Sau thời gian dài lép vế, DeFi cuối cùng cũng đang lấy lại vị thế trên thị trường.
Điều này chủ yếu đến từ sự tinh gọn và rõ ràng hơn sau buổi hội thảo chuyên đề về DeFi do Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) tổ chức trong quý 2 năm nay. Aave (AAVE) là một trong những bên hưởng lợi từ động thái này của SEC.
Nhờ đó, lượng stablecoin lưu hành trên AAVE tăng mạnh, từ 3% vào tháng 1 lên hơn 5% vào tháng 7/2025, theo nhà phân tích Leon Waidmann. Sự tăng trưởng đều đặn này cho thấy mức độ quan tâm ngày càng nhiều đến DeFi và niềm tin vào mô hình cho vay phi tập trung.
Diễn biến tăng vọt nói trên không chỉ phản ánh niềm tin ngày càng gia tăng vào mô hình cho vay phi tập trung, mà còn cho thấy sự chuyển dịch lớn hơn trong cách người dùng — cả nhà đầu tư nhỏ lẻ lẫn tổ chức — phân bổ dòng vốn.
Các mô hình gửi và vay cho thấy sự phân kỳ trong nhu cầu
Khối lượng tiền gửi AAVE cho thấy USDC là stablecoin được sử dụng nhiều nhất, với tổng giá trị tiền gửi lên tới 669 triệu đô la. Theo sau là WETH (Wrapped ETH) với 180,3 triệu đô la.
Ngược lại, USDe và USDT thống trị hoạt động vay, lần lượt đạt 604,5 triệu và 282,7 triệu đô la.
Điểm đáng chú ý là USDC được gửi vào với số lượng lớn, nhưng lại ít được vay, chỉ khoảng 87,4 triệu đô la. Trong khi đó, USDe thể hiện xu hướng ngược lại — vay nhiều nhưng lượng tiền gửi thấp.
Sự mất cân đối này cho thấy sự chuyển dịch trong nhu cầu, khi người dùng ngày càng muốn vay nhiều stablecoin hơn, đặc biệt là những loại như USDe.
Xét về doanh thu, AAVE vẫn duy trì vị thế thống trị trong lĩnh vực cho vay DeFi. Kể từ tháng 1/2023, tổng thị phần doanh thu cho vay của AAVE luôn dao động trong khoảng từ 60% đến 80%, theo dữ liệu từ Dune.

Vào tháng 6/2025, tỷ lệ doanh thu của AAVE vẫn duy trì trên 50%, tương đương với doanh thu hàng năm ước tính gần 100 triệu đô la.
AAVE cũng tiếp tục duy trì mức độ hoạt động ổn định, với 1.460 địa chỉ hoạt động và 179.000 holder, theo dữ liệu từ IntoTheBlock.
Tuy nhiên, xét về địa chỉ hoạt động nhiều nhất và tổng số holder token DeFi, các dự án khác lại chiếm ưu thế, trong đó DAI đứng đầu, theo sát là Uniswap.

Điều này cho thấy mặc dù AAVE có thể dẫn đầu về các chỉ số vốn, nhưng các giao thức DeFi khác lại duy trì mức độ hoạt động người dùng hàng ngày mạnh mẽ hơn.
Giá chững lại do thanh khoản bị siết chặt
Biểu đồ 2 giờ của Coinalyze cho thấy giá AAVE dao động trong khoảng từ 248 đến 284 đô la, với đợt phục hồi gần nhất không thể vượt qua các đỉnh trước đó.
Trong hai ngày qua, thanh khoản trong sổ lệnh đã giảm, góp phần khiến giá giao dịch đi ngang và thiếu đột phá.

Từ ngày 24/6 đến ngày 1/7, các lệnh thanh lý Long và Short tăng vọt nhưng không theo xu hướng rõ ràng. Cuối cùng, giá AAVE ổn định trong biên độ hẹp từ 260–270 đô la, mặc dù động lực thị trường đã suy yếu.
Chừng nào giá chưa thể bứt phá lên trên mức 284 đô la hoặc phá vỡ xuống dưới 260 đô la, thì AAVE sẽ còn tiếp tục giằng co trong vùng giá này với đà giảm động lực ngày càng rõ rệt.
- Bitcoin gặp trở ngại ở $110.000, trong khi BNB, SOL, LINK và AAVE phát tín hiệu tích cực
- AAVE có thể tăng lên 416 đô la trong đợt tới – Đây là 2 lý do
- Cổ phiếu token hóa đối mặt với thách thức pháp lý
Minh Anh
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.