Cho đến gần đây, Phố Wall vẫn luôn đứng ngoài cơn sốt tiền tệ mật mã. Phần lớn số vốn huy động được đều đến từ ICO nên Phố Wall không thể “ăn” phí ngân hàng đầu tư hậu hĩnh nào cả. Nhưng tình thế đang thay đổi.
Vào cuối năm ngoái, công ty nước giải khát nhỏ đang chật vật Long Island Iced Tea đổi tên thành Long Blockchain, từ đó cổ phần tăng 289% trong thời gian ngắn. Phố Wall nhanh chóng để mắt đến.
Kể từ đó, blockchain ETF huy động vốn nhanh hơn cả Long Island Iced Tea. Thật khó để thống kê con số chính xác nhưng ước đoán là trên 1 tỷ USD chỉ trong năm nay. Số vốn bao gồm hơn 660 triệu USD Global X Robotics & Artificial Intelligence Thematic ETF (BOTZ). Trước đó báo cáo giao dịch 200 triệu USD đã hoàn thành huy động.
Tốc độ hình thành ETF hiện tại nhanh hơn gấp 3 lần so với sự bùng nổ ICO tiền mã hóa trong năm ngoái.
Ưu điểm: Chi phí thấp, thanh khoản cao
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu ETF có phải là lựa chọn đúng đắn không? Nếu bạn là trader tích cực, câu trả lời rất đơn giản: không. Phong cách của bạn là tự nghiên cứu và tự đưa ra quyết định của chính mình.
Nhưng nếu bạn là tuýp người chỉ có vài giờ trong tuần dành cho sở thích tài chính thì ETF có những lợi thế đáng xem xét.
ETF – tên đầy đủ Exchange Traded Funds (Quỹ hoán đổi danh mục) là phương thức quản lý tiền chuyên nghiệp với giá hời dành cho giới nhà đầu tư cá nhân. Chi phí thường chỉ dưới 1% và có thể giao dịch với nhà môi giới trực tuyến đổi lấy tiền.
Việc kiểm tra ngẫu nhiên một số blockchain ETF cho thấy chi phí nằm giữa khoảng 0,8% đến 1%. So sánh với quỹ đầu cơ điển hình: phí thường là 2% và bạn “dâng tặng” khoảng 20% lợi nhuận cho đối tác hoạt động.
Nhược điểm: không dành cho tiền mã hóa
Blockchain ETF không đầu tư trực tiếp vào tiền mật mã. Thay vào đó, các chuyên gia phân tích và nhà quản lý chuyên nghiệp tìm kiếm những ứng viên tham gia vào hoặc hưởng lợi từ công nghệ blockchain.
Overstock là lựa chọn phổ biến với tư cách nhà bán lẻ trực tuyến chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Công ty phổ biến IBM cũng vậy. Ngoài ra, mỗi ETF là một danh mục đầu tư độc nhất của các công ty giao dịch công khai.
Các tiêu chuẩn chưa được chứng minh
Khi quỹ ETF ra đời khoảng 25 năm trước, chúng mang lại những lợi ích thực sự. Trong một giao dịch duy nhất mà nhà đầu tư có thể sở hữu từng thành phần riêng lẻ của một chỉ số như chỉ số trị giá thị trường Nasdaq 100. Lợi ích chính ở đây là khả năng xác định và quản lý rủi ro.
Nhưng liệu chúng có cung cấp tấm màng bảo vệ rủi ro như mục đích ra đời ban đầu của ETF? Cá nhân tôi cho rằng nhiều nhà đầu tư có thể kiếm nhiều hơn nhờ mua một vài đồng tiền mật mã. Dưới đây là lý do tại sao.
Trong trường hợp của blockchain ETF, không có các tiêu chuẩn giao dịch công khai như Nasdaq 100 hay chỉ số khác. Nó làm suy thoái nghiêm trọng mục đích chính của việc thắt chặt chiến lược ETF sao cho phù hợp với chuẩn thử nghiệm thời gian nhất định. Theo tôi, rủi ro cho nhà đầu tư do đó tăng lên. Nếu nhiều rủi ro thì phần thưởng cũng nên cao ngang bằng. Trong trường hợp này, chúng tôi nghĩ rằng ETF không như vậy.
Tại thời điểm hiện tại, sự định giá cổ phiếu phổ biến và tiền mật mã khác biệt nhau khá nhiều. Với quỹ ETF, nhà đầu tư đang mua vào các tài sản mang tính rủi ro cao hơn. Một trong những lợi ích của việc đầu tư tiền mã hóa chính là bản chất không tương quan với với các loại tài sản khác. ETF không thể cung cấp lợi ích này.
Đa dạng hóa khó thấy
Loại blockchain ETF mà chúng ta xem xét cho đến nay dường như đúng là có chi phí thấp cùng với sự quản lý chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư có lẽ chúng chỉ như sự đa dạng hóa khó thấy với lợi ích giới hạn đến từ khoản đầu tư trực tiếp vào một nhóm tiền mã hóa. Vì vậy, trước khi tham gia vào làn sóng nhà đầu tư dường như đã tìm thấy “chân lý”, hãy mua 15 – 20 đồng tiền điện tử tỷ trọng bằng nhau và cất chúng ở một nơi an toàn cho thời gian lâu dài về sau. Và nếu bạn ưa chuộng phong cách “giá rẻ” như tôi, bạn sẽ tiết kiệm chi phí EFT (Chuyển giao quỹ điện tử).
Theo TapChiBitcoin/Hacked.com