Các mối lo ngại về quy định đã và đang lan rộng trong không gian tiền điện tử cũng như đối với các doanh nghiệp liên quan trên toàn thế giới. Với việc các loại tiền điện tử như XRP bị Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) cáo buộc là chứng khoán và Binance đang phải đối mặt với những cảnh báo nghiêm ngặt, ngành công nghiệp tiền điện tử có lẽ vẫn phải thận trọng.
Với số phận của XRP ở Hoa Kỳ đang được thảo luận tại tòa, các altcoin khác có thể muốn đảm bảo vị trí tài sản kỹ thuật số của mình trước khi bị SEC “sờ gáy”. Đặc biệt là các dự án thu được khoản đầu tư lớn từ trader như Polkadot và Cardano.
Liệu Polkadot và Cardano có thể thoát khỏi “móng vuốt” của SEC không?
Theo SEC, chứng khoán là bất kỳ thứ gì được bán hoặc chuyển nhượng để thu giá trị và người mua dựa vào người bán để tăng giá trị của thứ đã mua.
Theo luật sư Jeremy Hogan, SEC đã đúng khi lập luận rằng chỉ cần marketing tiền điện tử theo một cách nhất định có thể là bằng chứng cho thấy có một tổ chức kinh doanh chung vì lợi nhuận giữa người bán và người mua. Vì vậy, chúng ta thấy rằng định nghĩa này thậm chí đã được “mở rộng hơn nữa trong 80 năm qua hoặc lâu hơn”.
SEC cũng coi hầu hết các ICO là hoạt động bán chứng khoán. Điều này đã đẩy nhiều dự án như Polkadot và Cardano vào vùng nguy hiểm. Tuy nhiên, theo Hogan, “Cardano tránh được những phức tạp pháp lý” của một ICO ở Hoa Kỳ khi thực hiện ICO ở Nhật Bản. Với triển vọng tự do của đất nước mặt trời mọc đối với tiền điện tử, khoảng 95% ICO được thực hiện ở Nhật Bản và từ đó coin được chuyển vào các sàn giao dịch để bán cho nhà đầu tư Hoa Kỳ.
SEC không có bất kỳ quyền tài phán nào ở Nhật Bản và do đó không thể phán xét Cardano vi phạm luật chứng khoán của mình. Điều này giúp cho ADA trở thành một dự án an toàn, ít nhất là theo quan điểm của cơ quan quản lý ở Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, mọi thứ không thuận lợi cho Polkadot, luật sư nói thêm.
Web3 Foundation, tổ chức thiết kế và thiết lập nền tảng Polkadot, đã tiến hành một số ICO vào năm 2017 và được cho là huy động gần 200 triệu đô la cho đến nay. Các ICO này diễn ra trước khi nền tảng Polkadot hoạt động đầy đủ và điều này khiến nó gần với định nghĩa của SEC.
Hogan giải thích:
“Thật tệ vì các đợt bán DOT giống như một hợp đồng đầu tư hơn, trong đó người mua dựa vào nỗ lực của các nhà phát triển để tăng giá trị của token. Bởi vì các token được bán trước khi thậm chí tồn tại một nền tảng để sử dụng chúng và giá trị vốn có của token là 0, nên hiển nhiên là bạn đang dựa vào nhà phát triển để tạo nền tảng mang lại cho coin một số giá trị”.
Ông cũng chỉ ra rằng 50% số token ban đầu được trao cho các nhà đầu tư, trong khi 8,4% được cung cấp cho các nhà đầu tư qua vòng private sale (như sàn giao dịch). Mặt khác, 11,6% được Web3 Foundation nắm giữ cho các mục đích gây quỹ trong tương lai và 30% được phân bổ cho Web3 để phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Mặc dù điều đó nghe có vẻ tệ, nhưng Web3 Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận bên ngoài Hoa Kỳ. Do đó, họ không chịu sự quản lý của SEC. Ngoài ra, các đợt ICO đã bị cấm ở Trung Quốc và Mỹ do các mối lo ngại về quy định tương tự như SEC đề cập.
Tất cả những biện pháp phòng thủ này sẽ được đưa vào sử dụng nếu SEC tấn công các sàn giao dịch với kết luận rằng DOT đã được bán dưới dạng chứng khoán. Nếu một sàn giao dịch trong nước bán DOT thông qua hình thức ICO thì “cái búa” của SEC có thể giáng xuống họ.
Dựa trên các hành động gần đây của SEC, nhiều dự án tiền điện tử có thể muốn chuẩn bị biện pháp phòng vệ. Mặc dù Cardano tránh được quy định của SEC, nhưng Polkadot có thể không may mắn như vậy. Chỉ có thời gian mới biết liệu nó có thực sự bị các cơ quan quản lý xướng tên hay không?
- Bản thử nghiệm tiền nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY) hiện có sự tham gia của 10 triệu người
- Elon Musk chỉ trích Bitcoin và Ethereum về tốc độ xử lý và phí giao dịch trong khi tâng bốc Dogecoin quá đà
- Dogecoin là một “trò lừa đảo” sẽ kết thúc “rất tệ”, chuyên gia tài chính Ric Edelman cho biết
Minh Anh
Theo AMBCrypto