Cách mạng Satoshi: Cuộc Cách mạng của hi vọng
Chương 1: Vấn đề bên thứ ba ủy thác
Phần 3: Đi ngược lại ý đồ của Satoshi
Các sàn giao dịch phi tập trung sẽ dẫn lối tương lai (Phần 3, mục 1)
Tôi thực sự ý thức sâu sắc rằng có rất nhiều vấn đề lớn đang tồn tại trong hệ thống Bitcoin, trong đó có các dịch vụ lừa đảo, sàn giao dịch không đáng tin cậy và cả sự thiếu bảo mật – một điều khá ngạc nhiên; những vấn đề này không xuất phát từ đặc tính phi tập trung độc nhất của Bitcoin; mà là kết quả của việc vẫn còn tồn đọng quá nhiều sự tập trung ở những điểm mà hoàn toàn có tiềm năng sửa đổi —Founder Ethereum Vitalik Buterin
Các sàn giao dịch phi tập trung sẽ dấn lối tương lai
Bitcoin loại bỏ đi nhu cầu bên thứ ba ủy thác (trusted third parties). Hãy lưu ý, từ “trusted” ở đây đề cập đến bên trung gian cần được tin tưởng khi hai bên giao dịch, vì sự thành thực và khả năng thì không có cách nào đảm bảo hay xác thực được. Nó đề cập đến một cá thể, hoặc tổ chức có khả năng trộm hoặc lừa đảo. Không ngạc nhiên lắm khi bên thứ ba được ủy thác phản đối việc bị bỏ quên vào dĩ vãng với sự xuất hiện của tiền số hóa.
Một cách để chính phủ đảm bảo công việc của mình là yêu cầu mọi người sử dụng một bên thứ ba ủy thác ở dưới quyền của chính phủ: nơi mang tính tập trung và được cấp quyền. Để được cấp quyền, sàn giao dịch cần đồng ý tuân theo nhiều luật lệ đã được áp dụng vào ngân hàng, đặc biệt là xác thực danh tính khách hàng và tiết lộ thông tin tài chính của khách hàng tới chính quyền. Và không có sự riêng tư hay tài sản nào thoát được con mắt chính phủ.
Tiếp đó, chính phủ tấn công các cuộc chuyển giao ngang hàng và phi tập trung, và không tha cho các sàn giao dịch (DEXs), xem đó là phương tiện để phạm tội nên cần được kiểm soát hoặc loại bỏ. Và khi loại bỏ được sự cạnh tranh từ thị trường tự do, chính phủ chễm chệ độc quyền tiền số hóa. Hoặc ít nhất là gần như độc quyền. Dòng chảy của bitcoin không thể bị kiểm soát chặt chẽ như thuốc phiện. Nhưng cấm một hành động có thể buộc người ta phải lén thực hiện nó và cảm thấy nguy hiểm và liều lĩnh. Cách làm này của chính phủ có thể khiến rất nhiều người nhụt chí.
Sự phân đôi lệch lạc giữa sàn giao dịch tập trung và DEXs đang dần được xây dựng, nhưng trên thực tế, cả hai đều có thể tồn tại song song và để quyền lựa chọn vào tay người dùng. Nhưng tất nhiên điều đó sẽ không xảy ra, vì mục đích của chính phủ không phải là trao sự lựa chọn, mà đưa ra kiểm soát. Chính phủ cần độc quyền tiền tệ và dữ liệu để đánh thuế và thu về sự giàu có. Do đó, chính phủ muốn các sàn giao dịch tập trung và đã được cấp quyền để quây bitcoin vào hệ thông tài chính đang tồn tại. Và điều này lại dẫn ta quay về vấn đề bên thứ ba ủy thác, vấn đề bitcoin được thiết kế để giải quyết.
Trường hợp chống lại sàn giao dịch tập trung và được cấp quyền
Sự tự do của tiền số hóa ban đầu phụ thuộc vào hai hoản cảnh – giờ đã không còn nữa. Đầu tiên, những người đưa ra điều luật đã không hiểu được hiện tượng mới hay coi nó là một mối đe dọa. Họ không hiểu hầu hết, trừ một khía cạnh: đang có lợi nhuận, và họ muốn phần của họ. Thứ hai, hầu hết những người dùng thời đầu cực kì nghi ngờ chính phủ và coi trọng các khía cạnh của Bitcoin đã đem tới tự do và quyền riêng tư cho họ, như là tính phi tập trung. Nhưng khi cộng đồng mật mã học dần phát triển thì người dùng lại tập trung vào lợi nhuận và những người đang có quan điểm truyền thống về chính phủ. Với những người quan niệm kiểu cũ, họ xem sự xác nhận của chính phủ đồng nghĩa với việc tiền số hóa đang nổi như cồn – nghĩa là lợi nhuận sẽ còn lớn hơn. Do đó, một phần lớn người trong cộng đồng mật mã học giờ đây đòi hỏi sự kiểm soát và cấp quyền từ chính phủ.
Vậy một sàn giao dịch tập trung là gì? Về mặt chính trị mà nói, có hai kiểu: được cấp quyền và không có, hai loại đều có vài điểm chung.
Một sàn giao dịch tập trung là nền tảng để khách hàng mua, bán, đổi xu, và sàn giao dịch sẽ là bên thứ ba được ủy thác trong vai trò thúc đẩy vụ giao dịch. Vài sàn giao dịch đưa ra những phần mềm tinh vi phức tạp để khách hàng có thể đầu cơ gần như y hệt sàn chứng khoán. Các sàn giao dịch khác mở rộng thêm các dịch vụ như trả trước với thẻ ghi nợ có thể thực hiện tại các cây ATM. Họ sẽ thu được lời từ việc đánh phí và tiền hoa hồng khi thúc đẩy mua/bán.
Các sàn giao dịch tập trung có nhiều điểm tốt: rất dễ sử dụng, và những người đã quen thuộc với ngân hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi tài chính của họ được kiểm soát. Tuy nhiên cũng có những điểm trừ, đặc trung nhất là các sàn giao dịch tập trung giới hạn cách thức và thời điểm rút quỹ, và họ cấm rút quỹ khi đang có các cuộc giao dịch.
Khi một sàn giao dịch được cấp quyền, nó sẽ áp dụng không chỉ những luật lệ thuộc về sàn giao dịch mà cả luật của chính phủ. Sàn giao dịch tập trung có thể dẫn tới ít nhất sáu nguy cơ không đáng với khách hàng: sự thiếu trung thực có thể xảy ra với một cuộc giao dịch, những người diễn viên xấu tời từ bên ngoài, trộm danh tính, trục trặc phần mềm, sụp đổ và liên kết với chính phủ. Trong số đó, Vài mối nguy đến từ tính tập trung, những mối nguy còn lại đến từ việc được cấp quyền.
Thiếu trung thực trong giao dịch: Nhiều khách hàng giữ quỹ của họ trong tài khoản thay vì trong ví riêng tư. Có vài lí do khá thích đáng để làm vậy. Ví dụ, một thương buôn sẽ truy cập và trao đổi tiền nhanh hơn từ tài khoản của mình. Nhưng giữ tiền trong tài khoản thì rất nguy hiểm. Một đồng xu là sự tồn tại phi vật chất trong một chuỗi block chain công khai, và chỉ có thể truy cập từ mã khóa cá nhân – một chuỗi kí tự. Nếu mã cá nhân không được chia sẻ thì chỉ có người sỏ hữu ví có thể kiểm soát xu. Tuy nhiên một động xu được giữ trong tài khoản trao đổi thì sẽ bị kiểm soát bởi sàn giao dịch vì họ có mã cá nhân. Thực ra, một số sàn giao dịch tập trung từ chối tiết lộ mã khóa cá nhân cho người nắm giữ tài khoản và khiến họ tin tưởng vào sàn giao dịch như thể đó là một ngân hàng.
Sàn giao dịch Nhật Bản Mt.Gox là một ví dụ bi kịch giải thích tại sao xu hướng này lại nguy hiểm đến vậy. Người điều hành mạng lưới và CEO Mark Karpelès đã bán Mt.Gox vào tháng 3 năm 2011. Đến năm 2014, Mt.Gox là sàn giao dịch lớn nhất thế giới, chiếm tới 70% các giao dịch của bitcoin. Tiếp đó, tháng 2 năm 2014. Mt.Gox đột ngột đóng cửa trang điện tử và website trước khi tuyên bố phá sản. Khi sự áp lực tới từ một tài liệu bị lộ ra ngoài, Karpelès thông báo có 850,000 bitcoin thuộc về Mt.Gox và các khách hàng của công ty đang “thất lạc”. (Số bitcoin trên sau đó đã giảm xuống khi Karpelès tìm thấy 200.000 coin trong một “ví bị bỏ quên”)
Mt. Gox là gì ? Lịch sử sàn giao dịch Mt. Gox
Một người kiểm kê độc lập kiên quyết khẳng định tiền đã bị trộm trong suốt thời gian qua, bắt đầu sau khi Karpelès đã có được Mt. Gox. Ông đã bị bắt giữ hai lần: năm 2015 vì kiểm soát dữ liệu và năm 2016 vì biển thủ. Và danh sách tội danh của ông cứ thế dài lên, với vài người tin vào lời biện hộ “tôi vô tội”. Trong khi đó, theo luật phá sản của Nhật Bản, Karpelès sẽ sớm trở thành một tỉ phú hoành tráng vì số bitcoin mà ông ta nắm giữ. Bài báo tháng 10 năm 2017 trên Ars Technica giải thích “Trong email gửi tới Ars, Karpelès viết rằng ‘lời đề nghị’ mà ông đang mang theo kiếm được rất nhiều, dựa theo pháp luật.” Tóm lại, ông ta đang đút túi các khoản lợi nhuận.
Những diễn viên xấu tới từ bên ngoài: Hacker là một mối nguy đáng sợ tới những sàn giao dịch tập trung vì họ là những đối tượng lớn và béo bở. Ví dụ, tháng 7 năm ngoái hackers đã trộm 32 triệu đô la Ether từ Etherscan thông qua khai thác điểm yếu phần mềm của ví phổ biến, Parity. Theo Jamie Redman “Gần một phần tư của một tỉ đô la ether đã bị cuỗm đi bởi cả những “nhà khai thác mũ đen” lần nhóm “mũ trắng” kể từ thất bại mang tên DAO năm ngoái”. Những “kẻ mũ đen” là diễn viên xấu, còn “mũ trắng” là diễn viên tốt, người bảo vệ các tài khoản đáng thương bằng cách tạm thời làm rò rỉ chúng.
Trộm danh tính: Hacker có thể chiếm được dữ liệu thông tin cá nhân. Nguy cơ này tới từ tình tập trung và cả sự cấp quyền. Các cuộc giao dịch sẽ thu thập dữ liệu cá nhân để ngăn chặn các cuộc lừa đảo. việc cấp quyền lại tiếp tục thu thập dữ liệu sâu hơn để tuân thủ các quy tắc của chính phủ. Tiếp đó, họ chia sẻ thông tin với các cơ quan chính phủ và nguy cơ bị trộm danh tính càng cao.
Sự trục trặc: Vài sàn giao dịch tập trung bị dính tai tiếng với những phần mềm hay bị lỗi. Ngày 14 tháng 11 năm 2017, dòng tít của Merkle rên rỉ về “Kraken: Những vấn đề giao dịch đã phá hỏng niềm vui những ngày cuối tuần của những người giao dịch tiền số hóa”. Bài báo cho biết, “ Trong những ngày trở lại đây, mọi thứ khá rõ ràng: Kraken còn tồn đọng rất nhiều vấn đề chưa giải quyết. Những vấn đề như thế này đã được ghi chép lại từ lâu, và giờ đây những lời phàn nàn tràn ngập trên các trang mạng xã hội.” Tóm lại, trang này đã sụp. Các giao dịch thường xuyên gặp lôi phần mềm. “Đáng buồn thay, Kraken lại không đơn độc trong cuộc chiến với những vấn đề ở quy mô này. Đặc biệt khi liên quan đến giao dịch giựa trên đồng EUR, lựa chọn thay thế Kraken khá là ít ở thời điểm hiện tại.”
Thậm chí các sàn giao dịch mang tính bảo mật cao cũng phụ thuộc vào khả năng của phần mềm liên quan đang được sử dụng, như sự thất bại của ví Parity mà ta thấy. Vấn đề sẽ chỉ càng thêm trầm trọng khi các lúc càng nhiều người không chuyên về kĩ thuật ồ ạt bước chân vào giới mật mã hóa để tìm kiếm cơ hội làm ăn. Điều này đồng nghĩa với việc mọi người sẽ không có truy cập đáng tin cậy vào tài khoản của mình.
Sụp đổ: Các sàn giao dịch có thể sụp đổ vì vô số lí do. Cryptsy, sàn giao dịch đóng cửa vĩnh viễn là một câu chuyện mang tính cảnh báo. Tháng 1 năm 2016, Cryptsy thông báo
“Các giao dịch và khoản rút sẽ bị treo trên trang web vô hạn định cho đến khi có giải pháp được đưa ra. Sau đây là một số lựa chọn:
- Chúng tôi đóng cửa website và tuyên bố phá sản, để người dùng tự có yêu cầu trong quá trình phá sản và để quan tòa chi trả. – hoặc –
- Ai đó mua lại và chạy Cryptsy trong khi thực hiện các khoản rút được yêu cầu. Hoặc
- Nếu bằng cách nào đó, chúng tôi tìm lại được khoản quỹ đã bị trộm, thì tất cả các yêu cầu rút tiền đang bị trì hoãn sẽ được thực hiện trở lại.”
Dù Cryptsy bị đóng cửa vì có một tên trộm trong hệ thống hay vì trò lửa đào của sàn giao dịch thì là vấn đề cần tranh cãi và liên quan tới kiện tụng. Nhưng vấn đề lớn nhất liên quan tới khách hàng, với quỹ của họ bị kẹt trong một hệ thống đang dừng hoạt động thì không có gì đáng tranh cãi. Giống như những khách hàng của Mt. Gox, họ sẽ mất hàng năm trời để kiếm lại được một phần tài sản của mình. Và đó là một trong những cái kết tốt đẹp nhất.
Liên kết với chính phủ: Mối nguy cuối cùng sẽ gây ảnh hưởng đến cả quỹ và tự do của người nắm giữ tài khoản. Tuy vấn đề không tạo ra bởi chính phủ, nhưng thêm chính phủ vào thì vấn đề sẽ tồi tệ thêm. Do buộc xác nhận danh tính và thông tin rồi chia sẻ với chính quyền, các sàn giao dịch tập trung đang đe dọa tới khách hàng.
Hãy cân nhắc quyền riêng tư – lớp bảo vệ chống lại những tên trộm danh tính và cả sự thâm nhập quá sâu của chính phủ. Hầu hết các sàn giao dịch ở Bắc Mĩ và Anh đều yêu cầu xác thực ID trước khi mở tài khoản. Tất cả các sàn được cấp quyền đều làm vậy và quá trình này rất dễ bị xâm nhập.
Hành động sử dụng sàn giao dịch để xâm nhập quyền riêng tư và truy tố đang được tranh luận gay gắt. Ngày 12 tháng 11 năm 2017, một bài báo trên bitcoin.com đưa ra lời cảnh cáo về vụ xâm nhập quyền riêng tư – có lẽ là lớn nhất trong lịch sử nước Mĩ. “Tuần này, cuộc chiến giữa Sở Thuế vụ Hoa Kì (IRS) và công ti San Francisco Coinbase đang trở nên gay gắt khi một lần nữa, một Tòa sơ thẩm Mĩ lại đồng hành cùng với người thu thuế. IRS tuyên bố là 900 người hoặc ít hơn khai thu nhập cá nhân để đóng thuế trong vòng những năm gần đây trong số 500.000 khách hàng của Coinbase là công dân Mĩ. Và vì thế, họ yêu cầu quyền được kiểm tra tài chính cá nhân của từng công dân Mĩ ở Coinbase. (Sẽ phân tích sâu hơn trong phần tiếp theo)
Trường hợp ủng hộ sàn giao dịch phi tập trung
May mắn thay, không phải tất cả các sàn giao dịch đều như nhau, vài sàn giao dịch phi tập trung thật đáng mừng là những sàn giao dịch phi tập trung(DEXs) đang dần trở nên phổ biến hơn. Các điều luật áp đặt lên tiền số hóa đang tăng dần, và điều gì tạo nên tính bảo mật lại không được làm rõ. Chính sự không chắc chắn khiến những sàn giao dịch tập trung e dè chưa chấp nhận cơn sóng tiền mới đang được lưu hành bởi ICOs. Trong khi đó, DEXs sẵn lòng đón chào luồng gió mới.
DEXs cho vấn đề bên thứ ba ủy thác ra rìa bằng cách không kiểm soát quỹ của khách hàng. Quỹ được kiểm soát bởi người dùng giao dịch ngang hàng thông qua một quá trình được tự động hóa. Điều khiến các DEX khác nhau chủ yếu là ở phương thức tự động hóa giao dịch.
DEX EtherDelta mô tả cách thức giao dịch ngang hàng được thực hiện thông qua một hợp đồng thông minh thống nhất. Hợp đồng này sẽ sử dụng code mật mã hóa để đảm bảo thỏa thuận giữa hai bên. Và đây là giải thích siêu đơn giản hóa: Khách hàng A đặt lệnh với một điều kiện cụ thể – lệnh này đang chờ thực thi hay gọi là resting order, đó là một dự định giao dịch đã được kí, bao gồm giá cả, số lượng, ngày hết hạn và một chữ kí. Lệnh này được lưu trữ trong cuốn sách off-chain. (không lưu trữ trên blockchain)
Khi khách hàng B đồng ý giao dịch, người nãy sẽ gửi khoản thanh toán theo địa chỉ on-chain của hợp đồng thông minh đã được tạo trước đó. Qua hành động này, anh ta tạo nên một kiểu giao kiểu không cần ủy thác. Hợp đồng thông minh sẽ xác thức giao dịch, ví dụ nó đảm bảo tài khoản có đủ tiền dự trữ để giao dịch. Sau đó, nếu không có vấn đề gì, giao dịch sẽ được thực hiện tự động, quỹ được chuyển giao. Không cần bên thứ ba ủy thác nào ở đây.
Các DEXs khác lại sử dụng hợp đồng thông minh để tự động khớp người mua và người bán. Đây là lúc lệnh chi thường xuyên (standing order) với mục đích bán khớp với lệnh tìm mua, và giao dịch được tự động thực hiện. Một số khác sử dụng proxy token, swap và các kĩ thuật cách tân nhưng có phần hơi khó hiểu.
DEXs tương tự như Wild West vì đây là thời kì đầu khi mọi thứ đang dần được hoàn thiện. Những điểm cần hoàn thiện bao gồm code lỗi trong một số hợp đồng thông minh, thiếu hụt phần mềm buôn bán, thời gian phản hồi chậm chạp và những bất cập khi định vị site. Tuy nhiên, DEXs hoàn toàn miễn dịch với những thất bại mà sàn giao dịch tập trung và được cấp quyền mắc phải.
Sự thiếu tính tin cây của sàn giao dịch: Do DEXs không nắm giữ vốn của khách hàng, nên không cần có lòng tin vào sàn giao dịch. Khách hàng tự giữ xu của họ cho đến khi giao dịch ngang hàng thích hợp thực hiện trên blockchain hoặc không trên block chain. Nếu được thực hiện trên blockchain, mỗi giao dịch được kiểm kê liên tục bởi các bằng chứng mật mã hóa. Nếu được thực hiện không trên blockchain, trách nhiệm đảm bảo giao dịch sẽ phụ thuộc vào khách hàng.
Những diễn viên xấu tới từ bên ngoài: Trên diễn đàn mã hóa metzdown, một người tên Bear đã phác họa những lí do khiến DEXs bảo mật hơn sàn giao dịch tập trung rất nhiều lần.
Mọi người lựa chọn giải pháp sử dụng chuỗi hàm băm mật mã học vì một nhóm người đang lăm le lừa đảo, và tỉ lệ lừa đảo đang tăng nhanh chóng mặt. Mọi người chọn giải pháp blockchain vì nó sẽ giới hạn cửa sổ thời gian để ai đó có ý định lừa đảo kịp thực hiện hành vi của mình, và áp những yêu cầu phần cứng và khoản phí cao lên các hành vi lừa đảo.
Với blockchain, một người không thể lừa đảo mà không phải đầu tư một khoản tiền lớn, thậm chí tiền lừa được cũng không hồi lại được tiền vốn bỏ ra. Thực ra, với blockchain, bên “ủy thác” không thể bị dẫn dụ lừa đảo thông qua blackmail, trộm, tống tiền hay sự ép buộc của pháp luật.
Sự trục trặc: Không thể loại bỏ hoàn toàn các trục trặc. Thậm chí DEXs cũng đã có tiền sử mắc lỗi với các hợp đồng thông minh. Tất cả những gì ta có thể làm là cảnh giác càng cao càng tốt, bao gồm: sử dụng thuật toán và một mạng lưới máy tính để kiểm kê kết quả của blockchain thường xuyên, xuất mã nguồn và giảm thiểu thiệt hại qua chuyển giao ngang hàng (nếu có trục trặc thì sẽ phát hiện sớm hơn).
Sụp đổ: Điều này có khả năng dù với bất cứ sàn giao dịch nào. Nhưng do DEX không trữ quỹ của khách hàng trong tài khoản, nên trường hợp tệ nhát là những khoản tiền khi giao dịch đang tiến hành sẽ bị thất lạc.
Trộm danh tính: Rất nhiều DEXs không yêu cầu thông tin cá nhân ngoài đời thực và cho phép sử dụng username. Nhưng môt số sàn giao dịch có yêu cầu một lượnh ít thông tin cá nhân. Ví dụ, LocalBitcoins yêu cầu địa chỉ email, và nó vẫn có thể được ẩn danh hóa theo nhiều cách khác nhau. Danh tính thực chỉ được yêu cầu khi chuyển khoản ngân hàng hoặc tương tự, và sau đó, tiền được gửi tới đầu kia của giao dịch ngang hàng.
Forbes (23 tháng 9 năm 2017) chỉ ra tầm quan trọng to lớn của việc bảo vệ thông tin cá nhân bằng cách nhắc tới vụ thâm nhập dữ liệu vào cơ quan báo cáo Equifax- sự kiện đã ảnh hưởng tới 143 triệu người ở Mĩ. “Những kẻ tấn công có thể chiếm tên, số bảo mật xã hội, ngày sinh và cả địa chỉ của người dùng, tất cả đều có thể sử dụng để lừa đảo hoặc trộm danh tính. Vụ xâm nhập vào Equifax là lời nhắc nhở không thể rõ ràng hơn về những nguy cơ người dùng gặp phải khi ủy thác vào chính quyền có tính tập trung cao.
Phi tập trung chính là giải pháp cho vấn đề. Kết hợp với mã hóa, blockchain có thể ngăn chặn những kẻ tấn công vì nó loại trừ nguy cơ thất bại tại một điểm tập trung.”
Liên kết với chính phủ: Trong bài báo mang tên “Liệu các sàn giao dịch tiền số hóa có trở nên phi tập trung?”, một nhà bình luận kinh tế học cho rằng một sever DEXs “… sẽ được đặt tại nhiều vị trí khác nhau, Một sàn giao dịch phi tập trung sẽ không nắm giữ tài sản hay quỹ của khách hàng, dó đó, không có khả năng nắm bắt và không có một địa chỉ trung tâm để đóng cửa và sập. Sử dụng một sàn giao dịch phi tập trung, người dùng có thể mua và bán tiền số hóa với những người khác trên nền tảng hoặc không trên nền tảng qua trực tiếp- mặt đối mặt. Sàn giao dịch phi tập trung sẽ khiến việc theo dõi các cuộc giao dịch và thu thuế trở nên khó khăn gấp bội.”
Có một số điểm cộng về mặt tự do. Nếu giả dụ chính phủ cấm tiền số hóa, thì DEXs phải đưa ra một phương án khác. Một bài báo trên Quartz bắt đầu như sau “Sàn giao dịch Bitcoin của Trung Quốc đã đóng cửa đối với khách hàng địa phương, và lệnh cấm đang tiến hành. Trong thời điểm hiện tại, các nhà buôn bitcoin ở Trung Quốc đang tìm đến thị trường buôn bán ngang hàng để trao đổi tiền thường và tiền số hóa. Khối lượng giao dịch trên LocalBitcoins đã đột ngột tăng vụt trong thời gian gần đây.”
DEXs chính là tương lai. Và nó sẽ chỉ rực rỡ hơn cùng với sự phát triển của các công cụ tốt hơn và mới mẻ như Atomic Swap.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về các sàn giao dịch phi tập trung? Hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới.
Bài 9: [SERIES] Cuộc Cách mạng Satoshi – White Paper của Satoshi làm gián đoạn chuỗi Kinh tế
Bài 11: [SERIES] Cuộc Cách mạng Satoshi – Tin buồn: Chính phủ đang để mắt đến bitcoin
Tác giả: Wendy McElroy
Dịch giả: Hà Anh
Theo Tapchibitcoin