Những bê bối gần đây liên quan tới Binance, Bitfinex và stablecoin Tether đang dấy lên nguy cơ về một “thảm họa mang tính hệ thống”. Song dường như mọi người đều cảm thấy khá mới lạ khi mà thuật ngữ này ít khi được đề cập tới trong không gian tiền điện tử.
Những bê bối
Tổng chưởng lý New York (NYAG) tiếp tục yêu cầu thêm thông tin từ Bitfinex và Tether . NYAG chỉ ra rằng có rất nhiều điểm không phù hợp với các tuyên bố của Bitfinex / Tether.
Bây giờ, họ muốn hiểu rõ những gì đã và đang diễn ra tại các công ty này. Thậm chí, thẩm phán còn thu hẹp phạm vi thông tin mà Bitfinex / Tether cần cung cấp.
NYAG cho rằng việc này đáng để tiến hành điều tra thêm. Họ tuyên bố có thể đã có hành vi gian lận và họ muốn tìm hiểu liệu có các hoạt động bất hợp pháp khác đã và đang xảy ra hay không.
Nếu thực sự như vậy thì chính phủ có thể thực hiện hành động cưỡng chế đối với Tether và những hodler tether chắc chắn sẽ chịu tổn thất đáng kể.
Nhưng đó chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh. Binance đã quyết định đình chỉ hoạt động gửi và rút tiền trong một tuần sau vụ hack 40 triệu đô la. Việc đình chỉ các dòng tiền không bao giờ là một điều tốt, đặc biệt là vì ví USDT công khai của Binance đã bị rút hàng trăm triệu đô la mà không có lời giải thích.
Mọi việc thực sự tệ đến mức nào?
Đáng chú ý, USDT vẫn là stablecoin được sử dụng rộng rãi nhất. Các trader thường sử dụng stablecoin này để vào và ra các vị thế trên các sàn giao dịch tiền điện tử toàn cầu.
Song, USDT có thể bị khóa hoặc trở nên không sử dụng được và sẽ có một loạt hệ quả kéo theo đó mà ra. Điều này có thể gây hại lớn cho toàn hệ sinh thái trong không gian tiền điện tử.
Nhiều sàn giao dịch (bao gồm Binance nd Bitfinex) có thể sẽ không hoạt động. Các tài sản có thể sẽ bị khóa trong khi chờ đợi kết quả của các trận tranh cãi trên tòa án – những công việc mà có thể mất nhiều năm để giải quyết. Hãy nhớ lại trường hợp của Lehman Brothers.
Có thể các trader lớn hoặc các chủ sở hữu khác sẽ quyết định bán tháo USDT. Điều này sẽ có lợi cho một đồng coin được coi là an toàn hơn, như BTC chẳng hạn. Mức tăng giá gần đây của BTC là một dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, cần phải xem xét kỹ lưỡng liệu có phải đà tăng này là do mọi người từ bỏ các vị thế đối với Tether và đưa chúng vào BTC ở một mức độ nào đó hay không.
Liệu đà tăng có bền vững?
Mặc dù có tin xấu nhưng giá BTC vẫn tiếp tục tăng.
Các nhà quản lý có thể sớm có những động lại mạnh mẽ chống lại Bitfinex / Tether nếu chính phủ tìm thấy bằng chứng thuyết phục về hành vi gian lận của Tether hoặc Bitfinex. Sự sụp đổ từ một kịch bản như vậy có thể sẽ bao trùm toàn bộ không gian tiền điện tử.
Chuẩn bị cho một sự sụp đổ có thể xảy ra trong không gian tiền điện tử có lẽ là một động thái thận trọng và hợp lý. Những người có phân bổ lớn cho tài sản kỹ thuật số nên suy nghĩ cẩn thận. Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu một sàn giao dịch lớn bị khóa lại hoặc các trader trở nên hoảng loạn vì sự lao dốc của stablecoin lớn nhất hoặc chính họ bị chính quyền bắt giữ.
Bạn có nghĩ rằng đầu tư tiền điện tử sẽ an toàn không? Chính xác thì điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người đều cố gắng thoát ra khỏi thị trường này.
Một hy vọng mới
“Bước chân vào thì luôn dễ hơn là thoát ra. Cần thận trọng tìm lối thoát trước khi mạo hiểm lao vào”.
Khi Aesop – một nhà văn người Hy Lạp nói điều này vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, rất khó có khả năng ông đang mường tượng ra hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số. Tuy nhiên, trích dẫn này ẩn chứa nhiều bài học quý giá. Phần lớn trong số đó áp dụng được trực tiếp cho tiền điện tử và việc đầu tư tài sản kỹ thuật số. Nếu có một cú sốc mang tính hệ thống đối với không gian tiền điện tử thì nhiều khoản đầu tư có thể sẽ bị ảnh hưởng, bao gồm cả những tài sản tiền điện tử thanh khoản và kém thanh khoản.
Nếu cú sốc đủ lớn thì rất có thể nó sẽ đưa các tài sản trở lại mức giá trị của chúng vào 2016 hoặc 2015.
Hãy suy nghĩ về cách mà bạn sẽ thoát khỏi một tòa nhà nếu có hàng trăm hoặc hàng ngàn người cố gắng thoát qua cùng một cánh cửa với bạn. Trước khi bạn bước vào tòa nhà đó, tốt hơn hết bạn nên có kế hoạch thoát hiểm cho bản thân.
Không tin chúng tôi ư? Hãy hỏi những người mất tiền tiết kiệm hưu trí của họ vì cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 ấy.
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Bài viết này đại diện cho quan điểm và ý kiến của tác giả. Đây không phải là một khuyến nghị mua hoặc bán. Thông tin trong bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không nhằm mục đích tư vấn đầu tư, tài chính, pháp lý, thuế hoặc kiểm toán. Hiệu suất trong quá khứ không phải là một sự đảm bảo các kết quả trong tương lai. Vui lòng tham khảo và thực hiện nghiên cứu của riêng bạn trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Lusjfer
Theo: TapchiBitcoin/coindesk