Thị trường tiền điện tử đã liên tục gánh chịu những cuộc tấn công lớn trong vài tháng qua đến từ quốc gia đông dân nhất thế giới, thế nhưng cộng đồng crypto đã không bó tay chịu trói, mà ngược lại, họ đang thích nghi rất tốt, theo kiểu “nước nổi đến đâu thì bèo bâu đến đó”.
Lệnh cấm khai thác Bitcoin của Trung Quốc được diễn ra trên diện rộng đã tạo ra đợt điều chỉnh độ khó khai thác cực lớn, với hashrate giảm tới 50%, mức chưa từng có trong lịch sử.
Tâm lý thị trường crypto đã bị tổn hại sau khi Elon Musk thông báo Tesla ngừng chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin với cáo buộc các mỏ đào đang sử dụng quá nhiều năng lượng bẩn (than đá, thủy điện) gây tác hại tới môi trường. Nhưng quyết định cấm khai thác của Trung Quốc là đến từ sự thiếu hụt điện cũng như lịch sử đàn áp bitcoin của nước này, chứ không hề liên quan tới bảo vệ môi trường, bằng chứng là ngay cả những trang trại khai thác sử dụng năng lượng sạch (điện mặt trời, điện gió) cũng bị buộc phải đóng cửa.
Vài tuần sau lệnh cấm khai thác, vào ngày 16 tháng 6, Trung Quốc đã chặn các từ khóa Binance, Huobi và OKEx khỏi các công cụ tìm kiếm như Baidu và Sogou. Ngay sau đó, sàn Huobi bắt đầu hạn chế giao dịch margin, chặn người dùng mới từ Trung Quốc và thậm chí gần đây còn nộp đơn xin giải thể chi nhánh công ty tại chính quê hương của những nhà sáng lập.
Cuối cùng, vào ngày 21 tháng 6, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã chỉ thị các ngân hàng và tổ chức thanh toán trong nước đóng tài khoản ngân hàng của các sàn giao dịch OTC và thậm chí tài khoản mạng xã hội của những sàn này cũng bị cấm. Sàn giao dịch OTC về cơ bản hoạt động như một cổng cash out ra tiền pháp định, nếu không có chúng, sẽ rất khó để trao đổi từ Bitcoin sang tiền mặt.
Khi những sự kiện này diễn ra, một số nhà phân tích đã miễn cưỡng mô tả chúng chỉ là chiến thuật tạo FUD vô nghĩa, nhưng trong nhận thức sâu sắc, có vẻ như Trung Quốc đã phát động một cuộc tổng tấn công vào mạng lưới bitcoin.
Tác động của các hành động này trong ngắn hạn là rất tồi tệ vì nó đã khiến giá bitcoin giảm và gia tăng mối lo ngại về một cuộc tấn công 51% có thể xảy ra.
Regarding Bitcoin Mining and China, I would not believe anything you hear. I would not rule out the possibility that the Chinese Communist Party is trying to orchestrate a 51% attack on the Bitcoin network. Stay vigilant.
— Danny Diekroeger (@dannydiekroeger) June 25, 2021
“Khi nói đến khai thác Bitcoin và Trung Quốc, tôi sẽ không tin bất cứ điều gì bạn nghe thấy. Tôi sẽ không loại trừ khả năng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cố gắng dàn dựng một cuộc tấn công 51% vào mạng Bitcoin. Hãy cảnh giác”.
Bất chấp những điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường, nhưng cuộc tấn công của Trung Quốc cuối cùng vẫn sẽ thất bại và đây là lý do chính tại sao.
Hashrate phục hồi đến 100 triệu TH / s
Sau khi thiết lập mức cao nhất mọi thời đại tại 186 triệu TH / s vào ngày 12 tháng 5, hashrate của mạng Bitcoin bắt đầu lao dốc. Vài tuần đầu tiên do lệnh hạn chế đối với các khu vực sử dụng than đá, công suất khai thác giảm khoảng 25%.
Tuy nhiên, khi lệnh cấm mở rộng sang các khu vực khác, chỉ số này đã chạm đáy ở mức 85 triệu TH / s, mức thấp nhất trong hai năm.
Hashrate ước tính của Bitcoin | Nguồn: Blockchain.com
Như dữ liệu từ biểu đồ trên ta thấy, sức mạnh xử lý của mạng Bitcoin đã phục hồi lên 100 triệu TH / s trong vòng chưa đầy ba tuần. Vì một số thợ đào đã chuyển xong thiết bị của họ sang Kazakhstan, Canada và Hoa Kỳ.
Thị trường P2P tại Trung Quốc vẫn phát triển mạnh mẽ
Mặc dù các công ty liên quan đến tiền điện tử đã bị cấm ở Trung Quốc, các cá nhân vẫn tiếp tục đóng vai trò trung gian tích cực – một trong số này đã ghi nhận tới hơn 10.000 giao dịch P2P thành công trong tháng, theo dữ liệu từ sàn Huobi Global.
Giao dịch P2P trên sàn giao dịch Huobi | Ảnh chụp màn hình
Cả Huobi, OKEx và Binance đều cung cấp thị trường P2P tại Trung Quốc, nơi người dùng có thể giao dịch nhiều loại tiền điện tử bao gồm các stablecoin như USDT, BUSD. Sau khi chuyển đổi tiền fiat thành stablecoin, người dùng có thể thực hiện mua bán trên sàn giao dịch như bình thường.
Thực tế, không có cách nào để đo lường tổng khối lượng giao dịch P2P một cách chính xác vì các sàn luôn che giấu số liệu thực, đó là chưa kể tới các giao dịch P2P trên thị trường chợ đen, đặc biệt là trong các group Telegram kín.
Các sàn giao dịch tại châu Á vẫn chiếm ưu thế về khối lượng giao dịch
Một cuộc đàn áp đối với các nhà đầu tư Trung Quốc có thể sẽ được phản ánh trong các sàn giao dịch có nguồn gốc từ quốc gia này như Binance, OKEx và Huobi. Tuy nhiên, nhìn vào khối lượng giao dịch trong thời gian gần đây của những sàn này, chúng dường như không chịu một tác động đáng kể nào.
Khối lượng giao dịch trên thị trường giao ngay của các sàn giao dịch | Nguồn: Cryptorank.io
Hãy so sánh trên biểu đồ xem ba sàn giao dịch có trụ sở tại Châu Á vẫn chiếm ưu thế như thế nào, trong khi Coinbase, Kraken và Bitfinex chủ yếu là ở thị trường Mỹ và châu Âu.
Lệnh cấm khai thác và trade coin của Trung Quốc có thể dẫn đến một số vấn đề tạm thời và tác động tiêu cực đến giá bitcoin trong ngắn hạn, nhưng hiện tại mạng lưới và giá đang phục hồi theo cách tốt hơn nhiều người mong đợi.
- Cuộc đán áp vô tận của Trung Quốc đối với tiền điện tử vẫn tiếp diễn
- Huobi đệ trình hồ sơ giải thể tổ chức điều hành tại Trung Quốc giữa bối cảnh đàn áp tiền điện tử
Ông Giáo
Theo Cointelegraph