Trang chủ Tạp chí Tin tức Bitcoin (BTC) Bài 18: Cuộc cách mạng Satoshi – Liệu có thứ gọi...

Bài 18: [SERIES] Cuộc cách mạng Satoshi – Liệu có thứ gọi là quyền riêng tư trong kỉ nguyên kĩ thuật số?

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng

Chương 2: Sự riêng tư trong tình trạng cấp thiết

Phần 4: Khi sự riêng tư lại bị xem là tội phạm

Tác giả: Wendy McElroy

Liệu có thứ gọi là quyền riêng tư trong kỉ nguyên kĩ thuật số? (Phần 4, mục 3)

Những phát minh gần đây, cùng các phương thức kinh doanh đang nỗ lực kêu gọi công chúng hướng sự chú ý tới bước tiếp theo để đảm bảo bảo mật cá nhân… quyền được “hãy để tôi ở một mình, và lo việc của riêng tôi”… Hàng hà sa số các thiết bị máy móc đang đe dọa về một tương lai “ bạn thì thầm gì trong nhà thì trên mái nhà cũng nghe thấy”.

 Louis Brandeis

Quyền riêng tư là gì ? Đơn giản thì là đóng sập cửa vào mặt một tay điều tra dân số. Nhưng câu hỏi này thực tế sẽ giải mã một vấn đề phức tạp.

Câu trả lời nổi tiếng nhất có lẽ đến từ bài báo của luật sư người Mỹ Samuel Warren và Louis Brandeis, đưa ra năm 1890 trong tờ Havard Law Review. Đây là một trong những bài báo mang tầm ảnh hưởng nhất nhì trong lịch sử các giả thuyết pháp lý. “Quyền được Riêng tư” (The Right to Privacy) được xem là lời kêu gọi quyền riêng tư đầu tiên, với định nghĩa quyền riêng tư được đóng cột vào luật pháp. Bài báo mở đầu như sau:
“Mỗi cá nhân cần được hưởng sự bảo vệ cả về thể chất lẫn tài sản là một lý thuyết quen thuộc; nhưng cần có định nghĩa mới về bản chất thực sự và quy mô của sự bảo vệ trên.” Ở một nơi nào đó, quyền riêng tư có thể được định nghĩa đơn giản là quyền được “ở một mình và lo chuyện của riêng tôi.”

Bài báo tuyên bố rõ ràng, quyền riêng tư là quyền tối cơ bản, một quyền con người cần được chấp nhận và là nền móng cho tất cả những quyền cơ bản khác Không quyền nào cơ bản hơn quyền riêng tư. Thậm chí, quyền tự do ngôn luận, bảo mật tài chính, tự do suy nghĩ đều dựa trên quyền riêng tư. Hãy hiểu nó như thế này: không ai có thể sống sót nếu một biệt đội kiểu storm trooper đột nhập vào nhà bạn bằng cách đập nát cửa sổ. Quyền được đóng cửa cực kì quan trọng!

Điều thú vị là bài báo của Brandeis và Warren có thể dùng như lời hồi đáp lại những phát triển công nghệ bị xem là đe dọa quyền riêng tư cá nhân, giống mạng internet và blockchain đang làm ngày nay. Một trong những phát triển công nghệ cần nhắc tới chính là camera cầm tay mà các phóng viên sử dụng để chụp ảnh những nhân vật tầm cỡ tại những địa điểm đáng ra rất riêng tư, như nhà hàng, đám cưới và thậm chí là đám tang. Ngày nay, xâm phạm quyền riêng tư không còn là việc của những tay săn ảnh mà của cả chính phủ. Chính phủ xem “riêng tư’ đồng nghĩa với “bí mật”, một bức màn che giấu các hành vi tội phạm, đặc biệt là trốn thuế. Sự chuyển dịch này có lẽ là dấu hiệu cho thấy chính phủ đã trở nên quyền lực như thế nào khi so với những năm 1890.

cach-mang-satoshi-bai-18

Mặc dù quyền riêng tư là một chủ đề không mới lạ trong luật pháp, và còn là một chủ đề có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội Anglo-Mỹ, vị trí pháp lý của quyền riêng tư lại khá mờ nhạt. Thực ra, trước khi bài báo “Quyền được riêng tư” ra đời, diễn đạt pháp lý của quyền này bị bóp méo. Ví dụ, có nhiều điều luật chống lại việc đột nhập bất hợp pháp. Nhưng được bảo vệ khỏi việc bị lấy tài sản và nhà cửa chỉ là một khía cạnh rất nhỏ của quyền riêng tư. Định nghĩa rộng hơn về quyền riêng tư vốn không dễ dàng.
Vậy rốt cuộc “quyền được riêng tư “ nghĩa là gì? Chúng ta đều biết không được lấy cắp ví người khác, hay đột nhập bất hợp pháp nhà người khác. Nhưng đây mới chỉ là những khía cạnh cơ bản, và khong phải những tình huống người dùng cryptocurrency sẽ đối mặt. Tình huống của họ là bị đào thông tin cá nhân, rồi bị chính những thông tin đó chống lại.

Sổ cái giao dịch của blockchain cho phép các bên không mong muốn nghe lỏm thông tin tài chính và những thông tin khác được công khai một cách tình nguyện. Nhưng dạng nghe lỏm thông tin này được định danh về mặt pháp lý như thế nào? Giả dụ, một người nghe được cuộc nói chuyện riêng tư của người khác nơi đông người, sau đó đem đi kể lại, liệu anh ta có vi phạm quyền “riêng tư”? Ví dụ, nếu người nghe trộm sử dụng thông tin nghe được để có lợi cho mình, ví dụ như blackmail? Liệu có quyền nào cần được đặt ra để ngăn chặn những kẻ nghe trộm?

Cốt lõi của quyền riêng tư

Người theo chủ nghĩa tự do nổi tiêng Murray Rothbard từng tranh luận rằng, tất cả các quyền con người đều quy về quyền sở hữu, bởi vì, câu hỏi chúng ta đặt ra luôn là ai sẽ quản lí cách thức sử dụng của những thứ ví dụ như một ý tưởng, thông tin hay chính cơ thể của bạn. Việc sử dụng ép buộc và cướp đi quyền kiểm soát dễ xảy ra như một lẽ dĩ nhiên, nhưng ai mới là người thực sự sở hữu? Chính là các cá nhân, người đã sản xuất, giao thương… Và họ có quyền bảo vệ chính cơ thể họ, bao gồm cả những thông tin riêng tư của họ.

Quyền này đã hứng chịu một cuộc tấn công mạnh mẽ từ những kẻ nghe lỏm hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người, và những kẻ này sử dụng thông tin của bạn chống lại bạn với thành kiến nặng nề. Chính phủ muốn truy cập và kiểm soát thông tin cá nhân của bạn nhằm chiếm được quyền năng của việc nắm giữ thông tin. Ngày một đứa bé ra đời, nó phải được đăng kí giấy khai sinh, tiếp tục, khi đứa bé lớn lên, các thông tin về tình trạng tài chính, y tế, giáo dục đều được ghi chép lại vào các giấy tờ chính thức. Những thông tin này vẫn được lưu trữ lại, dù người này không hề gây hại cho xã hội hay bị kết tội phạm pháp. Mục đích của chính phủ là kiểm soát.

Chính phủ có thể cướp thông tin của bạn thành công chính nhờ định nghĩa không rõ ràng về quyền riêng tư, khiến công chúng không nắm được tầm quan trọng thực sự của quyền này. Quyền riêng tư đặt ra hai câu hỏi lớn. Để bắt đầu, hãy cân nhắc quyền gọi là quyền kiểm soát suy nghĩ và ý tưởng. (Dĩ nhiên quyền riêng tư không chỉ giới hạn ở đó, nhưng đây có thể xem là một điểm bắt đầu.)

Câu hỏi 1: Ai có quyền kiểm soát những gì đang diễn ra trong đầu bạn? Hầu hết mọi người sẽ nghiễm nhiên thừa nhận “Rõ ràng tôi phải kiểm soát những sự kiện trong đầu tôi chứ, còn ai vào đây nữa?”. Suy nghĩ của bạn thuộc về bạn, cũng như ngón tay bạn, đôi mắt bạn, tất cả đều thuộc về cơ thể bạn và một phần tạo nên bạn là ai. Nhưng nếu suy nghĩ trong đầu bạn là một công thức hóa học mà tình cờ bạn bắt gặp? Giây phút bạn bắt gặp công thức này, ý tưởng về công thức bắt đầu len lỏi trong đầu bạn, tích hợp với những kiến thức khác của bạn về hóa học và trở thành một công thức mới. Liệu bạn có sở hữu cái công thức mới này? Nếu bạn sở hữu nó, liệu có thể tận dụng ý tưởng này để kinh doanh trên thị trường? Nếu không thì tại sao?

Điều tương tự cũng xảy ra với các thông tin tài chính: nếu ai đó sở hữu một tài sản, ví dụ một bao tải vàng, thì thông tin này nên được giữ riêng tư, nhưng chỉ chừng nào nó không bị tiết lộ. Vấn đề của cryptocurrency, hay ít nhất, của dạng thức quyền riêng tư này, đó là tất cả các giao dịch đều được công khai.

Câu hỏi thứ 2: Ai sở hữu thông tin – thông tin mà hiện tại cũng đang tồn tại trong đầu óc những người khác? Ai sở hữu những thông tin đã được công khai? Người theo đuổi chủ nghĩa tự do vào thế kỉ 19, James Walker đã tuyên bố, “Suy nghĩ của tôi là tài sản của tôi, giống như không khí trong phổi tôi cũng là tài sản của tôi nốt…”. Nhưng khi bạn thở ra thì sao? Nếu bạn tình nguyện để thông tin được công khai với công chúng, như trong trường hợp của internet và blockchain?

Nếu chia sẻ thông tin đi kèm một hợp đồng không công khai, sẽ không có vấn đề gì cả, và người sở hữu sẽ được sở hữu toàn quyền. Nhưng thực tế thì khác xa lý thuyết. Hầu hết sự xâm nhập vào thông tin cá nhân không được người sở hữu thông tin tình nguyện, như là đăng kí giấy khai sinh, hoặc số ID cả đời của bạn. Hệ quả có thể là một giao dịch trong đó nạn nhân sẽ ngây thơ trao đổi dữ liệu với một tập đoàn để nhận được subscription miễn phí lâu dài…

Quyền riêng tư trong khoanh vùng công khai đưa chúng ta quay trở lại tiêu đề của bái báo này: Liệu có thứ gọi là quyền riêng tư trong kỉ nguyên kĩ thuật số ? Câu trả lời là: CÓ!

Giải pháp

Chừng nào mô hình riêng tư cũ còn tồn tại thì quyền riêng tư vẫn bị đánh đồng với che giấu, và sự minh bạch của blockchain sẽ là. Nhưng nếu quyền riêng tư tương đồng với sự minh bạch, và ta sẽ chú trọng bảo vệ danh tính của các bên thay vì giao dịch? Có một dạng thức mới và đúng bản chất hơn về quyền riêng tư. Vì mục đích chân thật và minh bạch, đừng giấu đi những giao dịch. Vì mục đích quyền riêng tư, đừng đòi hỏi danh tính của người giao dịch như kiểu một cửa hàng bách hóa đòi xem ID của một người đi mua sữa bằng tiền mặt. Cả sự trung thực và quyền riêng tư đều có thể được duy trì. Nhưng chìa khóa ở đây là hãy riêng tư hóa danh tính của bạn, những gì bạn đang nghĩ, tôn trọng những gì người khác nghĩ, trong khi tiếp tục cho phép thông tin được công khai như một bằng chứng cho thấy sự trung thực của bạn.
Tất nhiên, câu hỏi khác lại được đặt ra: Làm sao một người bảo vệ danh tính họ khi đưa ra một giao dịch mở? Giải pháp đem tới quyền riêng tư thường bị gắn mác luôn là vấn đề. “Công nghệ sẽ hủy hoại quyền riêng tư” là một câu chuyện thường ngày, nhưng thực tế chứng minh điều ngược lại.

Hãy cân nhắc một khía cạnh nhỏ về cách thức duy trì quyền riêng tư: mã hóa. Mã hóa là khái niệm chỉ việc code và giải mã thông tin.

Ý tưởng và vị thế của quyền riêng tư không hề mới. Quyền riêng tư đóng vai trò quan trọng khi chúng ta thành lập nên đất nước này (tác giả là người Mỹ). Trước Liên bang, những người cha sáng lập nước Mỹ đã chỉ trích bưu điện vì người Anh sử dụng bưu điện như một cỗ máy kiểm duyệt. Sau Liên bang, nhiều người sáng lập lại lặp lại điều riêng tư. Quốc hội lục địa từng muốn tuyên bố một số tư liệu chính trị không được phép gửi qua bưu điện, vì hành động này được xem là nguy hiểm. Mục đích chính nhắm vào những lá thư chống lại Liên bang. Những người chống lại Liên bang phản đối rất nhiều khía cạnh trong Hiến pháp. Họ đã ngăn chặn hiệu quả nhiều dự luật phê chuẩn, trừ khi tài liệu đó bao gồm 10 tuyên ngôn nhân quyền (Bill of Rights). Suốt những cuộc tranh luận căng thẳng, họ không hề chuyển tài liệu thông qua bưu điện đã bị Liên bang khống chế. Rất nhiều người trong số họ, bao gồm cả tổng thống Thomas Jefferson đã buộc phải sử dụng phản hồi bằng mã tín hiệu (code).

Chính phủ Mỹ đã sớm nhận thức được tầm quan trọng về mặt chính trị của việc kiểm soát dòng chảy thông tin. Những năm 1770, giao tiếp được thực hiện thông qua những con đường liên lạc duy trì bởi những người lái xe ngựa, còn ngày nay, ta giao tiếp với nhau thông qua các gói dữ liệu phát thông qua cáp quang. Điểm khác biệt này không hề liên kết chặt chẽ với những nguyên tắc liên quan. Nghi cần đặt ra là “Ai sở hữu lời nói và ý tưởng của tôi?”; “Ai có quyền đọc chúng?”; “Ai sẽ sở hữu thông tin cá nhân của tôi?”

Kết luận

Riêng tư tài chính có lẽ là một trong số ít những quyền có vai trò quan trọng, bởi từ có tiền mà ta mới có một cuộc sống thoải mái. Sự ra đời của những cuộc tấn công nhắm vào quyền riêng tư của chính phủ thực ra đến từ việc tiền của ta chính là phương thức làm giàu của chính phủ.

Một mô hình quyền riêng tư mới sẽ mang tính minh bạch nhưng không cần danh tính. Nhưng nó sẽ chỉ hiệu quả khi mọi người chú ý bảo vệ danh tính của họ. Đừng bao giờ tự nguyện đưa thông tin cá nhân của bạn cho chính phủ, cho các sàn giao dịch hay cả những tập đoàn mà chính phủ ủy nhiệm.

Quyền riêng tư cũng là một quyền con người, nhưng nó là kiểu quyền lợi bạn có thể từ bỏ thuận theo một thế lực, có lẽ cũng giống như cách bạn từ bỏ quyền sở hữu của mình với những tờ tiền bạn lỡ làm rơi và bị gió cuốn đi. Một từ thôi: Đừng!

Tác giả: Wendy McElroy

Dịch giả: Hà Anh

Theo Tapchibitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Giao dịch hợp đồng tương lai XRP và SOL có thể ra mắt trên...

Theo thông tin từ tên miền phụ của trang web chính thức CME Group, giao dịch hợp đồng tương lai cho XRP và Solana...

Phân tích kỹ thuật ngày 23 tháng 1: BTC, ETH, XRP, BNB, SOL, DOGE,...

Bitcoin đang đối mặt với mức kháng cự mạnh gần mức đỉnh lịch sử $109.588, nhưng một tín hiệu tích cực là phe bò...

Các ứng dụng tiền điện tử bùng nổ nhờ memecoin TRUMP

Sau khi memecoin chính thức của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được ra mắt, các ứng dụng liên quan đến tiền điện tử...

Đây là cách memecoin TRUMP và MELANIA thúc đẩy mạnh mẽ việc chấp nhận...

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy nhiều người mua memecoin Official Trump (TRUMP) và Official Melania (MELANIA) là những nhà đầu tư tiền...

Đã đến lúc thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ cho Avalanche tại Hoa Kỳ:...

Vào ngày 21 tháng 1, Emin Gün Sirer, nhà sáng lập Ava Labs, đã bày tỏ sự lạc quan về động lực đổi mới...
Coinbase

Nhà điều hành Coinbase xác định được 430 Bitcoin liên quan đến Ross Ulbricht

Giám đốc chiến lược sản phẩm và hoạt động kinh doanh của Coinbase, Conor Grogan, tuyên bố đã xác định được khoảng 430 Bitcoin...
Solana

Solana giảm 13% từ ATH nhưng đà tăng vẫn bền vững

Tính đến thời điểm viết bài, Solana (SOL) giảm 13% so với mức cao nhất mọi thời đại (ATH) là 294,33 đô la đạt...

Dogecoin (DOGE) hướng đến mức cao nhất trong nhiều năm khi thời gian nắm...

Dogecoin (DOGE), memecoin hàng đầu, đang nhấp nháy tín hiệu breakout tiềm năng khỏi phạm vi giao dịch hẹp của mình. Nếu động lực này...
Coinbase

Coinbase xử lý giao dịch chậm trên Solana, cam kết hỗ trợ cấp độ...

CEO Coinbase Brian Armstrong thông báo sàn giao dịch đã giải quyết triệt để tình trạng chậm trễ trong giao dịch Solana, phản hồi trước...
crypto token

Công ty crypto nhận tội wash trading token do FBI tạo ra

Một công ty dịch vụ tài chính crypto đã nhận tội hỗ trợ thao túng thị trường cho một token do FBI tạo ra...

Nhà phát triển Ethereum Eric Conner từ chức, bày tỏ thất vọng với ban...

Eric Conner, một trong những nhà phát triển cốt lõi của hệ sinh thái Ethereum, đã thông báo rời khỏi cộng đồng Ethereum, nêu...

CARV ra mắt D.A.T.A Framework, giúp AI Agent ‘nhìn và nghe’ dữ liệu on-chain...

CARV, hệ sinh thái AI chain cho phép chủ quyền dữ liệu ở quy mô lớn, vừa công bố ra mắt D.A.T.A Framework, một...

Ví Solana liên kết với ZachXBT đã rút gần 4 triệu đô la từ...

Một ví Solana liên kết với nhà điều tra blockchain nổi tiếng ZachXBT đã rút gần 4 triệu đô la từ một dự án...

80% hodler Bitcoin ngắn hạn đang có lãi khi FOMO diễn ra mạnh mẽ

Sau khi ghi nhận mức tăng 10% vào ngày 20 tháng 1, giá Bitcoin (BTC) tiếp tục duy trì trên 100.000 USD trong suốt...

Joe Lubin: Các nhà phát hành Ethereum ETF mong đợi staking sẽ sớm được...

Các nhà phát hành quỹ hoán đổi danh mục Ethereum (ETF) hy vọng rằng các quỹ cung cấp dịch vụ staking có thể "sớm"...

Giá TORN tăng 175% sau khi Tòa án Hoa Kỳ lật ngược lệnh trừng...

Tòa án Quận phía Tây Texas đã ra lệnh đảo ngược quyết định trước đó ủng hộ các biện pháp trừng phạt đối với...