Blockchain không chỉ là công nghệ vớ vẩn mà còn là một tầm nhìn sai lệch cho tương lai. Nó chưa thể đạt được sự chấp thuận rộng rãi là bởi vì các hệ thống được xây dựng dựa trên sự tin cậy, các định mức và các tổ chức vốn đã hoạt động tốt hơn so với các kiểu hệ thống blockchain không cần thiết cho các bên đáng tin cậy. Bất kể blockchain có cải thiện bao nhiêu thì nó vẫn đang đi sai hướng.
Hãy bắt đầu với điều này: Venmo là dịch vụ miễn phí để chuyển đô la và việc chuyển bitcoin không miễn phí. Tuy nhiên, sau khi tôi viết một bài báo vào tháng 12 năm ngoái nói rằng không nên sử dụng Bitcoin thì ai đó đã trả lời rằng Venmo và Paypal đang “hút máu” người tiêu dùng và mọi người nên chuyển sang bitcoin.
Số lượng các nhà bán lẻ chấp nhận tiền mã hóa như một hình thức thanh toán đang suy giảm. Ngay cả công ty blockchain nổi tiếng nhất, Ripple, cũng không sử dụng blockchain trong sản phẩm của mình. Công ty Ripple quyết định cách tốt nhất để chuyển tiền qua biên giới quốc tế là không sử dụng Ripple.
Blockchain là “một công nghệ theo nghĩa đen chứ không phải là ẩn dụ”.
Tại sao công nghệ này lại vô dụng trong thực tế?
Mọi người đã thực hiện một số tuyên bố bất hợp lý về tương lai của blockchain — như là bạn nên sử dụng nó cho AI để loại bỏ các hành vi theo dõi mà google và facebook đang làm. Điều này được dựa trên một sự hiểu lầm về những gì mà một blockchain có thể làm được. Một blockchain không phải là một thứ thanh tao trong vũ trụ mà bạn có thể “đưa” vào, đó là cấu trúc dữ liệu cụ thể: nhật ký giao dịch tuyến tính, thường được nhân rộng bởi các máy tính có chủ sở hữu (được gọi là thợ mỏ). Họ được thưởng để ghi lại các giao dịch mới.
Có hai điều thú vị về cấu trúc dữ liệu cụ thể này. Một là sự thay đổi trong bất kỳ khối nào sẽ vô hiệu hóa mọi khối sau nó. Điều đó có nghĩa là bạn không thể giả mạo các giao dịch đã được ghi lại. Thứ hai là bạn chỉ được thưởng nếu bạn đang làm việc trên cùng một chuỗi như mọi người.
Theo các quy tắc được thi hành về mặt toán học — không cần có lực lượng cảnh sát hoặc chính phủ nào. Đó là một ý tưởng rất đột phá.
Tóm lại, đây là mọi thứ về blockchain trong thực tế: “Hãy tạo một chuỗi rất dài các tệp nhỏ – mỗi tệp có chứa hàm băm của tệp trước, một số dữ liệu mới và câu trả lời cho một bài toán khó – và chia nhỏ số tiền cho những người sẵn sàng xác nhận và lưu trữ các tệp đó trên máy tính của họ”.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người giữ hồ sơ của họ trong một kho lưu trữ giả mạo không thuộc sở hữu của bất cứ ai?
Blockchain dựa trên sự tin cậy đang giảm sút trong thực tế
Mọi người coi blockchain như một “cây đũa thần toàn vẹn trong tương lai”. Đối với hầu như bất cứ điều gì thì blockchain đều đã được đề xuất như là một giải pháp.
Đúng là việc giả mạo dữ liệu được lưu trữ trên blockchain là khó, nhưng thật sai lầm khi coi blockchain là một cách hay để tạo ra dữ liệu có tính toàn vẹn.
Để hiểu tại sao thì chúng ta hãy nghiên cứu từ thực tế cho đến lý thuyết. Ví dụ: hãy xem xét trường hợp sử dụng được đề xuất rộng rãi cho blockchain: mua sách điện tử với hợp đồng “thông minh”. Mục tiêu của blockchain là khi bạn không tin tưởng một nhà cung cấp sách điện tử và họ không tin tưởng bạn (bởi vì hai bên chỉ là hai cá nhân trên internet), nhưng bởi vì nó nằm trên blockchain nên bạn sẽ có thể tin tưởng giao dịch.
Trong hệ thống truyền thống, khi bạn trả tiền, bạn hy vọng bạn sẽ nhận được cuốn sách, nhưng khi nhà cung cấp có tiền của bạn, họ có thể không phân phối sách tới cho bạn. Bạn đang dựa vào Visa, Amazon hoặc chính phủ để làm cho mọi thứ trở nên công bằng. Ngược lại, trên hệ thống blockchain, bằng cách thực hiện giao dịch dưới dạng bản ghi trong kho lưu trữ không thuộc sở hữu của bất kỳ ai, việc chuyển tiền và sản phẩm mã hóa là tự động và trực tiếp, không có người trung gian nào cần phân xử giao dịch hay quy định các điều khoản. Không tốt hơn cho mọi người hay sao?
Hợp đồng thông minh được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất trong lịch sử cũng có một lỗi nhỏ mà không ai để ý cho đến khi ai đó chú ý đến nó, và sử dụng để ăn cắp 50 triệu đô la. Nếu những người đam mê tiền mã hóa đặt tiền của họ vào cùng một quỹ đầu tư trị giá 150 triệu đô la và không thể kiểm soát phần mềm một cách chính xác, bạn có tự tin sẽ kiểm soát được sách điện tử của mình hay không?
Đó là một cách phức tạp để mua sách! Bạn tin tưởng vào phần mềm (và khả năng tự bảo vệ mình trong một thế giới phần mềm định hướng), thay vì tin tưởng người khác.
Một ví dụ khác: những lợi thế có mục đích cho một hệ thống bỏ phiếu ở một nước được quản lý yếu kém. “Giữ lá phiếu của bạn trong một kho lưu trữ ảo không thuộc sở hữu của bất cứ ai” có vẻ khá hợp lý. Nhưng liệu người dân Afghanistan của bạn có tìm cách để xác minh rằng phiếu bầu của họ có được tính hay không? Hay anh ta sẽ dựa vào ứng dụng di động của một bên thứ ba đáng tin cậy – như tổ chức phi lợi nhuận hoặc hiệp hội quản lý cuộc bầu cử hoặc cung cấp phần mềm?
Thay vì dựa vào niềm tin hoặc quy định, trong thế giới blockchain, các cá nhân có mục đích chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng ngừa an ninh của riêng họ. Và nếu phần mềm mà họ sử dụng là độc hại hoặc lỗi, họ sẽ phải gánh chịu toàn bộ hậu quả.
Toàn bộ khung nhìn thế giới trên cơ sở blockchain là sai
Hệ thống Blockchain được cho là đáng tin cậy hơn, nhưng trên thực tế chúng là những hệ thống đáng tin cậy nhất trên thế giới. Hôm nay, trong vòng chưa đầy một thập kỷ, ba sàn giao dịch bitcoin liên tiếp đã bị tấn công, một sàn giao dịch bị cáo buộc là lừa đảo. Hàng tỷ đô la bị mất đi. Hệ thống Blockchain không thể bằng một cách kỳ diệu làm cho dữ liệu trong chúng chính xác hoặc những người nhập dữ liệu đáng tin cậy, chúng chỉ cho phép bạn kiểm tra xem liệu nó có bị giả mạo hay không. Một người phun thuốc trừ sâu cho xoài vẫn có thể đưa vào hệ thống blockchain và nói rằng đó là xoài sạch. Một chính phủ tham nhũng có thể tạo ra một hệ thống blockchain để đếm số phiếu gian lận của họ…
Vậy liệu có thể có được sự tin tưởng?
Trong trường hợp mua một cuốn sách điện tử, ngay cả khi bạn mua nó với một hợp đồng thông minh, thay vì kiểm tra phần mềm bạn sẽ dựa vào một trong bốn điều: tác giả của hợp đồng thông minh là người bạn biết và tin tưởng, người bán sách điện tử có uy tín, bạn hoặc bạn bè của bạn đã mua sách điện tử thành công từ người bán này trong quá khứ hoặc đơn giản là bạn sẵn sàng hy vọng rằng người này sẽ không lừa gạt bạn. Trong mỗi trường hợp, ngay cả khi giao dịch được thực hiện thông qua hợp đồng thông minh thì trong thực tế, bạn phải dựa vào niềm tin của đối tác hoặc người trung gian, chứ không phải quyền tự bảo vệ của bạn để kiểm tra phần mềm. Hợp đồng vẫn hoạt động, nhưng tôi cho rằng thực tế thì nó ít minh bạch hơn.
Điều tương tự cho việc kiểm phiếu. Trước blockchain, bạn cần tin tưởng rằng việc đăng ký cử tri được thực hiện một cách công bằng, phiếu bầu chỉ được trao cho cử tri đủ điều kiện và phiếu bầu được thực hiện nặc danh hơn là bằng cách mua hoặc đe dọa. Phiếu bầu cũng cần có giá trị như nhau, được ghi lại, và không có phiếu bầu bổ sung nào cho một người bất kỳ.. Blockchain không khiến cho vấn đề nào dễ dàng hơn mà còn tạo nhiều vấn đề khó khăn hơn. Giải quyết chúng trong bối cảnh blockchain đòi hỏi một tập hợp các giải pháp khó xử làm suy yếu tiền đề cốt lõi. Chúng ta chỉ cho phép các tổ chức phi lợi nhuận đáng tin cậy thực hiện các công việc nhập dữ liệu — và bạn sẽ trở lại với sổ cái cũ “cổ điển”. Trên thực tế, nếu bạn xem xét bất kỳ giải pháp blockchain nào, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy một giải pháp khó xử tạo ra lại các bên đáng tin cậy trong một thế giới không tin cậy.
93% bitcoin được khai thác bởi các tập đoàn được quản lý, nhưng không có tập đoàn nào sử dụng hợp đồng thông minh để quản lý các khoản thanh toán. Thay vào đó, họ hứa hẹn những thứ như “lịch sử lâu dài của các khoản thanh toán ổn định và chính xác”. Nghe như là một người trung gian đáng tin cậy vậy!
Tương tự với Silk Road, một trang deep web buôn bán ma túy bất hợp pháp. Chìa khóa cho Silk Road không phải là bitcoin (đó chỉ là để né tránh sự phát hiện của chính phủ), đó là điểm số về mức độ danh tiếng cho phép mọi người tin tưởng bọn tội phạm. Và điểm số danh tiếng này không được theo dõi trên blockchain mà chúng được theo dõi bởi một người trung gian đáng tin cậy!
Nếu các người chơi lớn còn thích hệ thống “cũ” và thực sự tin tưởng chúng thì không có gì lạ khi thế giới bên ngoài cũng sẽ như vậy!
Đã đến lúc từ bỏ blockchain
Một kho lưu trữ phân quyền có vẻ giống như một cách tuyệt vời để kiểm tra xem xoài của bạn đến từ đâu, nó tươi như thế nào và liệu nó có được phun thuốc trừ sâu hay không. Những người thực sự quan tâm đến an toàn thực phẩm không áp dụng blockchain vì sự tin cậy một ai đó sẽ tốt hơn là sự không tin tưởng một ai. Mớ hỗn độn công nghệ của Blockchain cho thấy sự lộn xộn. Không có quy định, tiêu chuẩn, trung gian, hoặc bên đáng tin cậy thực sự sẽ là một cách xấu để trao quyền cho mọi người.
Các dự án dựa trên việc loại bỏ niềm tin đã thất bại trong việc thu hút sự quan tâm của khách hàng bởi vì sự tin tưởng thực sự đáng giá. Một thế giới vô luật pháp và không tin tưởng sẽ không phải là một thiên đường mà là một hố địa ngục thời trung cổ.
Trong một xã hội, chúng ta sẽ phải hợp tác tốt – xây dựng lòng tin và sự đáng tin cậy. Thay vì sử dụng các nguồn lực để loại bỏ sự tin tưởng, chúng ta nên hướng các nguồn lực của mình để tạo ra sự tin tưởng – cho dù chúng ta sử dụng một chuỗi dài các tệp băm liên tục làm phương tiện lưu trữ của mình hay không.