Giá của Bitcoin đã hợp nhất dưới mức kháng cự đáng kể trong những tuần gần đây sau khi liên tục không thể phá vỡ nó để tăng giá. Mặc dù vẫn có khả năng cao là giá sẽ vượt qua điểm quan trọng này, nhưng cũng có nhiều mức hỗ trợ nếu một đợt giảm giá xảy ra.
Chứng khoán Mỹ
Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào ngày thứ Tư (1/3) khi nhà đầu tư cố gắng phục hồi vị thế của mình sau một tháng thua lỗ và lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số S&P 500 lùi 0,47% xuống 3.951 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite mất 0,66% còn 11.379 điểm. Chỉ số Dow Jones khép phiên gần như đi ngang ở mức 32.661 điểm, nhích 5,14 điểm.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm khi lợi suất trái phiếu nới rộng đà leo dốc tháng 2, với lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm lần đầu tiên đặt đỉnh 4% kể từ tháng 11/2022 trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 1 năm tăng lên trên 5%.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khu vực Minneapolis, Neel Kashkari, cho biết vào ngày thứ Tư rằng ông “để ngỏ khả năng” nâng lãi suất mạnh hơn tại cuộc họp chính sách tháng này, “cho dù đó là mức nâng 25 điểm hay 50 điểm cơ bản”, nhưng vẫn chưa đưa ra quyết định.
William Northey, Giám đốc đầu tư cấp cao tại U.S. Bank Wealth Management, nhận định:
“Chúng ta hiện đang trong giai đoạn quyết định giữa việc các ngân hàng trung ương nới lỏng chu kỳ nâng lãi suất và xem xét những tác động của các đợt nâng lãi suất đó đối với nền kinh tế thực. Diễn biến thị trường trong 2 tháng đầu năm chủ yếu bị ảnh hưởng bởi những thay đổi nhỏ trong kỳ vọng về đường lối chính sách tiền tệ thích ứng trong năm 2023”.
Tâm lý thị trường chứng khoán ban đầu được thúc đẩy sau khi Trung Quốc công bố dữ liệu kinh tế tốt hơn nhiều so với dự báo, như Tạp chí Bitcoin đã đưa tin.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm sau khi Phố Wall khép lại tháng 2 suy giảm vào ngày thứ Ba (28/2). Đà trượt dốc tháng 2 đã khiến chỉ số Dow Jones rơi vào vùng tiêu cực trong năm, trong khi 2 chỉ số còn lại vẫn giữ được mức tăng từ đầu năm đến nay.
Trong khi đó, giá dầu tăng nhẹ nhờ hy vọng về nhu cầu cao hơn sau khi sản xuất tăng vọt tại Trung Quốc. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent tiến 86 xu (tương đương 1%) lên 84,31 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 64 xu (tương đương 0,8%) lên 77,69 USD/thùng.
Cùng ngày, giá vàng tăng khi đồng USD suy yếu và dẫn đến một số kỳ vọng về nhu cầu vàng cao hơn từ quốc quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu. Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0,54% lên 1.837 USD/oz, sau khi vọt lên 1.844 USD/oz, mức cao nhất trong 1 tuần. Hợp đồng vàng tương lai tăng 0,5% lên 1.845 USD/oz.
Đồng USD đã chạm mức thấp nhất trong 1 tuần vào đầu phiên sau khi đồng Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc tăng do hoạt động sản xuất của nước này mở rộng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 4/2012.
Bitcoin và altcoin
Trên biểu đồ hàng ngày, giá Bitcoin đã bị từ chối bởi mức kháng cự quan trọng $25K nhiều lần trong thời gian gần đây. Hiện tại, đường trung bình động (MA) 50 ngày nằm ở khoảng 23.000 đô la, đang cung cấp hỗ trợ và có thể đẩy giá tăng lên để kiểm tra mức 25.000 đô la một lần nữa, với một đột phá tăng giá có nhiều khả năng xảy ra hơn.
Ngược lại, nếu giá trượt xuống dưới MA 50 ngày, thì MA 200 ngày có xu hướng xoay quanh mức tâm lý 20.000 đô la có thể phát huy tác dụng và ngăn chặn bất kỳ sự suy giảm nào nữa.
Nguồn: TradingView
Trong khung thời gian 4 giờ, các dao động gần đây trở nên rõ ràng hơn nhiều. Giá đã giảm xuống mức hỗ trợ 22.500 đô la sau khi bị từ chối bởi $25K, với mức hỗ trợ thành công ngăn cản đà giảm hơn nữa.
Hiện tại, tiền điện tử dường như đang nhắm mục tiêu $25K một lần nữa và khả năng vượt qua vùng này sẽ cao hơn trước đây nếu giá có thể đạt được mức đó. Mặt khác, trong trường hợp pullback sâu hơn và giảm xuống dưới 22.500 đô la, mức 21.000 đô la sẽ là khu vực tiếp theo cần theo dõi.
Chỉ báo RSI cũng đang hiển thị các giá trị trên 50, cho thấy đà tăng trong khung thời gian này, khiến cho kịch bản tích cực có nhiều khả năng xảy ra hơn.
Nguồn: TradingView
Về phía altcoin, ETH vẫn đang duy trì trên mốc 1.600 đô la với mức tăng 2,3% trong ngày. Tuy nhiên, nó không phải là altcoin dẫn đầu trong đợt phục hồi lần này.
Conflux (CFX) và Maker (MKR) đang ghi nhận mức tăng 2 chữ số lần lượt là 19% và 16,5% trong 24 giờ qua, vượt trội hoàn toàn so với phần còn lại của thị trường.
Lý do Conflux đạt được thành tựu này là nhờ sự quan tâm đặc biệt từ phía gã khổng lồ mạng không dây lớn thứ hai của Trung Quốc, China Telecom, khi cả hai bắt tay hợp tác để phát triển thẻ SIM hỗ trợ blockchain, được gọi là BSIM. Ngoài ra, một nguyên nhân thúc đẩy CFX duy trì đà tăng gần đây là Conflux đã nhận được khoản đầu tư 10 triệu đô la từ DWF Labs – nhà tạo lập thị trường tài sản kỹ thuật số nổi tiếng và công ty đầu tư Web3 nhiều giai đoạn.
Giá CFX. Nguồn: TradingView
Trong khi đó, lý do MKR tăng giá là nhờ động thái mới nhất của MakerDao trong việc thiết lập trần nợ để tài trợ cho Aave lên 5 triệu DAI.
Giá MKR. Nguồn: TradingView
Các altcoin tăng giá còn lại hiện đang chứng kiến mức lợi nhuận dao động trong khoảng 0,5 – 10% trong 24 giờ qua.
Tất nhiên, có một số altcoin đang đi ngược xu hướng tăng chung trên thị trường và ghi nhận những khoản lỗ nhỏ trong ngày, dao động trong khoảng 0,4-4% và giảm nhiều nhất là LDO của Lido DAO và KLAY của Klaytn với cùng mức lỗ 4%.
Tâm lý nhà đầu tư vẫn đang trong vùng trung lập với chỉ số tham lam và sợ hãi crypto ở mức 51 vào thời điểm viết bài.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Dự kiến biến động của Bitcoin giảm mạnh sau khi giá không thể phá vỡ $25K
- Bitcoin phục hồi, thị trường có tăng trở lại?
Annie
Tạp chí Bitcoin