Là một trung tâm công nghệ cao được biết đến với các thiết bị điện tử tiêu dùng, đại gia công nghệ, esports và đổi mới toàn cầu, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi một báo cáo của Cindicator tiết lộ rằng Hàn Quốc sẽ đóng vai trò chính trong việc chấp nhận tiền điện tử. Bằng cách xem xét dữ liệu hiện có về khối lượng giao dịch, lịch sử kinh tế, quy định và xu hướng gần đây, công ty quản lý tài sản fintech đã đưa ra một số kết luận thú vị.
Dựa trên bằng chứng hiện có, đất nước 50 triệu dân và một trong 15 nền kinh tế hàng đầu thế giới này đã sẵn sàng đóng vai trò chính trong việc chấp nhận tiền mã hóa. Điều này là do sự kết hợp của các yếu tố như cơ sở hạ tầng sàn giao dịch, mức độ áp dụng công nghệ cao, khung pháp lý và thuế của quốc gia.=.
Dân số thân thiện với tiền mã hóa
Khi liệt kê các quốc gia thân thiện với tiền mã hóa hàng đầu trên thế giới thì chúng ta thường nghĩ ngay tới Malta, Singapore, Thụy Sĩ và Estonia. Tuy nhiên, cũng không thể xem nhẹ thái độ của người Hàn Quốc khi mà họ cực kỳ khao khát nắm bắt đối với công nghệ cao.
Trên thực tế, người Hàn Quốc chiếm khoảng 30% tổng số giao dịch tiền mã hóa trên toàn thế giới. Khoảng 30% những người làm công ăn lương sở hữu và giao dịch ít nhất một loại tài sản tiền mã hóa. Chắc chắn, lịch sử kinh tế và tăng trưởng gần đây của đất nước là một yếu tố đóng góp nhưng đối với một quốc gia khá nhỏ thì đất nước này có nền tảng giao dịch tiền mã hóa rất phát triển.
Cơ sở hạ tầng sàn giao dịch tại Hàn Quốc
Nền tảng giao dịch tiền mã hóa tại Hàn Quốc rất phát triển với Bithumb, sàn giao dịch lớn nhất của Hàn Quốc, đứng ở vị trí hàng đầu trong 30 ngày qua về khối lượng giao dịch tính theo USD, (dữ liệu từ ngày 22/11). Ngoài ra còn có Upbit, Coinone và Korbit. Bithumb và Upbit hiện đã chiếm phần lớn thị trường (86%).
Theo báo cáo, đã có rất nhiều trường hợp trong đó chỉ cần có thông báo về một altcoin được niêm yết trên một trong hai sàn giao dịch này thì giá trị của chúng sẽ tăng lên một cách điên rồ. Khi TRON (TRX) được niêm yết trên Bithumb vào tháng 4 năm 2018, giá của nó đã tăng từ 0,03 đô la đến 0,05 đô la chỉ trong 3 giờ.
Báo cáo của Cindicator nêu rõ:
“Không còn nghi ngờ gì nữa. Các sàn giao dịch của Hàn Quốc là một yếu tố chính trong việc cố gắng phân tích hiện tượng tiền mã hóa ở châu Á”.
Phổ biến các dự án tiền mã hóa hàng đầu
Coinone đang làm việc trên một dự án blockchain để giúp chuyển tiền dễ dàng hơn trên toàn cầu, trong khi Bithumb gần đây cũng đã công bố một dịch vụ thanh toán hợp tác với Qoo10. Công ty này được biết đến rộng rãi với tên gọi “Asian Amazon.”
Ngoài ra còn có rất nhiều doanh nghiệp khác đang đưa công nghệ blockchain đến với công chúng bao gồm cả các dự án xúc tiến như Deblock.
Quy định sẽ được đưa ra
Hàn Quốc đặc biệt bị ảnh hưởng bởi các kế hoạch Ponzi và các trò lừa đảo tiền mã hóa tinh vi khác. Điều này, cùng với việc khối lượng giao dịch lớn thu hút sự chú ý của các nhà quản lý, khiến ngay từ đầu họ đã có lập trường nghiêm ngặt về tiền mã hóa. Trên thực tế, từ tháng 09/2017 đến tháng 03/2018, cả ICO và giao dịch ẩn danh của tiền mã hóa đều bị cấm.
Những hạn chế này đã khiến rất nhiều công ty con và dự án chuyển tới Singapore để ra mắt ICO, mặc dù lệnh cấm này chỉ áp dụng cho các startup.
Tuy nhiên, quy định tại quốc gia này đang bắt đầu được gỡ bỏ và dường như đã có phản ứng ban đầu để giải quyết các vấn đề tràn lan trong hệ sinh thái, chẳng hạn như ICO lừa đảo và hack.
Chính phủ Hàn Quốc gần đây đã công bố sẽ dùng 1 nghìn tỷ won (880 triệu USD) để chi cho việc phát triển blockchain vào năm 2019 như là một phần của gói đầu tư 5 nghìn tỷ won để kích thích nền kinh tế thông qua sự đổi mới.
Đây là một chỉ báo cho thấy Hàn Quốc đang thay đổi lập trường và tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho công nghệ blockchain và hợp pháp hóa tiền mã hóa.
Thuế
Hàn Quốc có tỷ suất thuế rất cao. Tuy nhiên, kể từ năm 2013, Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác được miễn thuế trên thặng dư vốn. Điều này có ý nghĩa lớn đối với các trader và nhà đầu tư vì họ có thể giữ 100% lợi nhuận của mình. Nó cũng giúp cho việc điều hướng thuế tiền mã hóa trở nên dễ dàng. Trong khi có tin đồn rằng thiên đường thuế này đối với tiền mã hóacó thể sắp thay đổi nhưng vẫn chưa có văn bản chính thức nào được đưa ra.
Trưởng bộ phận phân tích tại Cindicator Simon Keusen nhận xét rằng nghiên cứu của họ chỉ ra sức ảnh hưởng của Hàn Quốc trong ngành công nghiệp blockchain toàn cầu sẽ tiếp tục tăng:
“Quốc gia này rất cởi mở với công nghệ mới. Sự nhiệt tình đối với tài sản mã hóa là rõ ràng. Các sáng kiến lập pháp mới nhất cho thấy chính phủ hiểu được tiềm năng của công nghệ blockchain”.
Ông kết luận rằng:
“Hàn Quốc sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc chấp nhận tiền mã hóa trên toàn cầu”.
Theo: TapchiBitcoin.vn/ccn
Xem thêm:
4 lý do hàng đầu khiến tiền mã hóa biến động điên cuồng trong tháng 11
Ủy viên SEC Hester Peirce: Đừng chờ đợi và cố sống chết với quỹ ETF BTC
Thứ sáu đẫm máu: Thị trường mã hóa thổi bay 15 tỷ đô, chạm mức thấp mới trong 16 tháng