Tương lai Bitcoin: Là Tiền tệ hay Bước đệm cho những điều vĩ đại hơn
Phần 10 (Kết)
Sau khi trải qua những phân tích và giải thích kết luận vì sao Bitcoin không nên trở thành tiền tệ mà nên trở thành một tài sản tích trữ giá trị thì hôm nay, trong phần kết, tôi muốn mời bạn cùng xem lại những gì chúng ta đã đọc trong các bài viết trước, và tự mình rút ra kết luận: Bitcoin nên là tiền tệ hay trở thành tài sản tích trữ giá trị – một bước đệm cho những điều lớn lao hơn.
Phần kết
Nhìn chung, khi chúng ta xem xét các tính chất của vàng và phân tích vì sao nó được dùng làm vật tích trữ giá trị cho hệ thống tài chính toàn cầu, và sau đó xem xét việc Bitcoin tốt hơn về mọi mặt, thì dĩ nhiên chúng ta có thể suy rằng, theo lẽ thường tình, thì sản phẩm tốt hơn sẽ dần chiếm lấy thị phần của loại kém hơn. Tuy nhiên, lý thuyết này cần được xem xét với thái độ bán tín bán nghi. Sẽ rất sai nếu cứ đinh ninh rằng nó sẽ chắc chắn xảy ra, bởi vì các loại tiền kỹ thuật số hiện này là một thứ vẫn còn rất mới mẻ, và bất ổn, không giống như bất cứ những gì trong hệ thống tài chính toàn cầu ngày nay, chính vì vậy bất kỳ ai tự tin bảo rằng họ biết rõ Bitcoin sẽ trở thành gì thì không phải thằng ngốc thì cũng là tay lừa đảo.
Có rất nhiều biến số và một động lực đầy phức tạp trong cuộc chơi này khiến bất kỳ lý thuyết nào được nêu lên ngày nay (kể cả của tôi) cũng không thể chắc chắn hoàn toàn được. Khi Bitcoin từng bước trưởng thành trong vài năm nữa, tương lai của nó sẽ dần dần trở nên rõ ràng hơn. Tuy vậy, ngày nay, chúng ta đều đang lần mò trong bóng tối để tìm ra cách áp dụng các dữ kiện và lý thuyết hiện có cho một loại tài sản chưa có tiền định.
Dù gì, tôi cũng tin rằng trong mọi lý thuyết đã từng được lập nên cho tới nay, thì những cái tôi nhắc đến trong các bài viết trước là có khả năng thành sự thật lớn nhất. Tôi cũng nên chỉ ra rằng Bitcoin không phải là, trong giai đoạn hiện nay, được xem là một vật tích trữ giá trị. Nó có quá nhiều sự bất ổn, một đặc điểm có khả năng cao là vẫn sẽ tồn tại trong vài năm tới khi thị trường đang phát triển. Thị trường vẫn đang nằm trong giai đoạn tiếp nhận / hợp pháp hóa, đặc trưng bởi sự biến động mạnh và tỷ lệ tăng / giảm lớn. Dần dà, sau khi thị trường phát triển được khoảng 10 năm tới, sự biến động sẽ dần biến mất, giá sẽ trở nên ổn định, và các nhà đầu tư sẽ bắt đầu nghĩ tới Bitcoin như một ứng cử viên tốt hơn cho vật tích trữ giá trị.
1.Satoshi Nakamoto, nhà phát minh huyền thoại của Bitcoin, được nhiều người xem như một hình tượng Đấng cứu thế trong cộng động mạng. Tên gọi đó chỉ là một cái tên giả, và tới nay, không ai biết được ông / bà ấy là ai, hay thậm chí là còn sống hay không. Sách Trắng nổi tiếng của người ấy, xuất bản vào năm 2009, được dùng như một tài liệu giới thiệu để giới thiệu và giải thích Bitcoin cho toàn thế giới.
2.Có những yếu tố khác cũng không khuyến khích chi tiêu tiền kỹ thuật số với fiat ngoài lý do về cơ chế giảm phát vs lạm phát. Ngay từ đầu, các khoản phí phát sinh để CÓ được Bitcoin, vốn có thể từ 1% tới 5% chi tiêu cho các khoản lệ phí trao đổi cho sàn giao dịch. Sau đó, với lệ phí từ việc trao đổi thực tế sang các thương gia, vốn không lón, nhưng không phải là số 0 – miễn phí. Bạn biết thứ gì không tốn phí khi tiêu không? Fiat.
Như vậy, ý tưởng “Bitcoin là tiền tệ” giả định rằng hàng triệu người tiêu dùng sẽ không chỉ chọn dùng đồng tiền Bitcoin giảm phát của mình hơn là tiền tệ fiat lạm phát, mà họ còn chịu trả một khoản phí từ 1% đến 5% cho mỗi giao dịch chỉ để có thể được giao dịch. Không bao giờ xảy ra.
3.Từ “luật” trong Luật Gresham chỉ đơn giản là chỉ theo nghĩa thông tục. Luật kinh tế không phải là luật theo nghĩa một luật lệ, ví dụ, luật vật lý. Luật trọng lực không bao giơ bị phá vỡ, ngay cả một lần. Tất nhiên “luật” Gresham đã và sẽ bị phát vỡ mọi lúc. Sẽ luôn có một người cố gắng mua hàng hóa và dịch vụ bằng Bitcoin vì một hay nhiều lý do nào khác. Rất nhiều vụ mua bán bất hợp pháp, chẳng hạn như ma túy hay súng, được thực hiện bằng Bitcoin vì lí do hiển nhiên rồi.
Nhiều người có những tư tưởng: “Tiêu xài Bitcoin là cách mà Satoshi muốn nó được dùng”, họ nghĩ vậy, “và tôi sẽ tiêu xài nó, ngay cả khi nó khong phải là một quyết định kinh tế hợp lí”. Giống như việc “bạn trở thành sự thay đổi mà bạn hằng mong ước”. Nhưng đối với 99% người tiêu dùng không quan tâm đến hệ tư tưởng của loại tiền mà họ sử dụng mà chỉ đơn giản muốn đưa ra các quyết định hợp lí về tài chính của mình, họ sẽ không dùng nó làm tiền tệ. Chắc chắn sẽ không phải với số lượng gần đủ để đạt được khối lượng mua bán Bitcoin mà Satoshi đã hình dung.
Lưu ý: Bài viết này đề cập đến một hoặc nhiều cổ phiếu giao dịch dưới 1 đô la Mỹ và / hoặc với mức vốn hóa thị trường nhỏ hơn 100 triệu đô la. Xin lưu ý đến các rủi ro liên quan đến các cổ phiếu này.
Lời kết: tapchibitcoin.vn cảm ơn độc giả đã đọc series bài viết về Tương lai Bitcoin: Là Tiền tệ hay Bước đệm cho những điều vĩ đại hơn, Series có nguồn ở trang seekingalpha.com, dưới đây là tất cả series của bài biết.
- Phần 1. Tương lai Bitcoin: Là Tiền tệ hay Bước đệm cho những điều vĩ đại hơn
- Phần 2. Luật Gresham
- Phần 3. Luật Gresham / Tích trữ giá trị
- Phần 4. Bitcoin và Tích trữ giá trị
- Phần 5. Tích trữ giá trị – Giải thích – Độ hiếm
- Phần 6. Khó khăn trong việc làm giả – Khả năng theo dõi nguồn cung toàn cầu
- Phần 7. Sự phân chia – Được nhận diện và chấp nhận rộng rãi
- Phần 8. Tổng kết trận đấu
- Phần 9. Mô hình định giá
SN_Nour .
Theo Tapchibitcoin.vn/seekingalpha