Cơn sốt tiền mã hóa tưởng như đã đạt đỉnh điểm nhưng các đơn vị tiền tệ mới vẫn tiếp tục được phát hành. “Stablecoin” là loại hình coin mới nổi khá phổ biến hiện nay. Những cái tên như Tether, Basis và Saga có giá trị gắn liền với đồng đô la, đồng euro hoặc các đồng tiền quốc gia khác.
Điểm cộng và điểm trừ của stablecoin
Stablecoin thể hiện nhiều điểm hấp dẫn. Các loại tiền khả dụng cung cấp phương thức thanh toán đáng tin cậy, đơn vị tính toán và phương tiện tích trữ giá trị. Ngược lại, tiền mã hóa thông thường như Bitcoin luôn giao dịch ở những mức giá dao động dữ dội, nghĩa là sức mua của chúng (lực điều khiển hàng hóa và dịch vụ) rất không ổn định. Vì vậy chúng không đóng vai trò đơn vị tính toán tốt.
Không chủ tiệm tạp hóa nào muốn định giá hàng hóa trên kệ của họ bằng Bitcoin. Không người công nhân nào muốn lao động dài hạn và được trả số lương cố định bằng những loại tiền mã hóa như BTC. Hơn nữa, do khả năng điều khiển hàng hóa và dịch vụ của chúng trong tương lai cũng biến động dữ dội, chúng không phải là phương tiện tích trữ giá trị hiệu quả.
Stablecoin ra đời nhằm giải quyết những vấn đề này. Bởi vì giá trị của chúng ổn định xét về mặt chốt giá với những loại tiền pháp định như đô la Mỹ. Stablecoin hấp dẫn ở chức năng đơn vị tính toán và tích trữ giá trị. Chúng không đơn thuần là phương tiện đầu cơ tài chính.
Nhưng vẫn tồn tại những điểm trừ của stablecoin. Để hiểu nguyên nhân, trước hết cần phân biệt ba loại stablecoin trên thị trường.
Loại ký quỹ hoàn toàn – điểm trừ của stablecoin
Nhà phát hành nắm giữ tài sản dự trữ ngang bằng hoặc nhiều hơn giá trị số coin đang lưu hành. Công ty Tether khẳng định nắm giữ số tiền ký quỹ đô la Mỹ bằng với giá trị lưu thông của đồng coin. Nhưng tính xác thực của tuyên bố này vẫn gây tranh cãi.
Một điểm trừ của stablecoin khác ở mô hình này chính là chi phí. Để phát hành 1 token USDT trị giá 1 USD cho chúng ta, nền tảng Tether phải thu hút 1 USD vốn đầu tư từ chúng ta và cất nó vào một tài khoản ngân hàng đô la. Chúng ta sau đó giao dịch được 1 USD tiền mặt với niềm tin và tín nhiệm tuyệt đối của Chính phủ Hoa Kỳ. Sự quy đổi này trông hấp dẫn đối với các đối tượng rửa tiền và trốn thuế hơn là người bình thường. Nói cách khác, mô hình này sẽ không mở rộng và các chính phủ cũng sẽ không để nó mở rộng.
Loại ký quỹ một phần – điểm trừ của stablecoin
Đối với loại stablecoin này, nền tảng phát hành nắm giữ số tiền đô la tương đương 50% giá trị số coin được lưu thông.
Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ có lẽ đã quen thuộc với biến thể stablecoin này. Các ngân hàng trung ương phải tìm cách ấn định tỷ giá hối đoái dù số tài sản họ nắm giữ chỉ là một phần nhỏ khoản nợ của ngân hàng. Nếu chủ sở hữu coin nghi ngờ về độ bền của giá ấn định, họ sẽ bán cổ phần. Nền tảng phát hành sẽ phải mua chúng bằng tiền dự trữ đô la của mình để ngăn giá xuống thấp. Nhưng vì trữ lượng dự trữ đô la bị hạn chế, các nhà đầu tư khác sẽ tranh nhau rời đi ngoài trước khi trắng tay. Do điểm trừ của stablecoin này, viễn cảnh giống như “bank run” (nhà đầu tư rút tiền gửi hàng loạt) sẽ diễn ra và đồng tiền sụp đổ.
Loại không ký quỹ – điểm trừ của stablecoin
Điểm trừ của stablecoin ở đây rất đáng chú ý. Nền tảng lúc này không chỉ phát hành tiền mã hóa mà còn cung cấp trái phiếu mã hóa. Nếu giá đồng tiền bắt đầu giảm, nền tảng sẽ mua lại chúng để đổi lấy trái phiếu bổ sung. Trái phiếu làm nhiệm vụ thu hút nhà đầu tư bởi vì chúng được giao dịch ở mức chiết khấu. Về nguyên tắc, giá trái phiếu có thể tăng lên, và tổ chức phát hành hứa hẹn trả lãi cho chủ sở hữu trái phiếu dưới hình thức coin tặng thêm. Tiền lãi suất lấy trong thu nhập từ việc phát hành coin trong tương lai.
Lỗ hổng trong mô hình này dường như quá rõ ràng. Khả năng cung cấp trái phiếu của nhà phát hành phụ thuộc vào sự phát triển của nền tảng. Tuy nhiên điều này không hề được đảm bảo. Nếu kết quả không ổn định, giá trái phiếu sẽ giảm. Sau đó họ phải phát hành nhiều trái phiếu hơn để ngăn đồng tiền sụt giảm giá trị, dẫn đến khó khăn trong thanh toán nghĩa vụ lãi suất cho nhà đầu tư.
Trong những trường hợp khác, giá dù thấp vẫn không thể thu hút những người mua không sẵn sàng mua trái phiếu. Kết quả vẫn là sự sụp đổ của đồng tiền.
Kết luận – điểm trừ của stablecoin
Những điểm trừ của stablecoin nói trên có lẽ đã quá quen thuộc với những người từng gặp phải cuộc tấn công đầu cơ vào tỷ giá hối đoái ấn định. Nhưng các kỹ sư phần mềm ‘chân ướt chân ráo’ vẫn chưa nhận thức được những điểm trừ đó mà liên tục quảng cáo chúng. Tất nhiên, các nhà đầu tư cũng là đối tượng dễ gặp phải vấn đề với những lỗi của mô hình stablecoin.
Xem thêm:
- Stablecoin thay thế ICO: HYIP mới năm 2
- London Block Exchange phát hành stablecoin được hỗ trợ bởi đồng pound
- Stablecoin sẽ giải quyết vấn đề lớn nhất cho doanh nhân?
Theo: TapChiBitcoin.vn/TheGuardian.