Các Blockchain có thể được an toàn về mặt thiết kế, nhưng các nhà nghiên cứu tiếp tục cho thấy điều tương tự cũng không đúng đối với hàng ngàn loại tiền mã hóa pha tạp dựa trên công nghệ này.
Husam Abboud thuộc Đại học FECAP ở São Paulo đã đưa ra ví dụ về Ethereum Classic (ETC) để chứng minh sự “mong manh” của các mạng lưới tiền điện tử sử dụng các thuật toán Proof-of-Work (PoW) trước các đợt tấn công mạng.
Abboud cho biết:
“Chúng ta có thể ước tính một cách khá đơn giản: Chi phí của một cuộc tấn công 51% vào mạng lưới Ethereum Classic hiện nay là từ 55 đến 85 triệu đô la (trung bình là 70 triệu đô la). Và chỉ cần bỏ ra 55 triệu đô la để tấn công thì lợi nhuận mang về có thể lên tới 1 tỷ đô la”.
Nhà nghiên cứu lưu ý rằng bất kỳ thợ mỏ nào đóng góp 2,5% Ethereum Nethash có thể chuyển sang khai thác Ethereum Classic và kiểm soát hơn 51% hashpower của mạng Ethereum Classic.
Việc tấn công cũng sẽ không tốn chi phí cho máy đào; số tiền cần thiết để thực thi thực thi cái được gọi là ‘cuộc tấn công 51%’ trên ETC trong một ngày sẽ ít nhiều giống với số tiền bạn kiếm được khi khai thác ETH trong một ngày với 2,5% Nethash, tức là khoảng 525 ETH (318.000 đô la).
Phương pháp này sử dụng mô hình tính toán chi phí cho một cuộc tấn công 51% được gọi là Rindex v2.0, loại bỏ các khía cạnh như mua thiết bị mới và “mượn” hashpower từ các đồng tiền PoW khác, chẳng hạn như Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH).
Nhà nghiên cứu tính toán chi phí việc thực hiện tấn công 51% trên Bitcoin Cash là 250 BTC/ngày (2 triệu đô la), và trên Bitcoin Gold chỉ là 26 BTC (200.000 đô la) mỗi ngày, sử dụng cùng một phương pháp. Các cuộc tấn công có thể tiếp tục cho đến khi các nhà phát triển cho tiền mã hóa triển khai việc sửa chữa, hoặc giá giảm xuống mức thấp đến nỗi nó trở nên không có lợi để tiếp tục các cuộc tấn công.
Những phát hiện này dường như mâu thuẫn với các giả định trước đó về việc tiến hành các cuộc tấn công vào mạng Blockchain – nhằm chiếm được 51% hashpower để có quyền kiểm soát mạng lưới – là quá đắt và sẽ dẫn đến việc làm cho đồng tiền bị tấn công trở nên vô giá trị.
“Vâng, nếu bạn có từng đấy hashpower trong tay, bạn tốt hơn nên tận dụng nó để khai thác hơn là cố đấm ăn xôi!” – Abboud đưa ra bình luận sau những con số của mình.
Tuy nhiên, hiện nay, tình hình đã khác rất nhiều, với các rào cản đối với việc nhập khẩu thiết bị phần cứng đã bị loại bỏ, việc tập trung một nguồn lực đủ mạnh có lẽ không phải là điều không thể.
Đã có những lo ngại đang gia tăng về tính bảo mật của tiền mã hóa sử dụng giao thức PoW, với ít nhất năm vụ tấn công trong hai tháng qua liên quan đến Verge, Electroneum, Bitcoin Gold và Monacoin.
Các nhà phát triển Bitcoin, Jameson Lopp và Peter Todd trước đó đã lưu ý rằng nhiều blockchain lớn trên các đồng tiền mã hóa hàng đầu hiện nay dễ dàng bị tấn công theo cách này.
Theo các chuyên gia, có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề các cuộc tấn công 51% với những loại tiền tệ này. Chúng bao gồm việc chia sẻ bảo mật của các chuỗi PoW hiện có, nâng cấp lên giao thức PoS, tăng số lượng các yêu cầu xác nhận, hoặc nâng cấp thuật toán băm. Chắc chắn, các đồng tiền mã hóa trị giá hàng tỷ đô la có đủ khả năng để đầu tư một chút vào sự an toàn trong mạng lưới của họ.
Theo: TapChiBitcoin.vn/thenextweb.com