Phải mất bao lâu để gây dựng được niềm tin? Trong phiên điều trần của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc hội vào tuần trước, các nghị sĩ đã bày tỏ “sự hoài nghi sâu sắc” về cryptocurrency và liên tục nhấn mạnh rằng tiền kỹ thuật số chẳng là gì ngoài vỏ bọc là mô hình đa cấp lừa đảo phiên bản điện tử. Nghị sĩ bang California, Brad Sherman, khẳng định dứt khoát rằng: “Tiền kỹ thuật số chỉ là trò lừa đảo.” Cuối tuần vừa rồi, Bitcoin – coin phổ biến nhất trong thế giới crypto – đã trượt dốc không phanh xuống ngưỡng thấp mới 8,000 USD sau khi đạt đỉnh khoảng 18,000 USD cuối năm 2017.
Nhưng, cũng có thể Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số liên quan lại có ỹ nghĩa nhiều hơn thế. Chúng có thể là minh chứng lịch sử.
Tiền kỹ thuật số, bao gồm Bitcoin, được xây dựng trên nền tảng là một sáng kiến điện tử khá nhạy cảm, được biết đến với tên gọi công nghệ sổ cái phân tán, được tạo ra bằng cách mở rộng không gian điện tử. Nên nhớ rằng, một số thuật ngữ như “sổ cái phân tán”, “email”, “mạng xã hội” có thể trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn.
Sổ cái phân tán là một bản ghi chép điện tử về các hoạt động, chẳng hạn như giao dịch tài chính, những thay đổi trong hàng tồn kho hay trong hồ sơ pháp lý. Tất cả đều được ghi chép gần như đồng thời trên các nút khác nhau, trên các vị trí khác nhau của mạng lưới internet thông qua quy trình xác nhận thuật toán. Nhờ quy trình kỳ diệu này, sổ cái phân tán trở nên thu hút nhờ độ chính xác cao, khó có thể giả mạo và có lợi thế về quy mô, khả năng tiếp cận, tính minh bạch hơn so với các loại sổ cái khác.
Ứng dụng phổ biến nhất của sổ cái phân tán chính là Blockchain. Công nghệ sổ cái phân tán này được xây dựng nhằm mục đích ghi lại chuỗi các hoạt động liên quan với khả năng vô hạn. Chẳng hạn, Blockchain được sử dụng để xác nhận xuất xứ kim cương và gần đây, tập đoàn Louis Dreyfus đã lần đầu tiên áp dụng thương mại nông nghiệp trên công nghệ Blockchain. Cơn sốt ứng dụng Blockchain vào doanh nghiệp dần dần có mặt ở khắp mọi nơi, từ cá ẩn phẩm thương mại đến các blog chuyên ngành.
Tuy nhiên, ứng dụng phổ biến nhất của Blockchain lại là tiền kỹ thuật số.
Tiền kỹ thuật số được xây dựng trên công nghệ Blockchain mô phỏng tiền thật. Loại tiền này đang phát triển mạnh do những đặc tính hấp dẫn của nền tảng Blockchain. Loại tiền này không khác gì hàng “xách tay”, nghĩa là bạn có thể tiếp cận chúng ở bất cứ đâu. Ngoài ra chúng còn có tính bền cao do được lưu trữ vĩnh viễn. Và trên lý thuyết, chúng ít nhất có nguồn cung cố định nhờ các mã hóa Blockchain và có giá trị theo định hướng thị trường. Nói ngắn gọn, tiền kỹ thuật số bao gồm những đặc tính tối ưu của tiền giấy.
Và, nếu không hoàn toàn ẩn danh (chính phủ vẫn có thể theo dõi các giao dịch tiền kỹ thuật số), thì loại tiền này có tính tự trị khá cao, tách biệt khỏi các quy định và giám sát của nhà nước và loại tiền này sẽ khó hack hơn nhiều so với tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng. Kể cả những mặt hạn chế của cryptocurrency cũng không khiến cho loại tiền này giảm sức hút. Hạn chế về mặt lập trình và lượng nhiên liệu tiêu hao để sản xuất khiến cho giá trị của loại tiền này ngày càng tăng.
Trong bối cảnh thế giới nơi mà các cơ quan nhà nước và các tổ chức tài chính đều không còn đáng tin cậy, kinh tế thị trường rối ren thì việc cho ra đời một loại tiền không phụ thuộc vào hệ thống kiểm soát hiện thời, không có trách nhiệm pháp lý và không bị đe dọa bởi bất cứ thế lực đen tối nào là điều dĩ nhiên.
Tuy nhiên, ngoài những tội danh mà người đời gắn cho như là thiên đường an toàn cất giữ tiền bẩn, là đại lộ thông đường cho những phi vụ rửa tiền, cryptocurrency hoàn toàn là một công cụ giúp các nhà đầu tư có uy tín và các nhà quản lý dư dả tìm kiếm các khoản lợi nhuận khổng lồ và phao cứu sinh an toàn trước những rủi ro thị trường.
Tuy nhiên, tiền kỹ thuật số và công nghệ Blockchain dường như vẫn có chút đối nghịch. Blockchain đại diện cho phần thiện bởi chúng giúp các doanh nghiệp vận hành hiệu quả và đỡ tốn kém hơn, trong khi tiền kỹ thuật số lại đại diện cho phần ác bởi chúng tiềm ẩn những rủi ro do không có nền kinh tế chính thức và cũng không có cơ quan tài chính thực nào đảm bảo giá trị nội tại.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đã gặp trường hợp tương tự trước đó. Tiền kỹ thuật số làm chúng ta gợi nhớ đến những “ngân hàng tự do” ở Mỹ vào giữa những năm 80, trước khi Mỹ cho phát hành đồng tiền chính thức vào năm 1863. Trước năm 1863, nhu cầu cung cấp thanh khoản cho không gian kinh tế Mỹ mở rộng đến Thái Bình Dương được vô vàn các ngân hàng địa phương đáp ứng. Các ngân hàng này được biết đến với cái tên ngân hàng “hoang dã” và đã cho phát hành các loại tiền riêng của mình. Rất nhiều trong số đó được xây dựng trên niềm tin và hy vọng, một số có vốn hóa thấp hoặc được chống lưng bởi những loại tài sản đáng ngờ. Một số khác chỉ là lừa đảo.
Rõ ràng, hệ thống này đã hoạt động một thời gian dựa vào niềm tin (đặt sai chỗ) về tính bảo mật của những tài sản nền tảng hoặc niềm tin về danh dự mà các ngân hàng địa phương đảm bảo. Tuy nhiên, vẫn rất nhiều người đã phá sản trước khi chính sách tiền tệ được “bình thường hóa” thông qua sự ra đời của một đồng tiền quốc gia do chính phủ liên bang chống lưng, cũng như trái phiếu chính phủ và các yêu cầu về vốn cùng các quy định chặt chẽ hơn của chính phủ và liên bang. Đọc đến đây các bạn có thấy cảm giác quen thuộc?
Một báo cáo năm 1996 của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta dự đoán điều tương tự xảy ra giữa phiếu ngân hàng tự do và “tiền điện tử”:
“Tiền điện tử có thể bao gồm các khoản nợ không có bảo hiểm của cá nhân hoặc công ty tư nhân. Do đó, bài học rút ra từ các ngân hàng tự do là
(1) Khách hàng cần trở nên cảnh giác hơn.
(2) Nên chú ý nhiều hơn vào mức độ quan trọng của khối tài sản mà tiền điện tử được quy đổi thành và chú ý đến danh tiếng của những người quy đổi tiền cho bạn.
Điểm mấu chốt là, trong bối cảnh quá nhiều hoạt động kinh doanh cá nhân cũng doanh nghiệp đang dịch chuyển sang không gian điện tử, thì không gian này mặc nhiên cần một phương tiện điện tử để ghi chép và lưu trữ giá trị. Cũng giống như nền kinh tế Mỹ giữa những năm 80 cần thanh khoản để phát triển tài chính. Và những phát minh điện tử có thể hiện thực hóa nhu cầu này.
Và cũng giống như năm 1863, việc thông qua cần nhờ đến bình thường hóa. Blockchain đang khẳng định mình bằng cách mở rộng ứng dụng và thử nghiệm trên tiền kỹ thuật số đang ngày trở nên uy tín và phổ biến hơn. Ngay cả những quốc gia có tiếng là tỉnh táo như Thụy Điển và Thụy Sĩ cũng đang cân nhắc các ý tưởng về 1 đồng tiền kỹ thuật số quốc gia. Và trong trường hợp này, Venezuela chính là minh chứng điển hình cho cái khó ló cái khôn.
Liệu Bitcoin có thể sụp đổ? Không ai đoán trước được. Tuy nhiên liệu tiền kỹ thuật số có vỡ tan như cơn sốt “hoa tuy lip” hay không thì cũng không ai dám chắc, kể cả chính phủ.
Chỉ có một điều chắc chắn rằng chúng ta đang sử dụng tiền kỹ thuật số, có thể cả trong tương lai, giống như chúng ta sống trong nhà thông minh, sử dụng xe tự hành.
Sn_Nour
Theo Tapchibitcoin.vn/The Hill