Trang chủ Tạp chí Báo cáo chuyên sâu: Nhìn lại lịch sử đầy tranh cãi của...

Báo cáo chuyên sâu: Nhìn lại lịch sử đầy tranh cãi của Coinbase

Coinbase tiếp tục đối mặt với những chỉ trích về cơ sở hạ tầng và bảo vệ quyền riêng tư khi bị điều tra chuyên sâu.

Coinbase

Coinbase là một yếu tố chính của thế giới tiền điện tử trong thời gian dài. Được thành lập vào năm 2012, sàn đã hoạt động theo ngành công nghiệp kể từ khi chỉ mới chập chững hình thành. Trên thực tế, hầu hết những người mới bắt đầu sử dụng tiền điện tử đều tìm đến Coinbase để thực hiện giao dịch mua đầu tiên của họ.

Tuy nhiên, mặc dù là tổ chức đi đầu trong ngành công nghiệp, sàn giao dịch thường phải đối mặt với những lời chỉ trích. Một số trong đó đương nhiên có giá trị hơn những lời phê bình khác và chúng đáng để xem xét chi tiết. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại lịch sử kéo dài của những cuộc tranh cãi liên quan đến Coinbase cho đến ngày nay – và quan trọng hơn, liệu những vấn đề đó đã thực sự được giải quyết chưa?

Khởi đầu của Coinbase (2012 – 2014)

Khi Coinbase lần đầu tiên ra mắt vào tháng 6/2012, thị trường tiền điện tử chỉ là một phần nhỏ của ngày hôm nay. Trên thực tế, lúc đó chỉ có Bitcoin thực sự tồn tại và nó được định giá chỉ dưới 10 đô la.

Như bạn có thể tưởng tượng, cơ sở người dùng Coinbase trong thời gian này là vô cùng nhỏ. Hầu hết các mối quan tâm là về sửa lỗi và đều được xử lý. Phần lớn không gian tập trung vào việc áp dụng với hy vọng sử dụng tiền mặt kỹ thuật số giống như Bitcoin. Các nhà cung cấp chấp nhận Bitcoin với số lượng ngày càng tăng.

Vào cuối năm 2013, Coinbase bắt đầu chạm trán với một số gã khổng lồ công nghệ lớn hơn, đặc biệt là Apple. Vào tháng 11/2013, Apple đã gỡ bỏ ứng dụng Coinbase khỏi App Store chưa đầy một tháng sau khi ra mắt. Hầu hết các nền tảng được thành lập đều đặc biệt cảnh giác với Bitcoin trong thời gian này và Apple chỉ mới khôi phục ví Coinbase vào tháng 7/2014. May mắn thay, ứng dụng trên Andriod vẫn không bị ảnh hưởng.

Tập trung vào việc chấp nhận, mối quan ngại của Coinbase trong thời gian này là tương đối nhỏ. Đó là một ngành công nghiệp mới và nhiều người muốn công ty tích cực quảng bá Bitcoin hơn. Tuy nhiên, với bối cảnh tương đối ‘vô danh tiểu tốt’ của Bitcoin lúc bấy giờ, các tín đồ bị mắc kẹt và bắt đầu phát triển cộng đồng. Coinbase và các start-up khác dần xây dựng nền tảng, chờ đợi phần còn lại của thế giới bắt kịp với tiềm năng của blockchain.

Phát triển và tranh cãi (2015 – 2016)

Coinbase tiếp tục mở rộng trong những năm sau đó với nhiều trở ngại hơn trên đường đi. Các câu hỏi pháp lý đặt ra xung quanh Bitcoin bắt đầu được xem xét trọng tâm. Hơn nữa, sàn giao dịch lúc đó đã củng cố vị trí như là một nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng này.

Người dùng chỉ trích, lo ngại pháp lý

Khi giá Bitcoin tiếp tục tăng và Mt. Gox bị hack năm 2014 đã tàn phá ngành công nghiệp, Coinbase rơi vào tầm ngắm khắt khe của cả cơ quan quản lý và người dùng. Đã có những lo ngại rằng Coinbase đang phát triển quá lớn trong ngành. Nhiều người cũng nói rằng sàn giao dịch có vấn đề bảo mật.

Như một người dùng đã viết vào năm 2014, “nếu Coinbase là tương lai của Bitcoin thì tôi muốn từ bỏ chuyến đi này”. Một người dùng trên Reddit đã phàn nàn về dịch vụ khách hàng kém và một cá nhân khác cho biết sơ ý nạp vào tài khoản 20 BTC và sau đó bị tính phí. Chủ đề Coinbase coi thường dịch vụ khách hàng trở nên phổ biến và nhiều người vẫn phê bình điều này cho đến ngày nay.

Tình hình pháp lý giữa các ngân hàng và Coinbase cũng trở nên không rõ ràng. Các ngân hàng như Barclays bắt đầu xử phạt những người dùng đã mua và bán tiền điện tử, trong một số trường hợp thậm chí đóng hoàn toàn tài khoản của họ. Quy định pháp lý bất ổn khiến nhiều công ty tiền điện tử bắt đầu chạy trốn chính quyền sở tại.

Vào tháng 3/2015, Giám đốc Tuân thủ của Coinbase xin nghỉ việc. Martine Jiejadlik được quảng cáo là cựu chiến binh fintech và sự ra đi của cô đã khiến một số người khó chịu. Như Fortune đưa tin vào tháng 8/2015, các công ty liên quan đến Bitcoin bắt đầu rời New York do yêu cầu giấy phép BitLicense mới của bang. Tuy nhiên, Coinbase quyết định đánh cược và ở lại. Phải mất gần 2 năm để có được giấy phép, nhưng cuối cùng sự cố gắng của họ cũng được đền đáp.

Năm 2016 cũng chứng kiến ​​một số vụ kiện đầu tiên chống lại Coinbase và dần trở nên phổ biến hơn trong những năm sau đó. Vào cuối năm 2016, Coinbase đã bị cuốn vào vụ kiện liên quan đến vụ lừa đảo có tên Cryptsy. Kẻ lừa đảo Paul Vernon đã thanh lý 8.2 triệu đô la thông qua Coinbase.

Vụ kiện chỉ được giải quyết vào cuối năm 2019 với việc Coinbase xử lý thiệt hại gần 1 triệu đô la. Vào cuối năm 2016, Coinbase cũng bị gây áp lực phải cung cấp dữ liệu người dùng từ năm 2013-2015 để thực hiện các chính sách thuế cho IRS. Cuối cùng họ cung cấp tài liệu này vào năm 2018 và từ đó có quan hệ tốt hơn với các cơ quan thu thuế hoặc cơ quan quản lý.

Tranh cãi về kích thước khối

Với việc Bitcoin thực hiện halving lần thứ hai vào tháng 7/2016, Coinbase quyết định thay đổi tầm ảnh hưởng của mình bằng cách can thiệp vào một cuộc tranh chấp về quy mô khối Bitcoin, là vấn đề vẫn còn gây tranh cãi cho đến ngày nay. Như The Guardian đã viết vào tháng 8/2015, Bitcoin đã trải qua một “cuộc nội chiến” với những người đề xuất kích thước khối cao hơn ủng hộ hard fork gọi là ‘Bitcoin XT’.

Coinbase hỗ trợ Bitcoin XT và điều này đã chọc giận một số nhà truyền giáo Bitcoin hàng đầu. Sàn giao dịch thậm chí bị xóa khỏi Bitcoin.com vào cuối năm 2015 nhưng cuối cùng được khôi phục vào tháng 1/2016.

Tuy nhiên, các tranh cãi hiện vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Sau Hội nghị bàn tròn Satoshi vào tháng 2/2016, CEO Brian Armstrong của Coinbase đã viết rằng các nhà phát triển Bitcoin Core có thể là ‘rủi ro hệ thống lớn nhất’ của tiền điện tử. Anh tuyên bố rằng Core có ‘kỹ năng giao tiếp kém’ và ‘thiếu sự chín chắn’. Quan trọng hơn, các nhà phát triển đã ưu tiên cho ‘giải pháp hoàn hảo’ thay vì ‘những giải pháp đủ tốt’, thường được coi là cái cớ để không làm gì cả.

Coinbase ceo

Brian Armstrong – CEO Coinbase

Tuy nhiên, Bitcoin XT đã bị tiêu diệt bởi các tác nhân lừa đảo trước khi thực sự có cơ hội cất cánh. Tờ New York Times đưa tin vào tháng 1/2016 rằng một tác nhân xấu đã phân phối Bitkiller, phần mềm độc hại mạnh mẽ áp đảo người dùng tải xuống phần mềm Bitcoin XT. Phần mềm này thậm chí ảnh hưởng đến Coinbase hỗ trợ Bitcoin XT và sàn phải hoàn toàn ngoại tuyến trong một thời gian ngắn.

Nhìn chung, tình hình khiến mọi người ủng hộ Bitcoin XT sợ hãi. Như tờ New York Times đã đưa tin, tin tặc nói rằng ‘ai đó đã trả tiền cho tôi để tiêu diệt XT’. Cùng với đó, cuộc tranh luận về kích thước khối được xoa dịu và Coinbase đã có thể cứu vãn tình trạng bị giảm sút uy tín trong ngành.

Các nhà phê bình chỉ trích nhiều hơn trong thị trường tăng trưởng (2017 – 2018)

Trong năm 2017, những lo ngại về dịch vụ khách hàng kém của Coinbase bắt đầu xuất hiện nhiều lần trên Reddit và các nơi khác. Những lời chỉ trích đã trở thành trò đùa trong thế giới tiền điện tử, nhưng những lời chỉ trích dù sao cũng được người dùng thực hiện khá nghiêm túc.

Vào mùa hè năm 2017, người dùng bắt đầu báo cáo các vấn đề dai dẳng và mất tiền. Như một người đã viết:

Tôi có cảm giác rằng tất cả các ngân hàng sẽ ngừng chấp nhận giao dịch từ Coinbase. Tôi chỉ hy vọng tôi có thể truy cập vào tài khoản của mình và rút tiền trước khi họ đóng cửa.

Một người dùng khác viết về việc có 40.000 đô la bị đóng băng tại Coinbase trong hơn 1 tháng. Một bài đăng trên r/Bitcoin đã thu hút được hơn 1.100 lượt upvote, cầu xin cộng đồng gây áp lực với Coinbase để trả lại 200.000 đô la tiền ký gửi chưa từng xuất hiện trên sàn giao dịch. Những người dùng khác bắt đầu thảo luận về hành động pháp lý chống lại sàn giao dịch.

Nhìn chung, điều này cho thấy sự thù địch mang tính tổ chức đối với Coinbase. Trong một bài viết được lưu hành rộng rãi, nhà phê bình viết rằng Coinbase hỗ trợ khách hàng một cách tồi tệ, khóa tài khoản, phản hồi tự động, trang web bị hỏng, thường ngoại tuyến và thời gian xử lý chậm. Các cáo buộc đáng nguyền rủa liên tục ập đến và thường được ủng hộ rộng rãi trên Reddit và thậm chí hơn thế nữa.

Mặc dù sàn giao dịch vẫn phổ biến nhưng những lo ngại này tự nhiên đã mở ra cánh cửa cho các đối thủ cạnh tranh như Binance mà chúng ta vẫn thấy ngày nay. Nhiều trong số những khiếu nại cuối cùng được tổng hợp trong báo cáo chính thức, dài 134 trang gửi đến SEC vào tháng 6/2018.

Mối quan tâm và vụ kiện giao dịch nội bộ

Vào ngày 20/12/2017, Coinbase đã thêm một loại tiền điện tử mới bất ngờ trên đầu giao dịch GDAX của mình – Bitcoin Cash (BCH). Việc niêm yết được thực hiện mang lại diễn biến tăng giá chưa từng có và có thời điểm chênh lệch 6.000 đô la so với các sàn giao dịch khác.

Thất bại đã gây ra cơn bão lửa tranh cãi cho Coinbase. Trong một bài đăng, CEO Brian Armstrong đảm bảo với người dùng rằng nhân viên không được giao dịch BCH vài tuần trước khi niêm yết. Tuy nhiên, vấn đề tiếp tục làm khổ công ty một thời gian. Mặc dù một cuộc điều tra nội bộ vào đầu năm 2018 tuyên bố không có hành động sai trái nhưng vụ kiện cáo buộc giao dịch nội gián đã được đệ trình vào ngày 20/11/2018.

Các vụ kiện tiếp tục chồng chất trong suốt năm 2018. Ba vụ kiện liên bang đã được đệ trình vào tháng 3/2018 chống lại sàn giao dịch, giải quyết các cáo buộc khác về giao dịch nội gián và các khoản tiền bị chiếm dụng ‘không cánh mà bay’.

Mất điện và sự cố chớp nhoáng

Coinbase cũng phải vật lộn trong thời đại này để duy trì hoạt động trong bối cảnh giao dịch tăng lên. Trong một số trường hợp, tài sản crypto của nó chịu biến động cực độ.

Vào tháng 6/2017, GDAX của Coinbase đã gặp sự cố chớp nhoáng trên Ethereum, khiến giá giảm từ $320 xuống còn $0,1. Giá nhanh chóng phục hồi, nhưng tổn thất tiềm năng là nghiêm trọng. Coinbase bồi hoàn cho người dùng nhưng dù sao nó cũng thu hút sự chú ý của các nhà quản lý. Theo Financial Times, Cơ quan giám sát tài chính Hoa Kỳ yêu cầu thông tin để điều tra vụ tai nạn chớp nhoáng nhưng không có tin tức gì về cuộc điều tra.

Việc ngừng hoạt động thường được báo cáo trên Coinbase trong suốt năm 2017 và trở nên đặc biệt tồi tệ trong bối cảnh thị trường tăng giá vào tháng 12 năm đó. Theo Reuters, cả Coinbase và Bitfinex đều ngừng hoạt động vào ngày 12/12. Business Insider cũng đã báo cáo về một lần ngừng hoạt động khác vào ngày 1/12/2017 và một lần được ghi nhận vào cuối tháng 11.

Người dùng đã rất tức giận. Dường như mỗi khi giá Bitcoin tăng mạnh, Coinbase đều gặp sự cố ngừng hoạt động. ‘Dầu đổ thêm vào lửa’ khi có thông tin rằng công ty kiếm được 43% doanh thu năm 2017 chỉ trong tháng 12, là giai đoạn Coinbase có một số dịch vụ tồi tệ nhất.

Coinbase hôm nay (2019 – nay)

Nhiều vấn đề được thảo luận cho đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Sau năm 2017, Coinbase và nhiều sàn giao dịch khác liên tục gặp vấn đề. Năm 2018 và 2019 đã chứng tỏ là thời điểm hoàn hảo để sửa chữa sai lầm này và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn. Tuy nhiên, theo hầu hết các ước tính, không có nhiều thay đổi. Coinbase tiếp tục bị ngừng hoạt động cùng với các vấn đề khác.

Tình trạng đột ngột ngừng hoạt động vẫn xảy ra

Coinbase đã trải qua nhiều lần ngừng hoạt động trong cả các cuộc tăng và giảm giá Bitcoin. Năm 2020 cho đến nay, điều này đã xảy ra nhiều lần. Đơn cử như ngày 10/5, sàn giao dịch ngoại tuyến khi Bitcoin sụp đổ 1.500 đô la trong một giờ, gây bức xúc trong giới người dùng. Việc ngừng hoạt động này đã trở nên phổ biến trên Coinbase bây giờ và có rất ít dấu hiệu cho thấy họ sẽ chấm dứt. Nhìn chung, đó không phải là tin tốt cho người dùng đang cố gắng giao dịch với những cú thay đổi giá lớn.

Bên cạnh việc ngừng hoạt động, cũng đã có những sự cố chớp nhoáng và lỗi liên tục. Chẳng hạn như một lần gián đoạn nghiêm trọng vào tháng 10/2019 đã chứng kiến ​​sự cố sụp đổ giá Bitcoin về $7.700 do một số lệnh stop-loss bị xóa không thể giải thích được, tương tự như sự cố ETH trên Coinbase vào giữa năm 2017. Chính những rủi ro này đã khiến Coinbase mất vị trí xếp hạng cao nhất trên các trang web xếp hạng như CryptoCompare.

Quỹ có an toàn không?

Cơ sở hạ tầng sàn giao dịch kém chất lượng liên tục gây lo ngại về việc liệu tiền trên Coinbase có an toàn hay không? Cho đến nay, không có lý do để nghi ngờ Coinbase từng bị hack. Mặc dù được quy định, có bảo hiểm FDIC, nhưng người ta nhắc lại về những lời chỉ trích từ năm 2017. Mọi thứ đã thực sự được cải thiện chưa?

Người dùng vẫn báo cáo dịch vụ khách hàng kém và mất quá nhiều thời gian để lấy tiền đóng băng. Tuy nhiên, mùa hè năm 2019 đã mang lại thử nghiệm thực sự đối với cơ sở hạ tầng Coinbase bằng một vụ hack thất bại nhưng gần như thành công.

Theo Technology Review, khoảng một chục nhân viên của Coinbase đã nhận được email từ một quản trị viên tại Đại học Cambridge. Tin nhắn rất đơn giản – có giải thưởng kinh tế tại trường đại học và cần sự giúp đỡ của Coinbase. Tuy nhiên, đó là một trò lừa bịp tinh vi. Kẻ lừa đảo hy vọng có được quyền truy cập vào phần phụ trợ của sàn giao dịch trao đổi thông qua phần mềm độc hại trong một URL được gửi cho những nhân viên này.

Kẻ lừa đảo đã bị bắt, nhưng tình hình thật đáng lo ngại. Một cá nhân có thể truy cập vào phần phụ trợ của Coinbase thông qua bước khai thác đơn giản như thế này? Vụ hack cuối cùng đã thất bại, nhưng sai lầm như vậy có thể lặp lại vào bất cứ lúc nào. Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu Coinbase có cải thiện bảo mật hay không kể từ khi vụ việc được báo cáo.

Lo ngại quyền riêng tư

Mặc dù Coinbase ban đầu gặp phải rất nhiều khó khăn với các nhà quản lý, nhưng nó đã trở thành một trong những nhà vận động hành lang thực tế cho không gian blockchain. Coinbase cũng đã trở nên gần gũi với các cơ quan quản lý và cơ quan chính phủ, được cho là nhiều hơn bất kỳ sàn giao dịch nào khác trên thế giới. Rõ ràng, các nhà quản lý hiện xem Coinbase là trụ cột của thế giới blockchain. Điều này đã củng cố vị trí của Coinbase như một nhà lãnh đạo ngành công nghiệp tại Hoa Kỳ.

Mặc dù Coinbase hiện thấy mình ở vị trí pháp lý tốt hơn so với nhiều năm trước, nhưng điều này đã mang đến những tranh cãi mới, đặc biệt là về quyền riêng tư. Nhiều người đang tự hỏi: Có phải Coinbase đánh đổi thông tin của người dùng cho các bên thứ ba và chính phủ liên bang?

Những lời chỉ trích trên mặt trận này đã ngày càng lớn hơn. CEO Coinbase Brian Armstrong đã lên tiếng ủng hộ các giao dịch riêng tư nhưng cũng bị cáo buộc đưa vào danh sách đen các giao dịch ẩn danh.

Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của tảng băng và những lời chỉ trích thậm chí còn đi sâu hơn.

Vào tháng 2/2019, Coinbase đã mua lại nền tảng trí tuệ blockchain Neutrino. Nhà sáng lập của công ty trước đây là giám đốc điều hành của Hacking Team, một công ty nổi tiếng về việc bán các công cụ phần mềm gián điệp cho cơ quan chính phủ trên toàn thế giới. Hacking Team đã gây ảnh hưởng đến yêu cầu nhân quyền của đảng đối lập và các nhà hoạt động mục tiêu trong chế độ chuyên chế. Nhiều người coi vụ thu mua đi ngược lại với cam kết của Coinbase về chống kiểm duyệt, dân chủ và minh bạch. Tình huống này thúc đẩy hashtag #DeleteCoinbase (xóa bỏ Coinbase).

Coinbase đã khẳng định Neutrino sẽ giúp tạo ra tiền điện tử ‘an toàn hơn và dễ tiếp cận hơn cho mọi người trên toàn thế giới’.

Tranh cãi hiện tại

Hôm nay, Coinbase bị cuốn vào một cuộc tranh cãi khác về mối quan hệ đáng ngờ với các chính phủ. Gần đây nổi lên việc các sàn giao dịch có kế hoạch bán dịch vụ phân tích blockchain của mình cho Cơ quan Thực thi Ma túy (DEA) và cho IRS. Theo báo cáo, Coinbase có thể kiếm được tới 250,000 đô la từ thỏa thuận với DEA. Đã có một số suy đoán rằng nó có liên quan đến thỏa thuận Neutrino 2019.

Kéo theo đó là phản ứng chưa từng có: di cư hàng loạt từ Coinbase. Người dùng đã rút hơn 200 triệu đô la quỹ từ Coinbase sau khi công khai thỏa thuận của chính phủ Hoa Kỳ. Coinbase kiên quyết sẽ không chia sẻ dữ liệu người dùng nhạy cảm cho chính quyền, nhưng dường như rất ít người bị thuyết phục.

Cuộc tranh cãi mới nhất này dường như là một trong những thử nghiệm nghiêm trọng nhất mà Coinbase đã phải đối mặt cho đến nay. Chống kiểm duyệt và quyền riêng tư là các vấn đề trọng điểm của ngành công nghiệp blockchain. Nếu Coinbase sẵn sàng bán thông tin của người dùng cho người trả giá cao nhất và cho chính phủ, người dùng sẽ cảm thấy bị lừa.

Coinbase sẽ làm được gì trong tương lai?

Cho đến nay, bài viết này đã đi sâu vào nhiều tranh cãi liên quan đến Coinbase trong những năm qua. Tất nhiên một số trong đó nghiêm trọng hơn những bài viết khác. Tuy nhiên, báo cáo gần đây về các giao dịch của Coinbase với DEA và IRS đã khiến nhiều người nhìn sàn giao dịch với con mắt khác. Có phải Coinbase đang cố gắng định vị chính nó như là cơ quan liên bang truy cập thông tin cá nhân người dùng trong thế giới tiền điện tử? Như những gì họ đang làm bây giờ, có vẻ như vậy.

Coinbase vẫn không thể khắc phục các sự cố dai dẳng, cơ sở hạ tầng kém gây ra sự cố ngừng hoạt động và dịch vụ khách hàng kém chất lượng mang lại nhiều khó khăn cho sàn giao dịch trong nhiều năm. Bây giờ, người dùng cũng phải lên tiếng phản đối việc giảm thiểu bảo vệ quyền riêng tư. Kết quả cuối cùng là sàn giao dịch ngày càng ít tập trung vào người dùng.

Nếu sàn giao dịch không có xu hướng cơ bản thì nó xứng đáng mất lợi thế cạnh tranh. Dịch vụ khách hàng và cơ sở hạ tầng sàn giao dịch là ưu tiên hàng đầu, nếu không thị trường có thể một lần nữa phải chịu đựng dịch vụ kém như năm 2017. Điều này có khả năng loại bỏ hàng loạt người muốn đầu tư vào tiền điện tử. Hơn nữa, nó phá hỏng niềm tin của người dùng trong toàn ngành. Mọi người có thể mong đợi những vấn đề này được giải quyết ngay bây giờ.

Ngày nay, Coinbase vẫn là sàn giao dịch dễ tiếp cận nhất đối với người Mỹ. Nó cũng là một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất trong toàn bộ lĩnh vực blockchain. Vào khoảng cuối năm 2017, ứng dụng di động Coinbase là ứng dụng được tải xuống hàng đầu ở đỉnh điểm thị trường tăng trưởng. Những người chơi mới đã đổ xô đến Coinbase.

Tuy nhiên, bằng cách phá hủy các cầu nối với người dùng đã được thiết lập, Coinbase làm cho đám đông trở nên giận dữ. Về lâu dài, chiến lược như vậy là tự kết liễu. Nó phải được thực hiện đúng vì lợi ích của toàn bộ thế giới blockchain.

Coinbase cho đến nay vẫn hiện hữu. Tuy nhiên, nếu bỏ qua sự riêng tư và cải tiến nội bộ cơ bản vì lợi nhuận ngắn hạn thì sàn sẽ thấy mức độ phổ biến của mình giảm dần trong ngành công nghiệp thay đổi nhanh chóng này.

Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

MỚI CẬP NHẬT

Giá Bitcoin có thể hợp nhất trong 2 tháng sau halving giữa lúc phí...

Trong bối cảnh giá Bitcoin điều chỉnh giảm hậu halving, người dùng hiện có thể thực hiện thanh toán bằng đồng tiền này một...

‘Mr.100’ mua 4.100 Bitcoin lần đầu tiên kể từ halving – BTC đã chạm...

Trong bối cảnh giá Bitcoin điều chỉnh hậu halving, cá voi Bitcoin “Mr. 100” đã tiến hành mua dip lần đầu tiên kể từ sự...

Bị chỉ trích, EigenLayer tung ra airdrop EIGEN trị giá 1.000 đô la cho...

Trong bối cảnh EigenLayer gây tranh cãi về chiến lược airdrop và bị chỉ trích là VC scam chỉ muốn hút thanh khoản, Eigen...

Thượng nghị sĩ Mỹ Elizabeth Warren: Chính phủ Iran có thể tài trợ cho...

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông khi Iran và Israel sa lầy vào vòng xoáy tấn công - đáp trả,...

Michael Saylor dự đoán SEC sẽ chỉ định Ethereum là chứng khoán và từ...

Trong bối cảnh Ethereum Foundation và các công ty có liên quan đến Ethereum trở thành mục tiêu thực thi của Ủy ban chứng...

Coinbase báo cáo doanh thu vượt kỳ vọng, đạt 1,64 tỷ USD trong quý...

Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase đã báo cáo doanh thu 1,64 tỷ USD trong quý đầu tiên, vượt kỳ vọng ban đầu...

[QC] BONK làm lu mờ WIF trong đợt phục hồi memecoin mới nhất; Rebel...

BONK bơm 14% trong một tuần, nhưng các chuyên gia tin rằng sắp có một đợt điều chỉnh giảm. Dogwifhat (WIF) giảm 15% trong một...

Giá Coin hôm nay 03/05: Bitcoin phục hồi về sát $ 60.000, Ethereum đòi...

Bitcoin hồi phục về ngay bên dưới ngưỡng $ 60.000 sau 2 ngày đỏ lửa, với mức tăng hơn 4% trong 24 giờ qua. Biểu...

Friend.tech có thể đang giới thiệu một token không thể chuyển nhượng với mã...

Trong bối cảnh Friend.tech trì hoãn airdrop token FRIEND đến chủ nhật, một tin tức thú vị đã xuất hiện có thể khiến cộng...

Block của Jack Dorsey sẽ sử dụng 10% tổng lợi nhuận Bitcoin để mua...

Đồng sáng lập Twiiter Jack Dorsey cho biết công ty fintech Block Inc. của ông sẽ chuyển 10% lợi nhuận gộp kiếm được từ...

Kusama đạt được cột mốc quan trọng với đợt bán Agile Coretime đầu tiên

Kusama, mạng chim hoàng yến (*canary network) của Polkadot, gần đây đã đánh dấu một cột mốc quan trọng bằng cách bán lô Agile...

Bitcoin L2 chuẩn bị bùng nổ khi Runes làm tắc nghẽn mạng BTC

Nhu cầu về các giải pháp Bitcoin Layer-2 (L2) đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết sau khi ra mắt giao thức...
Milei Moneda

[QC] PEPE và BONK tìm cách sống sót sau hành động thị trường yếu...

 PEPE đang là mớ hỗn độn tài chính khi giá của nó giảm 22% trong tháng 4, điều này có thể khiến các nhà...

Cơn sốt restaking lan rộng từ Ethereum tới Solana, với sự tham gia của...

Cơn sốt restaking tiền điện tử đang lan rộng từ Ethereum đến Solana, mở ra cơ hội kiếm tiền cho các nhà đầu tư...

[QC] Shiba Inu có giảm giá 18% không? Cá voi đặt cược lớn vào...

Shiba Inu, con cưng của các memecoin, vừa gặp phải trở ngại lớn. Sau khi chạm mức kháng cự 0,000045 USD, nó đã...

Giá TON tăng hơn 8% sau tin tức Pantera Capital đầu tư vào The...

Trong bối cảnh TON thu hút sự chú ý với những phát triển ấn tượng gần đây, công ty đầu tư mạo hiểm quản...