Trong một báo cáo được công bố gần đây, các nhà nghiên cứu của Adamant Capital đã so sánh nền kinh tế Bitcoin hiện đại với châu Âu giữa thế kỷ 16 và 17. Với tiêu đề “Cuộc cải cách Bitcoin”, báo cáo đã chỉ ra sự tương đồng thú vị giữa hai nền kinh tế dù cách biệt về thời gian, cũng như xu hướng hành vi của các nhà đầu tư và tâm lý thị trường.
“Trong cộng đồng Bitcoin, để đối phó với sự ác cảm về văn hóa của các bên thứ ba được tin tưởng, nguy cơ mất cắp, thiệt hại cao và sự không chắc chắn về quy định dài hạn, chúng tôi hy vọng sẽ tăng cường áp dụng các giải pháp ngân hàng tiền gửi Bitcoin tối thiểu hóa niềm tin”.
Theo báo cáo, các giải pháp giảm thiểu niềm tin nhiều nhất là những giải pháp được thiết kế để gây cản trở hành vi trộm cắp hoặc gian lận. Thêm vào đó, việc áp dụng địa chỉ multi-sig để lưu trữ Bitcoin ngày càng phổ biến có thể là khởi đầu đầy hứa hẹn cho một xu hướng lớn hơn nhiều.
Ở châu Âu thế kỷ 16, Amsterdam Wisselbank (AWB) và khả năng nắm giữ tiền tệ vượt trội đóng vai trò quan trọng trong sự thịnh vượng của nước cộng hòa Hà Lan. Mặc dù tổ chức tính phí cắt cổ cho việc lưu trữ, giao dịch và rút tiền, tiền của họ được giao dịch ở mức cao hơn so với vàng và coin mà họ hỗ trợ. Báo cáo cũng so sánh mô hình hành vi của các trader về bảo hiểm họ đã mua với các xu hướng bảo hiểm hiện tại trong không gian Bitcoin.
Châu Âu thế kỷ 16 đã xuất hiện IPO hiện đại đầu tiên khi công ty Dutch East India thực hiện chào bán công khai, tạo ra một thị trường cổ phiếu có tính thanh khoản cao và cũng được coi là tài sản thế chấp. Điều này khiến chúng trở thành tài sản hoàn hảo cho một thị trường phái sinh hưng thịnh và theo sử gia L.O. Petram, “sau giai đoạn 1630-50, các nhà đầu tư chủ yếu quan tâm đến các dịch vụ tài chính mà thị trường thứ cấp cung cấp, thay vì chính East India”.
Các cổ đông VOC lịch sử này có phần giống với những người tiết kiệm Bitcoin thời hiện đại. Tín đồ của tiền điện tử cũng cam kết lâu dài, có sự gắn kết với tài sản tương đối cao và không muốn bán, vì chúng làm tăng thuế trên thặng dư vốn.
“Chúng tôi hy vọng việc sử dụng Bitcoin làm tài sản thế chấp để vay mượn ngày càng trở nên phổ biến. Đồng thời, BTC cũng đang tăng giá trên các thị trường phái sinh Bitcoin. Giả thuyết của chúng tôi là những lĩnh vực biến động tác động đến nền kinh tế nhiều nhất sẽ phát triển thị trường phái sinh lớn nhất: cổ phiếu VOC ở Amsterdam thế kỷ 16, nông nghiệp và kim loại quý vào năm 1980, lãi suất hôm nay và ngày mai có lẽ là Bitcoin”.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra sự tương đồng giữa dòng niên kim (annuity)* lịch sử do các thành phố của Hà Lan ban hành và token IEO ngày nay. Tương tự như cách dòng niên kim cho phép các thành phố huy động vốn trong cuộc nổi dậy ở Hà Lan, Bitfinex, Binance, Huobi và các sàn giao dịch lớn khác đã tung ra tài sản kỹ thuật số có đặc điểm giống như dòng niên kim. Niềm tin được đặt vào các thực thể phát hành dòng niên kim, là tổ chức không đảm bảo nhận lại tài sản thế chấp. Tương ứng vào thời điểm hiện tại là cơ sở khách hàng trung thành nương tựa vào sàn giao dịch Bitcoin đã được xây dựng cho chính họ.
(*Dòng niên kim (annuity) là chuỗi các khoản lãi có giá trị bằng nhau trả thường kỳ theo các giai đoạn bằng nhau. Lợi tức niên kim thường được trả vào cuối mỗi giai đoạn. Niên kim thường được sử dụng như một công cụ để đảm bảo lưu lượng tiền mặt ổn định cho một cá nhân trong những năm nghỉ hưu.)
“Tương tự như vậy, chúng tôi hy vọng các dịch vụ giống như dòng niên kim này giữa các sàn giao dịch Bitcoin và các thế hệ millennial giao dịch tiền điện tử sẽ phổ biến ngày càng rộng. Theo thời gian, chúng tôi mong đợi sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm nhân thọ tương hỗ. Lạm phát dần làm giảm nhu cầu bảo hiểm nhân thọ, và ngược lại, nếu tiền cứng như Bitcoin được áp dụng rộng rãi thì việc các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trở nên rất phổ biến một lần nữa là điều hợp lý”.
- Các sàn giao dịch Châu Á như Binance, Houbi, Bitfinex, Bitmex thống trị thị trường Bitcoin so với Hoa Kỳ và Châu Âu
- Sàn Bitfinex chuyển 1,5 triệu đô la USDT sang Bitcoin Sidechain