Sự bùng nổ ICO trong năm 2017 kéo dài đến đầu năm 2018 đã mở ra một kỷ nguyên mới của những dự án blockchain cá nhân. Những dự án này đặt mục tiêu giải quyết nhiều vấn đề trên mạng Ethereum (ETH). Một trong những dự án blockchain nổi bật nhất cho đến nay đã phát hành sản phẩm cuối cùng dưới dạng mainnet. Các dự án khác thì đang trong giai đoạn cuối cùng trước khi ra mắt sản phẩm. Ví dụ như Tron và EOS gần đây đã tung ra Mainnet của riêng họ. Hay Zilliqa sắp sửa công bố Mainnet vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Tất cả những dự án mới đó đều đáng khen ngợi. Tron mong muốn phân cấp hóa web, EOS có cách tiếp cận của một blockchain dân chủ hóa. Zilliqa lại mang đến khái niệm sharding cũng như ngôn ngữ lập trình Scilla mới.
Các dự án blockchain: đừng phát minh ra thứ đã có
Nhưng nếu một cách tiếp cận cách ly hoàn toàn khỏi mạng Ethereum là sai lầm? Sẽ ra sao nếu các dự án blockchain hướng đến thử nghiệm và cải thiện Ethereum bằng cách tạo ra một lớp mạng thứ hai? Đó là đề xuất của người đồng sáng lập mạng lưới Loom, James Martin Duffy. Mạng Loom hiện đang xây dựng lớp thứ hai của họ trên nền tảng Ethereum thay vì tạo ra một blockchain hoàn toàn mới. Sau đó họ sẽ giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng trên mạng đó mà không cần bắt đầu lại từ đầu.
Cốt lõi của Loom là một SDK (Bộ phát triển phần mềm) cho phép các nhà phát triển nhanh chóng xây dựng sidechain (lớp thứ hai) trên mạng Ethereum mà không cần hiểu toàn bộ cơ sở hạ tầng blockchain. Khái niệm Plasma được đưa ra ít nhiều là để cách giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng trên mạng Ethereum.
James Martin Duffy cho rằng Ethereum đã có các công cụ và cơ sở hạ tầng cho phép các nhà phát triển trên toàn cầu tự do sử dụng. Việc xây dựng một blockchain mới chỉ là một quá trình làm lại mọi thứ từ đầu. Tại sao phải làm vậy trong khi Ethereum đã tồn tại sẵn và đã được thử nghiệm qua thời gian? Ông nói có nhiều nhà phát triển làm việc trên mạng Ethereum hơn bất kỳ blockchain nào khác:
“Nói đơn giản thì số lượng nhà phát triển xây dựng trên nền tảng Ethereum không chỉ ngày càng nhiều mà còn tăng tốc năng suất”.
Dự án blockchain mở rộng Ethereum cho việc chơi game
Một dự án blockchain nữa đang cải thiện mạng Ethereum là Enjin Coin (ENJ). Đây là một dự án về game, do đó có nhu cầu throughput cao. Nhóm ENJ trước đó đã gợi ý về dự định sử dụng các kỹ thuật Plasma và cả state channel trong dự án Efinity của họ. Dự án hướng tới việc mở rộng quy mô trên mạng Ethereum.
Efinity sẽ thêm các tính năng sau vào hệ sinh thái Enjin:
- Chuyển và nhận token cơ bản
- “Melt” token
- Ký quỹ nhiều token
- Siêu dữ liệu đính kèm với các vật dụng game
- Gói token
- Token không thể thay thế
- Cập nhật whitelist các token giới hạn.
Tóm lại, các dự án blockchain có thể đạt nhiều thành tựu hơn qua việc kiểm tra các giới hạn của mạng Ethereum thay vì tạo ra mạng blockchain mới. Đó là lý do tại sao Máy Ảo của Tron tương thích 100% với Ethereum. Nó cũng chứa ngôn ngữ lập trình Solidity. Nhìn chung, iệc mở rộng mạng Ethereum nên được cân nhắc trước khi chọn lựa tạo mạng blockchain mới.
Xem thêm: Phân tích kỹ thuật ngày 08/10: Bitcoin, Ethereum, Ripple, TRON, Stellar, Litecoin
Xem thêm: Chuyện gì đang xảy ra với các dự án ICO?
Theo TapChiBitcoin/EthereumWorldNews.