8,700 đô la hoặc trong vùng xanh tại 8,400 đô la một lần nữa.
Kết luận chung là khối lượng giảm dần – dấu hiệu cho thấy thị trường thiếu quyết đoán và giới hạn phạm vi.
Tổng vốn hóa thị trường tìm kiếm hỗ trợ trên MA 200 ngày
Tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử biểu đồ 1 ngày | Nguồn: TradingView
Tổng vốn hóa thị trường đang được hỗ trợ trong lĩnh vực này và vẫn giữ trên MA 200 ngày. Biểu đồ cho thấy 2 khu vực hỗ trợ bên dưới mức giá hiện tại: 238 tỷ đô la và 224-228 tỷ đô la (khoảng MA 200 ngày).
Duy trì các mức độ trên sẽ tạo ra một số tiềm năng đi lên, vì mức kháng cự cao hơn được tìm thấy tại 267 tỷ đô la. Mất MA 200 ngày và hỗ trợ theo chiều ngang sẽ gây ra áp lực giảm thêm khoảng 20%. Thật hợp lý khi các trader và nhà đầu tư trên toàn thị trường đang kiên nhẫn chờ đợi để thực hiện bước tiếp theo, vì Bitcoin không đưa ra hướng đi rõ ràng.
Kịch bản tăng giá
Biểu đồ kịch bản tăng giá BTC/USDT 1 ngày | Nguồn: TradingView
Kịch bản tăng giá vẫn không thay đổi và còn hiệu lực. Yếu tố chính là ngưỡng hỗ trợ khoảng 8,300-8,400 đô la và MA 21 tuần. Chừng nào khu vực đó vẫn còn hỗ trợ thì vẫn có những tranh luận về áp lực tăng lên đối với kháng cự tiếp theo. Các kháng cự chính được tìm thấy ở mức 8,950 đô la, 9,175 đô la và 9,300 – 9,400 đô la.
Tuy nhiên, điều cốt yếu sẽ là liệu giá Bitcoin có giữ được trên MA 200 ngày hay không? Đây sẽ là chỉ số quan trọng để dự đoán đà tăng hoặc giảm.
Thông qua đó, kịch bản tăng giá thứ hai cũng có thể nếu giữ được MA 200 ngày. Nếu giá của Bitcoin đóng trên đó (hiện đang ở trên mức 8,700 đô la), thì động lực tăng giá tiếp theo sẽ được bảo đảm.
Cuối cùng, retest 9,300 – 9,400 đô la không có nghĩa xu hướng nói chung là tăng mà breakout trên mức này sẽ đảm bảo điều đó. Tuy nhiên, duy trì 8,300– 8,400 đô la sẽ dẫn đến đợt tăng tạm thời, trong khi mức kháng cự quan trọng 9,300 đô la vẫn cần phải phá vỡ.
Kịch bản giảm giá
Biểu đồ kịch bản giảm giá BTC/USDT 1 ngày | Nguồn: TradingView
Có thể xảy ra vài tình huống giảm giá Bitcoin. Chỉ báo quan trọng về áp lực giảm tiếp theo sẽ làm mất vùng hỗ trợ 8,300 – 8,400 đô la. Thông qua đó, MA 200 ngày và MA 21 tuần trở thành kháng cự và có khả năng giảm tiếp. Các mục tiêu tiếp theo sẽ được tìm thấy tại 7,700 đô la.
Tuy nhiên, retest giảm giá 9,300 đô la cũng sẽ khiến cho đà giảm tiếp tục được bảo đảm và ít nhất cần phải retest mức 8,300-8,400 đô la để xác nhận thêm hướng đi.
Kết luận, các mức quan trọng là 8,300-8,400 đô la dưới dạng hỗ trợ và 9,300-9,400 đô la dưới dạng kháng cự. Việc đột phá một trong hai sẽ cung cấp thêm thông tin về hướng đi của thị trường.
Disclaimer: Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Các bạn có thể xem giá Bitcoin tại đây.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Giá Bitcoin có thể tăng vọt lên $ 9.800 nếu những điều sau xảy ra
- Những người chấp nhận sớm gọi Bitcoin là “tương lai của tiền” cách đây 9 năm và hiện tại giá tăng gấp 10,000 lần