Hội đồng Liên bang thuộc Chính phủ Thụy Sĩ đã đề nghị được báo cáo về các rủi ro và cơ hội của việc phát hành đồng tiền mật mã do chính phủ nước này hậu thuẫn, còn được gọi là “e-franc” (đồng franc điện tử).
Hội đồng Liên bang đã xem xét đề tài này dựa trên gợi ý của nhà lập pháp kiêm phó chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Sĩ – Cedric Wermuth. Giờ đây, hạ viện quốc hội nước này phải quyết định liệu có ủng hộ yêu cầu nghiên cứu của Hội đồng Liên bang hay không. Nếu đề xuất được phê duyệt, Bộ Tài chính Thụy Sĩ sẽ tiến hành nghiên cứu về chủ đề này. Họ không có thiết lập khung thời gian cụ thể cho tiến trình đó. Hội đồng tuyên bố:
“Hội đồng Liên bang nhận thức được những thách thức lớn về cả pháp lý cũng như tiền tệ có thể đi kèm với việc sử dụng đồng e-franc… Vì vậy đề xuất này cần được thông qua nhằm tiến hành đánh giá các rủi ro và cơ hội của đồng e-franc, đồng thời làm rõ các khía cạnh pháp lý, kinh tế cũng như tài chính của nó”.
Ý tưởng phát triển một đồng tiền mã hóa quốc gia được đưa ra vào tháng 2 bởi chủ tịch sàn giao dịch chứng khoán SIX ở Thụy Sĩ – Romeo Lacher. Ông nói: “Đồng e-franc dưới sự kiểm soát của ngân hàng trung ương sẽ tạo ra rất tính đồng vận cao tốt cho nền kinh tế”.
Các tổ chức tài chính truyền thống khác trong nước vẫn còn cảnh giác với việc phát hành tiền mật mã. Thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ Andréa Maechler phát biểu vào tháng trước rằng: các đồng tiền mật mã thuộc khu vực tư nhân luôn tốt hơn và ít rủi ro hơn các phiên bản do nhà nước phát hành, bởi tiền mã hóa do chính phủ tạo ra có thể làm tăng nguy cơ gọi là “bank run” (đổ xô đi rút tiền ngân hàng).
Đầu tháng này, ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ là UBS đã từ chối cung cấp giao dịch bằng Bitcoin và các loại tiền tệ mã hóa khác. Giám đốc ngân hàng – ông Axel Weber kêu gọi những hành động kiểm soát chặt chẽ hơn về tiền tệ mật mã vì cho rằng “chúng thường không minh bạch, do đó dễ bị lạm dụng”.
Các quốc gia khác cũng đã bắt đầu xem xét khả năng phát triển đồng tiền mật mã quốc gia. Riksbank của Thụy Điển đang điều tra xem có nên phát hành đồng e-krona hay không trước tình trạng sử dụng tiền giấy vật chất trong nước tiếp tục suy giảm.
Theo TapChiBitcoin/Cointelegraph.
Xem thêm:
- Crypto Funds được cơ quan quản lý thị trường tài chính Thụy Sỹ “bật đèn xanh”
- Startup Thụy Sỹ huy động 103 triệu USD để khởi động ngân hàng tiền mã hóa