Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng
Chương 1: Vấn đề bên thứ ba ủy thác
Phần 2: Học thuyết tiền tệ
White Paper của Satoshi làm gián đoạn chuỗi Kinh tế (Phần 2, mục 5)
“Tôi nghĩ rằng, mạng Internet sẽ trở thành một trong những nhân tố thúc đẩy chính khiến vai trò của chính phủ yếu đi. Hiện tại, một yếu tố nữa còn thiếu, nhưng sẽ nhanh thôi được phát triển – đó chính là một loại tiền mặt điện tử đáng tin cậy, một phương thức giao dịch trên Internet giúp ta chuyển tiền quỹ từ A đến B mà bên B không cần biết bên A hay A cần biết B là ai. Tôi có thể đưa bạn một hóa đơn $20 và không hề có ghi chép nào về việc đó. Bạn hoàn toàn chấp nhận hóa đơn của tôi mà không cần biết tôi là ai. Điều này hoàn toàn có khả năng, tất cả là nhờ sự phát triển của Internet và độ phổ biến rộng rãi của nó. Tất nhiên điều gì cũng có mặt trái – đó có thể là những kẻ gây rối, những kẻ muốn giao dịch bất hợp pháp.”
—Milton Friedman
Nhà kinh tế học sở hữu giải Nobel – Milton Friedman đã từng dự đoán về sự xuất hiện của Bitcoin trong một cuộc phỏng vấn năm 1999 tổ chức bởi Quỹ NTUF (National Taxpayers Union Foundation). Tuyên bố của Milton Friedman tuy ngắn gọn nhưng đầy ấn tượng và đã dự đoán trước cả một thời đại. Chỉ trong vòng một thập kỉ, một loại tiền mặt kĩ thuật số đáng tin cậy đã ra đời và phát triển không ngừng. Bitcoin đã và đang tạo ra ảnh hưởng chính trị sâu sắc tới chính phủ bằng cách tước đi độc quyền tiền tệ của chính phủ. Giao dịch ngang hàng nghĩa là các bên không cần thiết phải biết rõ nhau, và họ gần như hoàn toàn ẩn danh.
Bitcoin tạo điều kiện thuận lợi cho các tên tội phạm và đồng thời cả những cá nhân bình thường, và điều này cũng tương tự với tiền giấy thường mà thôi. Nhưng Milton đã dự đoán nhầm một điều: “các giao dịch thực hiện mà người gửi hoặc nơi được gửi đều không có ghi chép lại”.
E-cash và các vấn đề xoay quanh nó được thảo luận vô số lần trước ngày 31 tháng 10 năm 2008 khi một bài viết của Satoshi tên “Bitcoin: Một hệ thống thanh toán điện tử ngang hàng” được đăng tải. Tuy nhiên. không có blockchain cho phép các giao dịch ngang hàng, tiêu điểm của các bài viết là làm sao để ẩn danh khi phải xử lí bên thứ ba được ủy thác. Chính blockchain là nhân tố khiến bitcoin thành công, vì blockchain đã loại bỏ nhu cầu nêu trên.
Nhưng trước tiên, Satoshi Nakamoto, phải đặt nền móng cơ bản cho Whitepaper.
Hoàn cảnh đặt ra định nghĩa và coding của Bitcoin
Việc code bitcoin bắt đầu từ năm 2007, và đây hoàn toàn không phải là một sự trùng hợp. Năm 2007-2008 là thời điểm khủng hoàng kinh tế tồi tệ nhất kể từ Cuộc Đại khủng hoảng hoành hành những năm 1930. Cuộc khủng hoảng năm 2007 chính là bài học cảnh cáo chúng ta về những nguy cơ đáng sợ tới từ việc trao cho bên thứ ba ủy thác quá nhiều quyền năng, và chính phủ sẽ bảo vệ hệ thống ngân hàng như thế nào.
Sự sụp đổ của “ngành công nghiệp” cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn (subprime mortgage) chính là khởi điểm của cuộc khủng hoảng tài chính. Đây là một loại nợ nhà “bất quy tắc” nhằm vào người vay nợ không hội đủ điều kiện như mới bắt đầu công việc hay tạm thời, lợi tức thấp, thất nghiệp, cao tuổi, có thành tích quỵt nợ, hoặc đã bị các ngân hàng từ chối đơn vay. Để bù đắp cho người cho vay thì người mượn phải trả lãi suất cao hơn bình thường. Và kiểu vay thế chấp này dần trở nên phổ biến hơn vì vô số lí do.
Một lí do là việc sử dụng phần mềm bảo lãnh được tự động hóa đã đẩy nhanh quá trình cho vay, nhưng các chuẩn mực để đánh giá dữ liệu và tài liệu lại thường qua mắt các khoản cho vay này. Tóm lại, các cơ quan cho vay đã thất bại trong việc xác nhận liệu người mượn có đủ tư cách và thích hợp để cho vay hay không. Giá nhà đất tăng nhanh cùng với cơn lũ trái phiếu. Đỉnh điểm là năm 2006, giá cả bắt đầu tăng giảm liên tục theo chiều hướng đi xuống hàng năm trời đã khiến vô số người bị tịch thu tài sản để thế nợ ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.
Ngược trở lại, tỉ lệ tội phạm cao đã làm các cơ quan tài chính bị đánh giá thấp, gây ra nguy cơ sụp đổ hệ thống bên thứ ba được ủy thác. Ngày 7 tháng 9 năm 2008, chính quyền liên bang Mỹ đã tước đi trách nhiệm của Freddie Mac và Fannie Mae – lúc này đang run rẩy; các công ty tài trợ của chính phủ buộc phải mua các khoản nợ từ những người cho vay thế chấp và bán lại cho các nhà đầu tư trên thị trường mở.
Tiếp đó, ngày 15 tháng 9, ngân hàng đầu tư lớn Lehman Brothers tuyên bố phá sản. Các ngân hàng khác dường như cũng theo bước chân của Lehman Brothers, gồm Merrill Lynch, American International Group (AIG) và ngân hàng Royal Bank của Scotland. Ngày tiếp theo, chính phủ thông báo về quyết định điều chỉnh cấu trúc tài chính của hệ thống tài chính nước Mỹ – các ngân hàng sẽ được bảo lãnh. AIG dẫn đầu và chính phủ nới khoản nợ lên đến 85 tỉ đô la để đổi lại 80% quyền lợi trong vốn cổ đông của AIG.
Ngày 3 tháng 10, Đạo luật Ổn định khẩn cấp nền kinh tế năm 2008 (Emergency Economic Stabilization Act of 2008) được thông qua, cho phép sử dụng tới 700 tỉ đô để mua lại các tài sản của công ty đang suy thoái và tài trợ cho các cơ quan tài chính, đặc biệt là cơ quan đối ngoại. Hệ thống phân cấp của bên thứ ba ủy thác đã không chỉ thất bại trong nhiệm vụ tài chính mà còn kéo theo chi phí thất bại đặt lên vai những người phải trả thuế.
Satoshi đã chứng kiến hết tất cả những gì xảy ra. Dẫn chứng là khối Genesis block mang trên mình thông điệp “The Times 03/01/2009, Bộ trưởng đang chuẩn bị bảo lãnh cho các ngân hàng lần thứ hai”. Có lẽ nhu cầu giải quyết vấn đề bên thứ ba đã hối thúc ông.
Một sự kiện đáng chú ý khác cũng xảy ra năm 2007. Chính quyền liên bang Mĩ đã phạt e-Gold,Inc – công ty này lúc đó đang đi đầu trong lĩnh vực tiền kĩ thuật số. Công ty bị kết tội rửa tiền và lưu thông tiền không có giấy phép. Chủ sở hữu công ty phải hầu tòa, rồi bị kết tội, công ty đi vào đường cùng và cuối cùng phải đóng cửa.
Satoshi chắc chắn cũng đã quan sát sự kiện này thấu đáo. Và đó là lí do ông ẩn danh.
White Paper của Satoshi
Satoshi định nghĩa “một đồng xu điện tử tương tự một chuỗi chữ kí kĩ thuật số”. Những đồng xu này sẽ đi khắp trong cuốn sổ cái kĩ thuật số phân tán gọi là blockchain, và hoạt động của các đồng xu này sẽ được ghi chép lại rõ ràng theo trình tự thời gian. “Bitcoin Whitepaper: Hướng dẫn cho người mới” đăng trên Bitcoin.com đã giải thích những bước cơ bản trong hành trình lưu hành của đồng xu kĩ thuật số.
- Các giao dịch mới đều được thông báo tới tất cả máy tính/ nút mạng trên mạng lưới
- Mỗi nút mạng sẽ thu thập các giao dịch mới và gom lại thành một block
- Mỗi nút mạng tiếp tục tìm proof-of-work cho block vừa tạo thành
- Khi đã tìm được proof-of-work, nó sẽ đăng tải block tới tất cả các nút mạng khác
- Các nút mạng xác nhận block bằng cách tiếp tục tạo ra block tiếp theo trong chuỗi, sử dụng hàm băm của block đã được chấp nhận trước đó.
Như đã nhắc tới ở mục trước nút mạng luôn xem xét chuỗi dài nhất là chuỗi chuẩn và sẽ tiếp tục mở rộng chuỗi đó.
Giải thích về mặt kĩ thuật trong White Paper có thể tìm thấy ở trên mạng hoàn toàn miễn phí. Do đó, những phân tích sau đây tập trung chủ yếu vào những khía cạnh khác ngoài mặt kĩ thuật – và không kém phần quan trọng của Bitcoin; Bitcoin đã giải quyết được vấn đề bên thứ ba ủy thác. White Paper mở ra như sau “Giao thương trên Internet lâu nay luôn phụ thuộc hoàn toàn vào các cơ quan tài chính đóng vai trò như bên thứ ba ủy thác.” Nhưng những vấn đề kéo theo khi ta dựa trên lòng tin và phụ thuộc vào hệ thống tài chính truyền thống là chính trị mục nát và các hình thức biểu hiện.
Tuy nhiên, do bản chất kĩ thuật phức tạp của whitepaper, Satoshi đã không hề đề cập đến các vấn đề chính trị, vì sự liên kết chặt chẽ giữa chính phủ, ngân hàng và cả các cá nhân. Thay vào đó, ông chỉ hướng đướng các vấn đề rất thực tế. Ví dụ, “các cơ quan tài chính không thể tránh khỏi việc hòa giải các tranh cãi” đến từ việc đảo ngược lại các giao dịch hoặc do lừa đảo. Và sự hòa giải này kéo theo những hậu quả tiêu cực, ví dụ như chi phí giao dịch và giới hạn “mức độ giao dịch thực tế thấp nhất”. Và điều cần thiết ngay lúc này cho giao thương online là “một hệ thống thanh toán điện tử hoạt động dựa trên các xác nhận mật mã hóa thay vì lòng tin; hệ thống cho phép hai bên sẵn lòng giao dịch với nhau làm được điều đó một cách trực tiếp.”
Sự thiên tài trong hệ thống của Satoshi có hai mặt. Nó cho phép các giao dịch online tương tự như việc người này cầm tiền mặt đưa cho người kia. Nó còn cho phép duy trì các dịch vụ mà bên thứ ba đáng ra sẽ thực hiện. Nó bảo vệ lợi ích của bên thứ ba trung thực và cạnh tranh – cùng lúc đó loại bỏ đi các hành vi lạm dụng. Nhìn chung, các lợi ích chính hệ thống của Satoshi đem tới là: xác thực giao dịch, sự thoải mái và bảo mật khi giao dịch, bảo vệ quyền riêng tư, ngăn chặn double-spending, hòa giải các mâu thuẫn, và cung cấp ghi chép lại các giao dịch.
Xác thực. Một bên thứ ba ủy thác sẽ xác thực vụ giao dịch. Ngân hàng sẽ so sánh chữ kí trên giấy với chữ kí trên file lưu trữ, hoặc ngân hàng sẽ xác thực tiền đó không phải là giả. Dịch vụ này làm việc cũng khá hiệu quả, nhưng đa số dịch vụ xác thực của ngân hàng ngày nay có thể bị xem là đe dọa đến khách hàng. Quá trình xác thực danh tính xâm phạm đến quyền riêng tư của khách hàng, cuối cùng là để thỏa mãn cơn thèm khát thông tin của chính phủ.
Blockchain sẽ xác nhận, nhưng không xâm nhập hay can thiệp. Đồng bitcoin sẽ được xác thực một cách đơn giản qua việc được chuỗi blockchain xác nhận. Một giao dịch sẽ được chứng thực bởi các thợ đào qua “proof of work”. Và vì blockchain là một cuốn sổ cái công khai mở, ai cũng có thể truy cập lịch sử giao dịch của đồng xu và yên tâm về độ chuẩn xác của thông tin. Giao dịch và bằng chứng mật mã học giờ đây đã thay thế nhu cầu về niềm tin.
Sự thoải mái khi giao dịch. Các cơ quan tài chính được xem là nhu cầu thiết thực nếu muốn chuyển giao đến khoảng cách xa. Và khi thương mại toàn cầu càng lúc càng đi lên, tầm quan trọng của việc giao dịch tiện lợi và nhanh gọn càng tăng lên.
Tuy nhiên, với độc quyền với các giao dịch quốc tế, ngân hàng đã đặt ra vài điều khoản cực kì có lợi cho họ và ngược lại, khách hàng bị thiệt.
Một khoản phí trực tiếp sau mỗi khoản giao dịch. Hai lần phí gián tiếp nếu đổi tiền và thời gian cần thiết để việc chuyển giao hoàn tất. Xuyên suốt thời gian này, các cơ quan sẽ hưởng lợi từ việc để vụ giao dịch “trôi nổi”. Ngược lại, blockchain không hề xét khoảng cách giữa hai giao dịch. Hai máy tính ở hai nhà cạnh nhau hay hai máy tính từ hai lục địa khác nhau thì cũng như nhau.
Các thợ đào được trả một khoản phí cho dịch vụ họ cung cấp, nhưng khoản phí này rất cạnh tranh và minh bạch. Hầu hết các giao dịch đều thực hiện ngay lập tức – nếu không thì ít nhất cũng nhanh hơn các ngân hàng.
Bảo mật khi giao dịch. Các cơ quan tài chính đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của khách hàng, nên có thể đặt ra nhiều câu hỏi về vấn đề về sự đáng tin cậy. Nhưng đến cả các ngân hàng danh tiếng cũng có thể bị hack. Tất cả các ngân hàng đều chia sẻ thông tin khách hàng với chính phủ, và chính phủ sẽ sử dụng thông tin đó để đánh thuế, tịch thu hoặc đặt ra các khoản phạt, hoặc bắt giữ.
Chuỗi blockchain thì khác, không tư lợi, không chỉ vì nó chỉ là vật chất, mà vì nó không được sở hữu chỉ bởi một cá nhân hay công ty. Nó là của chung và là một tài sản cộng đồng. Gần như không thể hack được chuỗi blockchain. Các thông tin trên đó thì không thể thay đổi và được bảo mật nhờ có mật mã hóa – qua việc sử dụng code và các giao thức cho phép liên lạc riêng tư. Chính phủ không thể truy cập các thông tin cá nhân. Dù cuốn sổ cái này minh bạch với tất cả mọi người, ai cũng có thể dễ dàng tạo một danh tính giả và truyền các giao dịch thông qua những người có nhiệm vụ mixing.
Chuỗi blockchain hiện là phương thức bảo mật tốt nhất nếu bạn muốn thực hiện giao dịch online. Nguy cơ duy nhất là chính phủ, nếu chính phủ định kiểm soát Internet, nghĩa là lúc này thì tất cả các giao dịch online đều bị đe dọa.
Đảm bảo quyền riêng tư. Loại riêng tư mà ngân hàng Thụy Điển đảm bảo đã không còn nữa, kể cả ở Thụy Điển. Thay vào đó, các cơ quan tài chính là những điểm tắc nơi dữ liệu cá nhân được thu thập và chia sẻ với chính phủ.
Duy trì sự riêng tư trên blockchain mở và minh bạch dường như hơi mâu thuẫn về mặt định nghĩa. Nhưng điều này được giải thích qua “Bitcoin Whitepaper: A beginner’s guide”
“Với mạng lưới ngang hàng, vẫn có thể đảm bảo sự riêng tư dù mỗi giao dịch được thực hiện đều được thông báo nhòe sử dụng các mã khóa công khai. Mạng lưới có thể không thể nhận ra các giao dịch đã được gửi và nhận, nhưng các giao dịch này không tiết lộ danh tính người gửi và nhận.” Tuy nhiên, rất nhiều người đăng mã công khai của họ để nhận được các khoản quyên góp, ủng hộ và thanh toán.
Giao dịch ngang hàng không yêu cầu xác thực danh tính hay yêu cầu cung cấp thông tin gì ngoài địa chỉ mã hóa của người gửi và người nhận, và chính cơ chế này tạo điều kiện cho ẩn danh kiểu kí danh. Các địa chỉ được tạo ra từ ví của các bên tham gia một cách bí mật, nhưng sau đó sẽ trở thành công khai nếu họ tham gia vào chuỗi blockchain, chuỗi này buộc người dùng phải chịu sự phân tích của mạng lưới. Đó là lí do có vài người tạo một địa chỉ mới cho mỗi giao dịch.
Một ứng dụng thông dụng khác của quyền riêng tư đó là tạo ra vô số ví để biệt lập một giao dịch hoặc một loại giao dịch; điều này ngăn chặn việc các ví bị liên kết và thông tin bị truy cứu. Người dùng cũng có thể ẩn đi địa chỉ IP bằng cách dùng những công cụ ẩn danh như Tor.
Hơn thế nữa, các dịch vụ mixing giờ đây rất phổ biến, nhưng vấn đề chính là: họ có thể dẫn chúng ta quay lại vấn đề ban đầu – vấn đề bên thứ ba ủy thác. Người điều hành các dịch vụ này cần phải đáng tin cậy, họ sẽ không làm mất hay trộm xu, và không lưu trữ lại các yêu cầu của khách hàng. Tuy vậy, kể cả khi các dịch vụ này tuyên bố sẽ đảm bảo sự ẩn danh tuyệt đối (ví dụ như ZeroLink) đi chăng nữa, ta vẫn có thể bắt gặp các biểu hiện hay khía cạnh của vấn đề bên thứ ba được ủy thác.
Nhưng dù sao, so với hàng loạt ý tưởng khác, hiện nay, Bitcoin vẫn đem tới quyền riêng tư tốt nhất, tốt hơn tất cả những dịch vụ thanh toán online khác tính đến thời điểm này.
Ngăn chặn Double Spending. Double Spending xuất hiện khi một khoản tiền được sử dụng nhiều hơn một lần. Nói cách khác, chủ sở hữu xu sẽ sử dụng khoản tiền đó hai lần, dù chỉ được hợp pháp sử dụng một lần.
Satoshi mô tả cách các hệ thống thanh toán truyền thống ngăn chặn hành vi double-spending: “Một giải pháp thường thấy là giới thiệu một chính quyền tập trung được ủy thác, hoặc một xưởng đúc – bên này sẽ kiểm tra mỗi vụ giao dịch. Và sau mỗi vụ giao dịch, xu buộc phải được đưa đến xưởng đúc tiền và rồi tiền mới sẽ được phát hành, và chỉ xu được lưu hành trực tiếp từ xưởng mới đảm bảo nó không bị dùng hai lần. Tuy nhiên, vấn đề khác được đặt ra là: số phận của cả một hệ thống tiền tệ lại phụ thuộc vào công ty điều hành xưởng đúc, và giao dịch nào cũng phải thông qua họ, giống y hệt hệ thống ngân hàng”
Trước đó, nhiều người còn e ngại về vấn đề double spending dễ xảy ra với Bitcoin, đặc biệt nếu như hai giao dịch với cùng một số xu được truyền đi lần lượt với tốc độ nhanh, trước khi vụ giao dịch đầu tiên được đào và ghi chép lại. Giải pháp của Satoshi thiên tài ở chính sự đơn giản của nó. Tất cả các giao dịch sẽ phải công khai, và những người tham gia vào mạng lưới phải thông qua một mốc thời gian để đảm bảo thứ tự nhận các giao dịch đều như nhau. Sau đó, mỗi giao dịch sẽ được đánh dấu mốc thời gian (timestamped) qua proof-of-work, và nếu giao dịch thứ hai xảy ra khi mà giao dịch thứ nhât đã được đếm rồi, thì giao dịch hai sẽ bị hủy đi. Tóm lại, server đánh dấu mốc thời gian phân bố khắp mọi nơi và ngang hàng sẽ đảm bảo trình tự thời gian của các giao dịch và cung cấp bằng chứng các giao dịch qua toán học.
Hòa giải tranh cãi. Một lợi thế của tiền giấy là vụ giao dịch không thể đảo lại, trừ khi có sự cho phép hoặc thông qua một kiện tụng. Nhưng hệ thống thanh toán online truyền thống lại cung cấp dịch vụ này và một lần nữa, nhu cầu hòa giải lại khiến phí tổng tăng liên và hạn chế các thanh toán vi mô.
Các giao dịch trên Blockchain không thể bị đảo ngược, ta không cần đến sự hòa giải ở đây – vì vốn không có tranh cãi nào xảy ra. Tiền có thể được hoàn trả lại khi và chỉ khi người nhận đồng ý làm thế, do người gửi yêu cầu và bitcoin gửi trả lại sẽ không mất thêm khoản phí nào. Chi phí thấp hơn, tạo điều kiện cho thanh toán vi mô, và còn đảm bảo người gửi không bị lừa đảo. Nếu cần thiết, cơ chế giao kèo có thể bảo vệ người mua.
Bản ghi chép lại các giao dịch. Các cơ quan tài chính lưu trữ lại nhưng toàn bộ thông tin giao dịch hay tài khoản không được cung cấp rõ ràng cho khách hàng. Ví dụ, một giao dịch giữa ngân hàng với các cơ quan chính quyền, ví dụ người thu thuế liên quan đến một tài khoản – giao dịch có thể bị ẩn đi và người nắm giữ tài khoản không hay biết. Các bản lưu trữ có thể được sử dụng để chống lại người dùng.
Blockchain là một cuốn sổ cái rõ ràng, không thể thay đổi, ghi chép lại mọi giao dịch đã thực hiện kể từ khối Genesis Block. Sổ cái không chỉ mở ra với những người thực hiện giao dịch mà cả những người muốn truy cứu.
Bitcoin đem tới một dịch vụ tốt không kém gì bên thứ ba ủy thác, và lại còn vượt mặt ở vài khía cạnh. Bitcoin cho phép ấn danh tốt hơn, ẩn danh hay không phụ thuộc vào lựa chọn của mỗi cá nhân, thanh toán siêu và giao dịch được thực hiện ở tốc độ nhanh hơn.Tuy nhiên, càng ngày càng có nhiều người dùng tham gia các vụ trao đổi có hình thức giống ngân hàng truyền thống, bao gồm chia sẻ dữ liệu cá nhân của khách hàng với chính phủ. Điều này thật nực cười và thật đáng mỉa mai thay.
Cuối cùng thì thành công của bitcoin nhờ thay thế bên thứ ba ủy thác – giờ đây đang dẫn mọi thứ quay lại vấn đề mà nó vốn được sinh ra để giải quyết.
Bài 8: [Series] Cuộc cách mạng Satoshi – Satoshi liệu có phải là một người theo chủ nghĩa tự do và một người chống chính phủ?
Bài 10: [SERIES] Cuộc Cách mạng Satoshi – Các sàn giao dịch phi tập trung sẽ dẫn lối tương lai
Dịch giả: Hà Anh
Theo Tapchibitcoin