Bitcoin có thể được thúc đẩy nhờ vào chính sách cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang và nhiều năm in tiền. Sau khi tràn ngập những tờ bạc xanh trong thập kỷ qua, Fed không thể cung cấp thêm nhiều hỗ trợ cho một thị trường mà giờ đã quen với lãi suất thấp và tín dụng giá rẻ.
Nền kinh tế sau năm 2008
Để tác động đến nền kinh tế, chính quyền có hai công cụ: tài khóa và tiền tệ.
Cắt giảm lãi suất, mở rộng hoặc cam kết cung ứng tiền và cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng là những cách thức tạo nên chính sách tiền tệ. Thuế và hoạt động chi tiêu trực tiếp sẽ hình thành chính sách tài khóa.
Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 xảy ra, Fed đã khởi động vòng mở rộng tiền đầu tiên thông qua chính sách nới lỏng định lượng (QE). Động thái này báo hiệu cho các tổ chức tài chính rằng ngân hàng trung ương sẽ hỗ trợ nền kinh tế với tư cách là người mua phương sách cuối cùng.
Để tiếp tục khuyến khích các ngân hàng tận dụng cơ sở tín dụng trong cuộc khủng hoảng, Cục Dự trữ Liên bang đã giảm lãi suất từ hơn 5% xuống 0% từ năm 2007 đến năm 2008. Giảm lãi suất theo tỷ lệ lớn như vậy là động lực thực sự cho các tổ chức tài chính.
Tỷ lệ này duy trì ở mức 0% cho đến tháng 12/2015. Sau 9 năm cắt giảm, Fed cuối cùng đã tăng lãi suất. Nhưng họ chỉ có thể tăng tới 2,5% vào tháng 12/2018 trước khi căng thẳng bắt đầu xuất hiện trên thị trường tiền tệ ngắn hạn trong tháng 12/2019, buộc phải bắt đầu cắt giảm lãi suất một lần nữa.
Bây giờ, vào tháng 3/2020, lãi suất trở về 0% và vòng QE đã bắt đầu. Fed sẽ cung cấp 4 nghìn tỷ đô la thông qua các biện pháp khác nhau như nới lỏng định lượng và vận hành thị trường mở.
Thị trường tài chính toàn cầu đã bắt đầu dựa vào dòng thanh khoản mà Fed cung cấp. Từ cổ phiếu đến tài sản, hiệu ứng in tiền và tín dụng giá rẻ có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi.
Mỗi khi nền kinh tế gặp khó khăn về tốc độ phát triển, các tổ chức tài chính biết rằng họ có thể dựa vào Fed để hạ lãi suất và cam kết mua trái phiếu. Điều này từng xảy ra vào năm 2008 vì lãi suất cao và sau đó giảm xuống 0 nhưng Fed đã không đẩy hàng nghìn tỷ vào nền kinh tế thông qua nới lỏng định lượng.
Ngành công nghiệp tài chính phụ thuộc quá nhiều vào việc in tiền đến nỗi thị trường tiền tệ bắt đầu căng thẳng khi lãi suất vượt qua ngưỡng 2%.
Bây giờ, khi thế giới tiến gần hơn đến suy thoái kinh tế toàn cầu, liệu chiến lược tương tự này có thành công không?
Lãi suất liên bang | Nguồn: MacroTrends
Trường hợp đối với Bitcoin
Hành động tiền tệ đã mất đi sức mạnh do một thập kỷ sử dụng chính sách sai lầm và Fed cũng vậy.
Sau khi công bố vòng QE mới và cắt giảm lãi suất về 0, thị trường tiếp tục lao dốc – được xem là phản ứng bất thường. Đây là tín hiệu hiếm hoi từ những người tham gia thị trường khi không tiếp tục chính sách tiền tệ tương tự trong thời gian này.
Chỉ đến khi chính phủ công bố gói chi tiêu trị giá 2 nghìn tỷ đô la, thị trường chứng khoán mới bắt đầu hồi phục.
Bây giờ, Hoa Kỳ đã triển khai cả 2 công cụ và không thể làm gì khác. Đó là nơi mà Bitcoin xuất hiện.
Nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng này vì thị trường tăng trưởng được kéo dài một cách giả tạo với tín dụng giá rẻ. Trong nền kinh tế Bitcoin, không có thực thể nào có thể kiểm soát máy in tiền.
Tâm lý kinh tế là kết quả của cung và cầu thuần túy.
Theo chu kỳ kinh doanh của Áo, các nền kinh tế sẽ có những thăng trầm. Chống đối chu kỳ xảy ra tự nhiên và kéo dài thời gian đi lên sẽ dẫn đến thảm họa khi nó sụp đổ. Điều này dường như là những gì xảy ra trong nền kinh tế ngày nay.
Khung kinh tế Bitcoin chỉ có thể được thay đổi dựa trên sự đồng thuận của cộng đồng và điều này khó có thể xảy ra. Với nền kinh tế rơi vào tình trạng hỗn loạn và Fed không thể can thiệp thêm nữa, nó tạo ra một cơn bão hoàn hảo cho tài sản như Bitcoin với bản chất không phụ thuộc vào chính quyền để điều hành và phát triển.
Cổ phiếu kết thúc năm 2018 trong tình trạng suy yếu nhẹ, với mức lỗ 6,6% hàng năm. Tuy nhiên, Bitcoin đã giảm 73% từ khi khi mở hàng năm đến lúc đóng. Như vậy, Bitcoin đã hoạt động theo xu hướng gấu bền vững và sẽ tăng nhanh, trong khi các cổ phiếu đang giảm nhiều hơn.
Nhưng khi nền kinh tế suy yếu và mọi người đang tràn vào thị trường tiền mặt, không có khả năng các nhà đầu tư bán lẻ hoặc tổ chức sẽ phân bổ vào Bitcoin. Nhà đầu tư bán lẻ cần tiền mặt để tồn tại trong khi các tổ chức muốn triển khai phương tiện đầu tư tương đối an toàn hơn.
Tương quan Bitcoin với S&P 500, một bước ngoặt cho nền kinh tế Mỹ, đã đạt mức cao nhất mọi thời đại | Nguồn: CoinMetrics
Bitcoin đã có mối tương quan tích cực với S&P 500 trong tháng trước. Hai tuần trước, mối tương quan này đạt mức cao kỷ lục 0,6, có nghĩa là Bitcoin di chuyển song song với thị trường chứng khoán 60% thời gian.
Rõ ràng cổ phiếu là tài sản rủi ro, nhưng các nhà đầu tư đang phân loại Bitcoin cũng như vậy.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Bitcoin tuyệt vọng hoàn toàn. Trong những cuộc khủng hoảng như thế này, nơi các chính phủ được trao nhiều quyền lực hơn trước, họ thường không ủng hộ việc trở lại bình thường như cũ và từ bỏ quyền lực mới có được.
Bitcoin là giao thức thanh toán không thể kiểm soát nên có thể tìm thấy cuộc sống mới trong tình huống đó khi nhiều công dân nhận ra giá trị của việc không nằm trong ý định của chính phủ.
Như hiện tại, Bitcoin đang ở giai đoạn tích lũy kéo dài trước khi nổ ra bull run. Nhưng nó vẫn là hàng rào chống lạm phát và lạm dụng quyền lực. Điều này là vô giá, vì không có tài sản nào khác có thể cung cấp cả hai lợi ích và đều có thể là lợi thế của Bitcoin cho tương lai không xa.
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.
Disclaimer: Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Nhà phân tích kỳ cựu dự đoán giá Bitcoin giảm xuống còn 3,800 đô la
- Kể từ khi Bitcoin giảm 50%, các nhà đầu tư đang tháo chạy khiến BitMEX rớt khỏi top 3 sàn phái sinh