Vài tháng qua khá khó khăn đối với Bitcoin. Tuy nhiên, cộng đồng tin rằng những tháng tới sẽ bù đắp được thiệt hại.
Thị trường Bitcoin gần đây đã chứng kiến tất cả các loại squeeze. Sau volatility squeeze và short squeeze, liệu thị trường sẽ chứng kiến supply squeeze vào lúc này? Để trả lời câu hỏi trên, trước tiên cần phân tích động lực cung.
Supply squeeze
Supply squeeze hoặc cú sốc cung là sự kiện mà nguồn cung Bitcoin được giao dịch tích cực thay đổi và sẽ kích hoạt động thái giá. Hầu hết cú sốc cung nổi bật xảy ra trong các giai đoạn halving và phần lớn đã hỗ trợ đà tăng giá. Halving tiếp theo dự kiến xảy ra vào năm 2024 và rất có thể Bitcoin sẽ chứng kiến supply squeeze vào thời điểm đó. Nhưng liệu có thể mong đợi sự kiện như vậy trong những tháng tới? Theo phân phối nguồn cung hiện tại, câu trả lời là có.
Tại thời điểm viết bài, tổng nguồn cung do các HODLer dài hạn (LTH) sở hữu ở mức 12,48 triệu BTC. Theo biểu đồ, con số này khá tương xứng với khối lượng do LTH nắm giữ vào tháng 10/2020, ngay trước khi giai đoạn tăng giá bắt đầu. Do đó, có thể nói rằng khối lượng đã tích lũy vào quý I năm nay vẫn được giữ vững. Nhìn chung, nó mô tả một bức tranh khá lạc quan về niềm tin của thị trường.
Động lực nguồn cung Bitcoin do LTH (xanh) và STH (hồng) nắm giữ | Nguồn: Glassnode
Nếu tính cả nguồn cung đã điều chỉnh cùng với nguồn cung lưu hành, có thể thấy rằng nguồn cung do LTH sở hữu đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 82,68%. Ngoài ra, số lượng coin do những nhà đầu tư này nắm giữ tăng liên tục trong một thời gian khá dài.
Mặt khác, nguồn cung do STH (người nắm giữ ngắn hạn) sở hữu đang giảm và hiện ở mức 25%. Điều thú vị là các đợt squeeze lớn đã xảy ra khi tỷ lệ cung STH chạm mức 20%. Do đó, chỉ cần giảm thêm 5% vào lúc này để thị trường quay trở lại tình trạng squeeze. Khi điều đó xảy ra, nguồn cung lưu thông tự do sẽ giảm.
Tỷ lệ nguồn cung Bitcoin do LTH (xanh dương) và STH (hồng) nắm giữ | Nguồn: Glassnode
Ngoài ra, các coin có tuổi thọ “trung niên” đến “già” (từ 3 tháng đến 2 tuổi) tăng mạnh mẽ cho đến nay. Như vậy, họ là những người mua trong thị trường bò và hiện đang HODL.
Điều này về cơ bản ngụ ý coin thực sự đang trưởng thành. Nhiều người mua trong thị trường tăng giá đã mắc kẹt và trở thành HODLer mạnh mẽ. Mặc dù supply squeeze vẫn chưa chạm mốc 20%, nhưng xu hướng nói trên cho thấy nhiều khả năng sẽ xảy ra trên thị trường vào giữa tháng 9.
Thị trường tăng giá thường là kết quả của supply squeeze được tạo ra trong thị trường giảm giá. Trên thực tế, thị trường gấu xảy ra kể từ tháng 5. Với phân tích nêu trên, có thể kết luận rằng đợt tăng giá thực tế vẫn chưa bắt đầu và đợt tăng giá gần đây chỉ là một cái nhìn thoáng qua về những gì sẽ thực sự xảy ra trong những tuần tới.
Bitcoin đã trở thành kho lưu trữ giá trị trong thời kỳ bất ổn như thế nào?
Theo Ecoinometrics, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ là 16% trong thời gian cách ly cao điểm nhưng giảm 5,4% vào tháng 7/2021. Tuy nhiên, nó vẫn cao hơn 1,5 lần so với mức trước đại dịch.
Với một số biện pháp kích thích tài khóa giai đoạn 2020-2021, tỷ lệ lạm phát hiện ở mức 5%, gấp 2,5 lần so với mục tiêu 2%. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng của hầu hết các ngành công nghiệp gặp phải tình trạng thiếu cung, do giá mặt hàng thiết yếu trên thị trường tăng đột biến.
Nhìn bề ngoài, lạm phát 5% và tỷ lệ thất nghiệp 5,4% có vẻ không đáng ngại nhưng so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, những con số này rất quan trọng. Sau năm 2008, phải mất 5 năm để giảm tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5,4% và 4 năm nữa để cắt giảm xuống còn 3,5%.
Trái phiếu 10 năm (đỏ) và lạm phát (xanh) | Nguồn: Ecoinometrics
Lợi suất trái phiếu âm lẽ ra phải tốt cho vàng nhưng thực tế không tuyệt vời như vậy. Ngay bây giờ, các nhà đầu tư không mua vàng. Mặc dù lợi suất 10 năm và lạm phát phân kỳ nhưng vàng không có định hướng rõ ràng.
Mặc dù Bitcoin mang đặc điểm là có rủi ro cao, nhưng nó cũng mang theo cơ hội tăng trưởng cấp số nhân cho nhà đầu tư.
Khi đánh giá tỷ lệ Sortino cho cả vàng và Bitcoin, Bitcoin là khoản đầu tư tốt hơn về tổng lợi nhuận của 1 năm, 4 năm và 8 năm. Trên thực tế, trong 4 năm qua, lợi nhuận của BTC tăng lên mức khổng lồ 42,422% trong khi lợi nhuận của vàng giảm nhẹ.
Vì vậy, ưu tiên lựa chọn Bitcoin thay vì vàng làm kho lưu trữ là điều dễ hiểu sau những phân tích trên, nhưng các nhà đầu tư có một lựa chọn khác trong tầm tay: BTC hoặc ETH.
Bitcoin và ETH: Kho lưu trữ giá trị nào sẽ chiến thắng?
Với việc Ethereum hiện đang cập nhật lại chính sách tiền tệ của mình, toàn bộ nền kinh tế ETH sẽ thay đổi đáng để.
Quỹ đạo tăng trưởng sau halving của BTC và ETH | Nguồn: Ecoinometrics
Bitcoin và ETH khá tương quan trong vài năm qua nhưng những năm tới có thể mở ra một kịch bản khác. Với chính sách tiền tệ mới của ETH (tác động của EIP 1559) có khả năng gây ra hiệu ứng giảm phát theo thời gian, nó sẽ phá vỡ tương quan với Bitcoin trong tương lai.
Và vì các nhà đầu tư sẽ không muốn chờ đợi, nên tâm lý chuyển từ Bitcoin sang ETH có thể tăng lên. Tuy nhiên, vốn hóa thị trường của Bitcoin vẫn gấp 2,3 lần ETH, vì vậy có thể phải mất một thời gian trước khi tất cả các yếu tố cho thấy sự vượt trội của tiền điện tử lớn thứ hai. Việc lựa chọn kho lưu trữ giá trị sẽ tiếp tục là một cuộc tranh luận lớn trong tương lai và thu hút sự quan tâm.
- Coin cũ bật lên và đang thể hiện sức mạnh – Phân tích ADA, LTC và BCH
- Có thể tiếp tục mong đợi điều này sau khi giá ETH chạm mốc $3k?
- Traders hy vọng về mùa altcoin mới khi giá Bitcoin vật lộn với kháng cự $46k
Minh Anh
Theo AZCoin News