Binance đã liên tục hứng chịu những áp lực quy định từ các nước trên thế giới. Gần đây, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) cũng đang xem xét liệu sàn Binance có tồn tại giao dịch nội gián và thao túng thị trường hay không, theo một báo cáo từ Bloomberg.
Báo cáo trích dẫn các nguồn ẩn danh về cuộc điều tra rằng CFTC coi hàng triệu đô la Bitcoin được giao dịch trên Binance như một loại hàng hóa thuộc thẩm quyền của nó trong các trường hợp gian lận hoặc thao túng thị trường.
CFTC cũng có quyền kiểm soát theo quy định đối với giao dịch phái sinh ở Hoa Kỳ, các sản phẩm giao dịch tiền điện tử được cung cấp trên sàn giao dịch toàn cầu của Binance, không phải trên chi nhánh có trụ sở tại Hoa Kỳ.
CFTC đang xem xét liệu Binance có cho phép cư dân Hoa Kỳ sử dụng dịch vụ này một cách bất hợp pháp hay không. Bộ Tư pháp và Sở Thuế vụ cũng đang điều các hoạt động của sàn vào hồi tháng Năm.
Những rắc rối của Binance còn vượt ra ngoài biên giới Hoa Kỳ. Cơ quan quản lý tài chính của Vương quốc Anh khơi mào mọi chuyện vào tháng 6, đưa ra cảnh báo người tiêu dùng về Binance Markets Limited, được Binance mua lại và đổi tên với hy vọng rằng nó sẽ trở thành một sàn giao dịch chỉ có ở Vương quốc Anh.
Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn trên mặt trận quy định vào tháng 7, khi Cơ quan Tiền tệ Quần đảo Cayman cho biết Binance không được ủy quyền như một sàn giao dịch tiền điện tử tại Caribe.
Các cơ quan quản lý tài chính Singapore, Hà Lan và Nhật Bản cũng đã nhắm mục tiêu đến các thực thể dưới sự bảo trợ của Binance Group.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Binance cho biết, “chúng tôi có chính sách không khoan nhượng đối với giao dịch nội gián”, team bảo mật sẽ “điều tra và truy cứu trách nhiệm những người đã tham gia vào loại hành vi này, chấm dứt ngay lập tức”.
Binance từ bỏ khái niệm trụ sở phi tập trung để xoa dịu các cơ quan quản lý
Tuần này, CEO Changpeng Zhao thừa nhận rằng Binance cần một “thực thể tập trung để dễ thở hơn khi làm việc cùng các cơ quan quản lý”.
Zhao đã tiết lộ kế hoạch về một trụ sở tập trung trong một cuộc phỏng vấn với South China Morning Post, nhưng không tiết lộ địa điểm cụ thể mà sàn giao dịch sẽ hoạt động.
Binance ra mắt vào năm 2017 và đã áp dụng mô hình kinh doanh phi tập trung trong nhiều năm mặc dù là một doanh nghiệp tập trung. Nó có nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới.
Với mô hình phi tập trung và không có trụ sở cố định, Binance vẫn nằm ngoài phạm vi quyền hạn của bất kỳ quốc gia nào. Nhưng với kế hoạch mới, sàn phải đăng ký pháp lý đầy đủ.
Giải thích lý do tại sao đưa ra quyết định này, Zhao nói:
“Các cơ quan quản lý hỏi chúng tôi “trụ sở của bạn ở đâu?” Và câu trả lời của chúng tôi là “Chúng tôi không có trụ sở chính”. Điều đó không phù hợp với các cơ quan quản lý. Họ không biết cách làm việc với chúng tôi. Đôi khi họ còn nghĩ rằng chúng tôi tinh ranh”.
Mặc dù trước đây Binance đã đăng ký ở Quần đảo Cayman và cũng đã mở một trụ sở ở Malta, nhưng nó đã không có được giấy phép hoạt động.
Trụ sở tập trung sẽ giúp quá trình làm việc với các cơ quan quản lý dễ dàng hơn:
“Đối với hoạt động kinh doanh sàn giao dịch tập trung, chúng ta cần phải tập trung. Chúng ta cần có một tổ chức tập trung đứng sau nó với các nhà đầu tư rõ ràng, hội đồng quản trị phù hợp, các thủ tục KYC / AML minh bạch và các biện pháp kiểm soát rủi ro mạnh mẽ”.
Binance đã thực hiện một số bước khác để tuân thủ trong những tuần gần đây bao gồm giảm giới hạn đòn bẩy, giới thiệu quy trình KYC bắt buộc cho người dùng mới và thuê một cựu nhân viên IRS phụ trách mảng chống rửa tiền. Động thái từ bỏ khái niệm trụ sở phi tập trung là một bước nữa nhằm xoa dịu các nhà quản lý và có được giấy phép cần thiết để phục vụ khách hàng trên toàn thế giới.
Mặc dù động thái mới của Binance có thể xoa dịu những lo ngại về cơ cấu hoạt động và trụ sở không rõ ràng từ các cơ quan quản lý, nhưng nó có thể sẽ không giúp sàn giao dịch chống lại các tuyên bố giao dịch nội gián.
Mời các bạn tham gia Telegram của chúng tôi để cập nhật tin tức nhanh hơn: https://t.me/tapchibitcoinvn
Ông Giáo
Theo AZCoin News