Trong tháng 7, Bitcoin đã đảo chiều suy giảm trong 2 tháng trước đó và đạt khoảng 8.200 USD vào thời điểm cuối tháng. Điều này đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ từ mức thấp 5.755 USD được thấy vào cuối tháng 6, nhưng vẫn thấp hơn mức cao nhất mọi thời đại gần 20.000 USD vào tháng 12 năm ngoái, và thấp hơn 18% so với con số gần 10.000 USD trong chưa đầy 3 tháng trước.
Đáng chú ý, đã có sự phục hồi về mức độ hoạt động trên mạng Bitcoin trong tháng 7, với số lượng địa chỉ duy nhất và khối lượng giao dịch trung bình trên mỗi người dùng duy nhất đã cải thiện từ mức thấp nhất trong tháng 6. Tuy nhiên, với việc cả hai chỉ số chính này suy giảm trong 2 tuần đầu tiên của tháng 8, giá của Bitcoin đã giảm xuống dưới mức 6.500 USD. Bây giờ chúng tôi hy vọng giá Bitcoin sẽ ổn định vào khoảng 9.500 USD trước thời điểm cuối năm – giảm so với ước tính trước đó là 10.500 USD.
Điều gì tạo ra biến động giá trong những tháng gần đây
Ngành công nghiệp tiền mã hóa toàn cầu đã chứng kiến những diễn biến mới từ tháng 12. Nhiều diễn biến này có tác động tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng của tiền mã hóa, chẳng hạn như hạn chế của ngân hàng về việc sử dụng thẻ tín dụng để mua tiền mã hóa và những quy định từ các cơ quan nhà quản lý tài chính trên toàn thế giới. Điều này đã khiến tiền mã hóa lao dốc từ các mức cao nhất mọi thời đại vào giữa tháng 12/2017. Đương cử như việc Bitcoin giảm từ mức đỉnh gần 20.000 USD xuống dưới 6.000 USD vào đầu tháng Hai.
Tuy nhiên, giá Bitcoin đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong tháng 4 và đầu tháng 5, chủ yếu là do ngành tài chính truyền thống bắt đầu quan tâm tới thị trường tiền mã hóa. Trong khi Goldman Sachs trở thành ngân hàng đầu tư đầu tiên bắt đầu một bàn giao dịch tiền mã hóa, IntercontinentalExchange (sở hữu NYSE) được cho là đang triển khai một nền tảng giao dịch mới cho phép các nhà đầu tư tổ chức mua và giữ tiền mã hóa. Điều này tăng cường sự chấp nhận tiền mã hóa và đẩy Bitcoin lên cao hơn.
Nhưng giá Bitcoin giảm mạnh vào cuối tháng 5 khi Mt. Gox đã xả hơn 8.200 Bitcoin trên các sàn giao dịch hiện có và tiếp tục trong tháng 6 khi 2 sàn giao dịch của Hàn Quốc bị hack. Ngoài việc có tác động tiêu cực đến việc định giá Bitcoin, những sự kiện này cũng đã kéo hoạt động giao dịch Bitcoin đi xuống, bằng chứng là sự giảm đáng kể số lượng người dùng trên mạng Bitcoin. Tuy nhiên, xu hướng này đã đảo ngược vào tháng 7. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan ngày càng tăng xung quanh SEC có khả năng chấp thuận một Bitcoin ETF.
Sự chấp thuận của SEC sẽ làm cho Bitcoin trở thành một lựa chọn đầu tư dễ tiếp cận hơn cho các nhà đầu tư trên toàn cầu và chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến xu hướng của tiền mã hóa.
Điều này có ý nghĩa gì đối với giá Bitcoin?
Giống như mọi thứ khác thì giá cơ bản của Btc phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu và nguồn cung. Nhu cầu về Bitcoin chủ yếu được thúc đẩy bởi hai yếu tố: số lượng người dùng hoạt động và số tiền họ giao dịch. Về phía cung, số lượng Bitcoin có sẵn được giới hạn và khoảng 80% số lượng giới hạn đã được khai thác. Như vậy, nó là hợp lý để tập trung vào nhu cầu, cả về người dùng và khối lượng giao dịch. Và theo như một số báo cáo thì tốc độ tăng trưởng của cả 2 yếu tố này dường như sẽ chậm lại trong những tháng tới. Điều đó cho chúng ta một cơ sở để tin rằng Btc rất có thể sẽ không thể vượt qua 10.000 USD từ nay đến cuối năm.
Theo: TapchiBitcoin.vn/forbes