Tỷ phú Bitcoin và đồng sáng lập BitMEX Arthur Hayes đã giải thích các chu kỳ kinh tế lịch sử và ý nghĩa của chúng đối với môi trường thị trường hiện tại trong bài đăng trên blog mới nhất, cho rằng bối cảnh kinh tế hiện tại được đặc trưng bởi chu kỳ lạm phát cục bộ. Điều đó làm cho Bitcoin trở thành tài sản trú ẩn an toàn vượt trội so với vàng do không bị quốc gia nào kiểm soát.
Arthur Hayes – Đồng sáng lập BitMEX
Anh chia các chu kỳ kinh tế thành các giai đoạn cục bộ và toàn cầu. Trong giai đoạn cục bộ, chính quyền thường sử dụng biện pháp đàn áp tài chính để tài trợ cho chiến tranh và các khoản chi tiêu khổng lồ khác, dẫn đến lạm phát. Ngược lại, giai đoạn toàn cầu được đánh dấu bằng việc bãi bỏ quy định tài chính và thúc đẩy thương mại toàn cầu, dẫn đến giảm phát.
Hayes tin rằng chúng ta hiện đang ở trong chu kỳ cục bộ do áp lực lạm phát và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy.
“Thế giới đang chuyển từ trật tự thế giới đơn cực do Hoa Kỳ cai trị sang trật tự thế giới đa cực bao gồm các nhà lãnh đạo như Trung Quốc, Brazil, Nga, v.v.”.
Sự thay đổi này góp phần tạo ra môi trường lạm phát hiện nay khi các quốc gia hướng nội và ưu tiên ổn định kinh tế trong nước.
Anh giải thích thêm về ý nghĩa đầu tư của các chu kỳ này, nói rằng:
“Nếu bạn không tin vào hệ thống cũng như những người quản lý, bạn nên đầu tư vào vàng hoặc một tài sản khác không yêu cầu bất kỳ dấu tích nào của nhà nước tồn tại, như Bitcoin”.
Nguồn: Arthur Hayes
Theo quan điểm của anh, bản chất phi tập trung của Bitcoin và tốc độ giao dịch khiến nó trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn vàng trong môi trường kinh tế ngày nay.
Hayes cung cấp bối cảnh lịch sử, mô tả các chu kỳ trong quá khứ ảnh hưởng đến lựa chọn đầu tư như thế nào.
Từ năm 1933 đến 1980, chu kỳ cục bộ tăng dần Pax Americana (Hòa bình kiểu Mỹ) đã chứng kiến nền kinh tế Mỹ phát triển khi nước này tài trợ cho các cuộc chiến tranh thông qua áp chế tài chính. Ngược lại, chu kỳ toàn cầu Pax Americana Hegemon từ năm 1980 đến 2008 được đặc trưng bởi việc bãi bỏ quy định và đồng đô la mạnh hơn, thúc đẩy đầu tư chứng khoán nhiều hơn vàng.
Trong chu kỳ hiện tại bắt đầu từ năm 2008, Hayes chỉ ra sự xuất hiện của Bitcoin là một bước phát triển đáng kể.
“Khi bắt đầu chu kỳ cục bộ hiện tại, Bitcoin cung cấp một loại tiền tệ không quốc tịch khác”, ông viết.
Không giống như vàng, Bitcoin được duy trì thông qua một blockchain mật mã, cho phép giao dịch nhanh hơn và an toàn hơn. Sự khác biệt này đã giúp Bitcoin vượt trội hơn vàng kể từ khi ra đời.
Hayes nói thêm rằng chu kỳ lạm phát cục bộ đang diễn ra và căng thẳng địa chính trị khiến Bitcoin trở thành kho lưu trữ giá trị đáng tin cậy hơn so với các tài sản truyền thống như vàng.
Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu rõ các chu kỳ này để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
“Chúng tôi biết chúng ta đang trong thời kỳ lạm phát và Bitcoin đã làm được những gì nó phải làm: vượt trội hơn so với cổ phiếu và tình trạng mất giá của tiền fiat. Tuy nhiên, thời gian là tất cả. Nếu bạn mua Bitcoin ở mức cao nhất mọi thời đại gần đây, bạn có thể cảm thấy mình giống như bị lừa bởi vì bạn đã ngoại suy các kết quả trong quá khứ thành một tương lai không chắc chắn”, Hayes viết, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định thời điểm chiến lược trong các quyết định đầu tư.
Nguồn: Arthur Hayes
Trong tương lai gần, Hayes dự đoán phân bổ tín dụng sẽ có sự thay đổi:
“Cách Pax Americana và phương Tây phân bổ tín dụng sẽ giống với cách người Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc làm điều đó”.
Anh khuyên các nhà đầu tư nên theo dõi “thâm hụt tài chính và tổng lượng tín dụng ngân hàng phi tài chính” làm chỉ báo chính.
“Đợt tăng giá giải cứu” tiền điện tử chỉ mới bắt đầu khi người bán đã kiệt sức
Các thị trường tiền điện tử có thể chuẩn bị cho một “đợt tăng giải cứu” sau những biến động thị trường vào tháng 6. Một số nhà phân tích cho rằng áp lực bán trên các sàn giao dịch đang giảm dần.
“Xem xét triển vọng của tháng 7, có lý do chính để lạc quan sau quá nhiều trader nhỏ lẻ đầu hàng”, nền tảng thông tin tiền điện tử Santiment nhận xét vào ngày 2/7.
Nguồn: Santiment
Họ bổ sung thêm tâm lý thị trường tiêu cực và thua lỗ của các trader có nghĩa là “đợt tăng giá giải cứu có thể chỉ mới bắt đầu”.
Bitcoin đã giảm gần 7% trong tháng 6, chạm đáy ở mức 59.500 đô la trong tháng.
Theo TradingView, nhiều loại tiền điện tử khác cũng theo sau vì vốn hóa thị trường tiền điện tử giảm khoảng 400 tỷ đô la từ mức đỉnh 2,5 nghìn tỷ đô la xuống mức thấp nhất trong tháng 5.
Nhà phân tích và tác giả đã qua xác minh trên CryptoQuant, Minkyu Woo, cũng có lý do tương tự để lạc quan, nêu rõ trong một bài đăng ngày 1/7 rằng người bán “cuối cùng đã kiệt sức”.
Dòng ra USDT trung bình hàng đầu được đánh dấu bằng các vòng tròn tăng đột biến | Nguồn: Minkyu Woo/CryptoQuant
Anh nhận thấy quy mô trung bình của các dòng USDT chảy ra hàng đầu từ các sàn giao dịch kể từ tháng 1/2023 “sụt giảm sau một đợt tăng mạnh”, với đợt tăng mới nhất vào tháng 6 cho thấy “áp lực bán quy mô lớn trên các sàn đang giảm dần. Việc giảm dòng ra này cho thấy các nhà đầu tư có xu hướng giữ tài sản của họ hơn là rút tiền khỏi thị trường”.
Woo nói thêm:
“Điều này có thể ám chỉ tâm lý nhà đầu tư trở nên tích cực hơn sau sự kiện halving Bitcoin”.
BTC hiện đang giao dịch với giá khoảng 62.567 đô la, giảm 0,2% trong 24 giờ.
Vào tháng 7, một số trở ngại đối với Bitcoin và thị trường tiền điện tử bao gồm sàn giao dịch đã phá sản lâu năm Mt. Gox mở khóa 9 tỷ đô la BTC. Điều này có thể dẫn đến áp lực bán khi các chủ nợ tìm cách bán coin đã bị khóa trong một thập kỷ của họ.
Bạn có thể xem giá các đồng coin ở đây.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Khi vấn nạn phishing trên Ethereum được giải quyết, Bitcoin và TON trở thành nạn nhân tiếp theo của drainer
- Giá Bitcoin đang tích lũy lại: Dấu hiệu cho thấy một đợt tăng giá mới?
- Công ty khai thác Bitcoin Northern Data cân nhắc IPO đơn vị AI tại Hoa Kỳ vào 2025
Đình Đình
Theo Tạp chí Bitcoin