Một trong những chủ đề chính sẽ được thảo luận tại Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Trung ương G-20 vào cuối tuần này có liên quan đến hoạt động rửa tiền và tiền điện tử. Liệu sẽ có những thỏa thuận bất ngờ nào? Ngay cả với mục đích giới thiệu quy định phòng chống rửa tiền (AML), chúng ta có nên cho phép sự riêng tư tài chính của mình bị xâm phạm? Alexander Zaidelson, CEO của Beam, đã chia sẻ quan điểm của mình.
Một thỏa thuận mới về tiền mã hóa và quy định phòng chống rửa tiền?
Jiji Press, một hãng tin lớn của Nhật Bản, gần đây đã báo cáo rằng sẽ có một loại thỏa thuận mới về tiền điện tử và AML/CFT. Nhưng đối với công ty phân tích blockchain Chainalysis, đơn vị đã “gắn bó trực tiếp” với các nhà quản lý toàn cầu, thật ngạc nhiên nếu họ đồng ý về một cái gì đó mới. Jesse Spiro, người đứng đầu chính sách của Chainalysis, mong đợi hướng dẫn từ cơ quan Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính (FATF). Hướng dẫn sẽ được công bố vào cuối tháng này dựa trên dự thảo hướng dẫn mà họ đã ban hành vào tháng 3 năm nay.
“Sẽ rất ngạc nhiên nếu FATF sửa đổi đáng kể dự thảo đã có từ trước theo bất kỳ cách thức thực chất quan trọng nào”.
Ông đã tóm tắt dự thảo của FATF như một thỏa thuận trong ngành về các tiêu chuẩn nhất định, bao gồm cả Nhận diện danh tính khách hàng (KYC), tăng cường thẩm định (EDD), giám sát giao dịch và báo cáo hoạt động đáng ngờ là cần thiết để chống rửa tiền
Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính (FATF) là một cơ quan liên chính phủ được thành lập để chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Trong một cuộc họp G-20 trước đó, G-20 nói rằng họ sẽ cam kết thực hiện các tiêu chuẩn của FATF khi họ áp dụng cho các tài sản tiền điện tử.
Một tổ chức tự quản chính thức ở nước sở tại theo dõi sát sao G-20
Hiệp hội sàn giao dịch tiền ảo Nhật Bản ( JVCEA) đã không dự đoán về kết quả của hội nghị G-20 nhưng nói với Cointelegraph rằng họ sẽ sẵn sàng tuân thủ:
“Chúng tôi đang theo dõi các diễn biến toàn cầu về AML/CFT rất chặt chẽ. Chúng tôi giám sát các thành viên của mình, các sàn giao dịch của Nhật Bản để đảm bảo rằng họ tuân thủ chúng”.
Theo Alexander Zaidelson, Giám đốc điều hành của Beam, các chính phủ “cuối cùng có thể sẽ tăng cường sự giám sát theo quy định on-ramp and off-ramp, tức là những nơi mà tiền điện tử có thể được chuyển đổi thành tiền tệ Fiat, chủ yếu là sàn giao dịch. Ông cũng nói rằng có thể sẽ có một “cuộc tấn công” vào các sàn giao dịch không được quy định.
Beam được biết đến như một đồng coin riêng tư thông qua một giao thức gọi là MimbleWimble, nhằm tìm cách cải thiện đồng thời cả quyền riêng tư và khả năng mở rộng. Khi được hỏi liệu ông có lo ngại rằng bằng cách nào đó G-20 có thể cấm các đồng coin ẩn danh hay không, Zaidelson đã trả lời:
“Tôi không nghĩ rằng có thể cấm các đồng coin ẩn danh và các nhà quản lý hiểu điều đó”.
Ông tiếp tục:
Tôi nghĩ rằng cần phải tìm ra sự cân bằng giữa quyền riêng tư và tuân thủ, nơi mọi người có thể chọn mức độ tuân thủ phù hợp với họ. Nó tương tự như cách hoạt động của tiền mặt ngày nay – người tư nhân không cần báo cáo giao dịch tiền mặt, nhưng các doanh nghiệp thì làm.
“Tôi nghĩ rằng cần phải tìm ra sự cân bằng giữa quyền riêng tư và sự tuân thủ, nơi mọi người có thể chọn mức độ tuân thủ phù hợp với họ. Nó tương tự như cách hoạt động của tiền mặt ngày nay. Mọi người không cần báo cáo các giao dịch tiền mặt, nhưng doanh nghiệp thì cần phải làm như vậy”.
Mặc dù các cơ quan quản lý có thể gây khó khăn khi chuyển đổi những coin hoàn toàn ẩn danh sang fiat nhưng Zaidelson lập luận rằng việc tuân thủ lựa chọn tham gia của các đồng coin riêng tư có thể giải quyết vấn đề này.
Rửa tiền, quyền riêng tư và lợi ích cộng đồng
Theo Zaidelson thì “quyền riêng tư là quyền cơ bản của con người”. Ông nghĩ rằng đó là điều cần lưu ý khi nói về hoạt động rửa tiền. Đối với ông, không thể chấp nhận được nếu các cơ quan quản lý có thể xem xét tất cả các giao dịch tài chính tại bất kỳ thời điểm nào:
“Không thể kiểm tra mọi PC và mọi điện thoại di động về sự hiện diện của ví tiền điện tử. Không thể chặn Internet. Thay vì tham gia vào một cuộc chiến vô ích chống lại tiền điện tử ẩn danh, các nhà quản lý nên hợp tác với các nhà phát triển và tìm cách biến chúng thành một phần của hệ sinh thái hiện có”.
Spiro của Chainalysis đã suy nghĩ sự cân bằng giữa hoạt động rửa tiền và quyền riêng tư về lợi ích và sự an toàn của cộng đồng. Ông nói rằng:
“Ví dụ, luật GDPR của Châu Âu, được ban hành để bảo vệ quyền riêng tư, có các quy tắc rõ ràng về việc bảo đảm truyền tải dữ liệu cá nhân, bao gồm cả việc nếu đó là ‘vì lợi ích công cộng’ hay là việc cần thiết để bảo vệ công chúng”.
Spiro nghĩ rằng một tiêu chí tương tự nên được áp dụng cho tiền điện tử. Ông nhìn thấy những ưu điểm trong “việc tuân thủ các quy định tiền điện tử như KYC và phân tích blockchain” trong việc “phát hiện và ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp như bóc lột trẻ em, buôn bán người, buôn bán ma túy và khủng bố”.
Đồng thời, ông đảm bảo rằng Chainalysis không thu thập bất kỳ thông tin nhận dạng cá nhân nào từ các sàn giao dịch. Thay vào đó, những gì họ có thể làm là biết một địa chỉ cụ thể thuộc về một khách hàng tại sàn giao dịch đó, chứ không phải khách hàng là ai.
Có thể sẽ rất đáng để xem xem những gì thỏa thuận G-20 cuối tuần này có thể ảnh hưởng như thế nào tới sự cân bằng giữa quyền riêng tư và hoạt động rửa tiền.
- G20 đang tiến hành việc đăng ký cho các sàn giao dịch để ngăn chặn hoạt động rửa tiền
- Các nước G20 bắt đầu thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế về tiền điện tử
Lusjfer
Tạp Chí Bitcoin/cointelegraph